Mục Lục
Kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài có thể xuất phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, từ yếu tố sinh lý cho đến yếu tố bệnh lý gây ra. Để tìm hiểu rõ hơn về tình trạng này cũng như có biện pháp khắc phục hiệu quả, mời bạn đọc và chị em quan tâm hãy cùng theo dõi bài viết được chia sẻ từ các chuyên gia ngay sau đây.

Thế nào là một kỳ kinh kéo dài?
– Kinh nguyệt bình thường: Kinh nguyệt của mỗi người sẽ có sự thay đổi khác nhau, nhưng đa phần là chu kỳ kinh nguyệt sẽ từ 28-32 ngày và thời gian hành kinh kéo dài từ 3-7 ngày với lượng máu kinh vào khoảng 50-70ml.
– Kinh nguyệt ít nhưng kéo dài: Đây là tình trạng kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày với lượng kinh nguyệt ra rất ít (dưới 20ml), còn được gọi là tình trạng rong kinh.
Đối với một số phụ nữ, kinh nguyệt không đều thường biểu hiện với kỳ kinh kéo dài có lượng máu kinh ra ít, không đủ để làm đầy băng vệ sinh trong suốt nhiều ngày hành kinh. Nguyên nhân có thể xuất phát bởi nhiều yếu tố khác nhau, đa phần liên quan đến sự thay đổi nồng độ hormone nội tiết của phụ nữ. Tình trạng kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài có thể được coi là dấu hiệu bất thường có thế gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản trong tương lai.

Thế nào là một kỳ kinh kéo dài?
Nguyên nhân khiến kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài
Thay đổi hormone
Nồng độ hormone nội tiết trong cơ thể thường thay đổi khi phụ nữ bước vào giai đoạn dậy thì, sau sinh hoặc tiền mãn kinh. Những biến đổi trong hormone trong cơ thể có tác động trực tiếp lên chu kỳ kinh nguyệt, có thể làm thay đổi màu sắc của máu kinh và khiến lượng kinh có thể ít hoặc nhiều hơn so với bình thường.
Sự thay đổi hormone chính là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài nhưng thường không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Nồng độ hormone trong cơ thể sẽ tự ổn định trở lại sau một thời gian mà không cần điều trị.
Rối loạn tuyến giáp
Tuyến giáp chính là cơ quan quản lý quá trình trao đổi chất và sản xuất hormone nội tiết cho cơ thể. Khi hoạt động của tuyến giáp bị giảm hoặc tăng lên quá mức, nó có thể gây ảnh hưởng đến lượng máu kinh và thời gian hành kinh. Trong trường hợp kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài, điều này có thể do hoạt động của tuyến giáp bị suy giảm gây ra tình trạng thiếu hụt hormone nội tiết và ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Căng thẳng thường xuyên
Tâm lý căng thẳng, lo lắng, stress hoặc mệt mỏi thường xuyên có thể gây mất cân bằng hormone nội tiết trong cơ thể phụ nữ, dẫn đến tình trạng kinh nguyệt bị rối loạn, thậm chí kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài. Ngoài ra, tình trạng làm việc quá sức, tập thể dục quá độ hoặc luyện tập thể thao ở cường độ cao cũng có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết và làm chu kỳ kinh nguyệt trở nên rối loạn thất thường.
Thay đổi cân nặng đột ngột
Trọng lượng cơ thể thay đổi quá mức trong thời gian ngắn có thể có tác động lớn đến chu kỳ kinh nguyệt, khiến cho chu kỳ này trở nên dài hơn hoặc ngắn hơn so với bình thường.
Khi trọng lượng cơ thể tăng, quá trình tích tụ chất béo có thể gây ra sự mất cân bằng trong hệ thống hormone nội tiết. Ngược lại, trường hợp phụ nữ thực hiện chế độ ăn kiêng hạn chế hoàn toàn lượng calo sẽ gây ra căng thẳng và thiếu hụt dưỡng chất cần thiết cho quá trình sản xuất hormone trong cơ thể, từ đó dẫn đến tình trạng mất cân bằng nội tiết và rối loạn kinh nguyệt.

Nguyên nhân khiến kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài
Sử dụng biện pháp tránh thai
Các phương pháp tránh thai chứa hormone nội tiết bao gồm viên thuốc tránh thai, thuốc tiêm tránh thai, miếng dán tránh thai hoặc vòng tránh thai nội tiết,… đều có thể ảnh hưởng đến hệ thống hormone nội tiết trong cơ thể, dẫn đến kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài, thậm chí bị chậm hoặc mất kinh trong một thời gian.
Vì vậy, khi chị em phụ nữ sử dụng bất kỳ một phương pháp tránh thai nào kể trên và xuất hiện các biểu hiện bất thường liên quan đến kinh nguyệt thì nên trao đổi với bác sĩ của mình để nhận được tư vấn và hỗ trợ, bác sĩ có thể xem xét việc thay thế phương pháp tránh thai khác phù hợp hơn.
Đa nang buồng trứng
Đây là một tình trạng bệnh lý xuất phát từ sự rối loạn trong cân bằng hormone nội tiết trong cơ thể. Phụ nữ mắc phải hội chứng này sẽ gia tăng thêm lượng hormone nam giới, điều này gây rối loạn chu kỳ rụng trứng và làm cho kinh nguyệt trở nên không đều, kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài hơn bình thường thường, thậm chí là bị rong kinh hoặc mất kinh kéo dài.
Ngoài triệu chứng bất thường trong kinh nguyệt, chị em còn sẽ xuất hiện một số biểu hiện khác như nổi mụn trứng cá, da nhiều dầu, tăng cân đột ngột, rậm lông quá mức,… Lúc này chị em phụ nữ nên sớm thăm khám sức khỏe để được kiểm tra và chẩn đoán tình trạng của bản thân.
Cổ tử cung bất thường
Nếu phụ nữ đã từng phải thực hiện quá trình nong gắp hoặc nạo phá thai, điều này có thể gây tổn thường và để lại sẹo tại cổ tử cung, từ đó ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và làm lượng máu kinh ra ít hơn so với bình thường.
Ngoài ra, tình trạng cổ tử cung bị hẹp hoặc đóng kín hoàn toàn cũng có thể làm máu kinh bị ứ đọng và khó thoát ra ngoài hơn. Nguyên nhân dẫn đến điều này có thể do sự suy giảm nồng độ hormone estrogen trong giai đoạn tiền mãn kinh ảnh hưởng đến tử cung.
Bệnh lý phụ khoa
Các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa (bao gồm viêm lộ tuyến tử cung, viêm âm đạo, viêm vùng chậu,…) có thể ảnh hưởng đến màu sắc, số lượng và thời gian diễn ra kinh nguyệt. Trong trường hợp kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài do viêm nhiễm phụ khoa, máu kinh sẽ có mùi hôi tanh đặc trưng kèm theo các triệu chứng đau bụng dưới dữ dội, khí hư có màu xám và mùi khó chịu, ngứa rát vùng kín,…
Ngoài ra, hiện tượng kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài cũng có thể xuất phát từ những bệnh lý nguy hiểm khác như polyp cổ tử cung, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung,…
Kinh nguyệt kéo dài có gây nguy hiểm không?

Kinh nguyệt kéo dài có gây nguy hiểm không?
Kinh nguyệt ít nhưng kéo dài có thể gây ra mất máu liên tục có thể khiến chị em bị thiếu máu nghiêm trọng. Các triệu chứng liên quan đến tình trạng thiếu máu bao gồm cơ thể suy nhược, xanh xao, mệt mỏi, khó thở, khả năng tập trung kém, chóng mặt, hoa mắt, thậm chí ngất xỉu,…
Tình trạng kinh nguyệt kéo dài cũng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm gây hại xâm nhập, gây viêm nhiễm bộ phận sinh dục. Tình trạng viêm nhiễm kéo dài còn có thể lan rộng đến các cơ quan sinh sản bên trong, từ đó gây nhiễm trùng nặng, mưng mủ và gây xơ hóa, điều này sẽ làm tăng nguy cơ vô sinh trong tương lai.
Kinh nguyệt kéo dài là biểu hiện rối loạn kinh nguyệt, do đó chị em có thể xuất hiện thêm nhiều triệu chứng khó chịu như tăng lượng khí hư tiết ra ở âm đạo, đau bụng dưới, căng tức ngực, vùng kín có mùi hôi, đau rát và ngứa ngáy âm đạo,… gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của phụ nữ. Tình trạng này cũng gây tác động nghiêm trọng đến tâm lý và cả sinh hoạt vợ chồng của người bệnh.
Kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài thường thường không được chú ý và dễ bị bỏ qua khi mới xuất hiện, điều này có thể khiến bệnh lý tiềm ẩn gây ra tình trạng bất thường trên phát triển nghiêm trọng hơn, không chỉ làm tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng nghiêm trọng mà còn khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
Cách khắc phục hiện tượng kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài?
Chăm sóc và điều trị tại nhà
- Giữ cho trạng thái tinh thần thoải mái, thư giãn, tránh căng thẳng và mệt mỏi kéo dài. Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi hơn, chia sẻ cảm xúc của bản thân với bạn bè và người thân để có thêm hỗ trợ tinh thần, thực hiện các thói quen yêu thích như đọc sách, nghe nhạc, tập yoga, ngồi thiền, đi bộ, chơi thể thao,…
- Ngủ đủ giấc từ 7-8 giờ mỗi đêm để hồi phục lại thể lực, sức khỏe và cân bằng hormone nội tiết một cách tự nhiên. Điều này sẽ cải thiện được tình trạng kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài hiệu quả và an toàn.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ hơn để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cũng như hỗ trợ cân bằng lại hormone nội tiết trong cơ thể, qua đỏ cải thiện hiệu quả tình trạng kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài bất thường.
- Hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng, thức ăn nhanh,… và thói quen uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá để bảo vệ sức khỏe bản thân và cân bằng lại nồng độ nội tiết trong cơ thể.
- Uống trà gừng để khắc phục tình trạng kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài, giảm thiểu cơn đau bụng kinh khó chịu. Ngoài ra, chị em cũng có thể thêm gừng vào các món ăn hàng ngày để hỗ trợ cải thiện tình trạng kinh nguyệt rối loạn thất thường.
- Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ khô thoáng là biện pháp phòng tránh hiệu quả các vấn đề liên quan đến tình trạng viêm nhiễm phụ khoa. Đây cũng là biện pháp khắc phục hiệu quả tình trạng kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài bất thường.
Điều trị chuyên sâu
Nếu tình trạng kinh nguyệt ít nhưng kéo dài xảy ra là do các bệnh lý nghiêm trọng như viêm phụ khoa, suy buồng trứng, polyp cổ tử cung hoặc hội chứng buồng trứng đa nang,… Các bệnh lý này cần được thăm khám ở các cơ sở y tế chuyên khoa như Phòng khám Đa khoa Hữu Nghị Đà Nẵng.
- Các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật dựa vào mức độ tổn thương và triệu chứng cụ thể của người bệnh. Điều này sẽ hạn chế bệnh tiến triển thêm và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như chức năng sinh sản về lâu về dài.
Với những chia sẻ liên quan trong chuyên mục giải đáp “Kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài có gây nguy hiểm không?” ở bài viết vừa rồi, hy vọng chúng tôi đã đem đến thông tin hữu ích cho quý vị độc giả quan tâm. Nếu tình trạng kinh nguyệt bất thường vẫn tiếp tục kéo dài hoặc xuất hiện thêm các dấu hiệu bất thường khác sau quá trình tự điều trị tại nhà, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số đường dây nóng này Hotline: 039 957 5631 hoặc khung chat sau: >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.