Kinh nguyệt ra ít là một tình trạng rối loạn kinh nguyệt khá phổ biến ở nhiều chị em phụ nữ. Vì vậy, câu hỏi “Kinh nguyệt ra ít nên uống thuốc gì?” từ lâu đã luôn là chủ đề được các chị em quan tâm. Hãy cùng với các chuyên gia tại Phòng Khám Hữu Nghị tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Nguyên nhân kinh nguyệt ra ít

Thay đổi nồng độ hormone

Nồng độ hormone nội tiết có thể thay đổi đột ngột khi phụ nữ bước vào giai đoạn dậy thì, mang thai, sau sinh và tiền mãn kinh. Sự thay đổi trên sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt, từ đó làm cho màu sắc, thời gian hành kinh và lượng kinh nguyệt xuất ra khác biệt so với bình thường.

Thay đổi nồng độ hormone nội tiết thường là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng kinh nguyệt ra ít nhưng không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nồng độ hormone nội tiết trong cơ thể sẽ tự cân bằng trở lại sau một khoảng thời gian mà không cần phải điều trị đặc biệt.

Rối loạn tuyến giáp

Tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết hoạt động trao đổi chất và sản xuất hormone trong cơ thể. Do đó, nếu hoạt động của tuyến giáp bị suy giảm hoặc tăng lên quá mức, điều này có thể có tác động đến lưu lượng máu kinh và thời gian hành kinh. Đối với trường hợp kinh nguyệt ra ít, tình trạng này có thể xuất phát bởi hoạt động của tuyến giáp bị suy giảm, dẫn đến sự thiếu hụt hormone nội tiết đã làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Nguyên nhân kinh nguyệt ra ít

Nguyên nhân kinh nguyệt ra ít

Căng thẳng thường xuyên

Tâm lý thường xuyên bị căng thẳng, lo lắng hoặc mệt mỏi sẽ gây ra sự mất cân bằng hormone nội tiết, từ đó xuất hiện rối loạn trong chu kỳ kinh nguyệt, đặc biệt là tình trạng kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài bất thường. Ngoài ra, làm việc quá sức, mang vác quá nặng hoặc luyện tập thể thao ở cường độ cao cũng có khả năng tác động tiêu cực đến hệ thống nội tiết và gây ra sự rối loạn trong chu kỳ kinh nguyệt.

Thay đổi cân nặng đột ngột

Cân nặng cơ thể thay đổi quá đột ngột có thể gây tác động lớn đến chu kỳ kinh nguyệt, làm cho chu kỳ kinh trở nên dài hơn hoặc ngắn hơn so với chu kỳ bình thường.

Khi trọng lượng cơ thể tăng lên, sự tích tụ chất béo có thể dẫn đến sự mất cân bằng trong hệ thống hormone nội tiết. Ngược lại, khi trọng lượng cơ thể sụt giảm quá mức bởi chế độ ăn kiêng loại bỏ hoàn toàn calo cần thiết, điều này có thể gây ra căng thẳng và thiếu hụt dưỡng chất quan trọng cho quá trình sản xuất hormone trong cơ thể, từ đó làm mất cân bằng hormone nội tiết và rối loạn kinh nguyệt.

Sử dụng biện pháp tránh thai

Các phương pháp tránh thai chứa thành phần hormone nội tiết bên trong như thuốc uống, thuốc tiêm, miếng dán hoặc vòng tránh thai nội tiết,… đều có thể tác động đến hệ thống hormone nội tiết trong cơ thể, làm cho kinh nguyệt ra ít hơn, thậm chí bị chậm hoặc mất kinh trong một khoảng thời gian.

Vì vậy, nếu chị em sau khi sử dụng bất kỳ phương pháp tránh thai nào kể trên xuất hiện các biểu hiện kinh nguyệt bất thường thì nên thông báo ngay với bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ. Bác sĩ có thể xem xét việc thay đổi phương pháp tránh thai khác phù hợp hơn.

Đa nang buồng trứng

Đa nang buồng trứng là bệnh lý phát sinh do sự rối loạn cân bằng hormone nội tiết trong cơ thể. Phụ nữ mắc phải hội chứng này thường sẽ có sự gia tăng bất thường lượng hormone nam giới, dẫn đến sự rối loạn trong chu kỳ rụng trứng và làm cho chu kỳ kinh nguyệt trở nên bất thường. Chị em có thể nhận thấy hiện tượng kinh nguyệt ra ít hơn các chu kỳ trước đó, thậm chí xuất hiện tình trạng rong kinh hoặc mất kinh kéo dài.

Bên cạnh những triệu chứng kinh nguyệt nêu trên, phụ nữ cũng có thể xuất hiện một số biểu hiện khác như nổi mụn trứng cá, da tiết nhiều dầu, thâm sạm da, tăng cân bất thường, mọc lông quá mức,… Lúc này, chị em nên thăm khám y tế càng sớm càng tốt để được kiểm tra và đặt chẩn đoán cho tình trạng bản thân.

Bất thường ở tử cung khiến kinh nguyệt ra ít

Bất thường ở tử cung khiến kinh nguyệt ra ít

Bất thường ở tử cung

Nếu phụ nữ đã từng thực hiện quá trình nong gắp hoặc nạo phá thai, việc này có thể gây ra tổn thương và để lại sẹo tại khu vực cổ tử cung, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến chu kỳ kinh nguyệt và khiến kinh nguyệt ra ít hơn so với chu kỳ bình thường.

Ngoài ra, tình trạng cổ tử cung bị hẹp hoặc đóng chặt cũng có thể làm cho máu kinh bị ứ đọng và khó thoát ra ngoài. Nguyên nhân của hiện tượng này là bởi sự suy giảm nồng độ hormone estrogen trong giai đoạn tiền mãn kinh đã ảnh hưởng đến khu vực tử cung.

Bệnh lý phụ khoa

Các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa (viêm lộ tuyến tử cung, viêm tắc ống dẫn trứng, viêm âm đạo, viêm vùng chậu…) có thể khiến cho màu sắc, lượng máu và thời gian chu kỳ kinh nguyệt thay đổi bất thường. Đối với trường hợp kinh nguyệt ra ít xảy ra do bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa, máu kinh thường có mùi hôi tanh nồng đặc trưng kèm theo các triệu chứng bất thường như đau bụng dưới dữ dội, khí hư có màu xám và mùi hôi khó chịu, ngứa rát và sưng đỏ vùng kín,…

Ngoài ra, hiện tượng kinh nguyệt ra ít bất thường cũng có thể xuất phát bởi những bệnh lý nguy hiểm khác như polyp cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, u xơ tử cung hay ung thư cổ tử cung, …

Kinh nguyệt ra ít nên uống thuốc gì?

Đông y

Kinh nguyệt ra ít nên uống thuốc gì? Đông y

Kinh nguyệt ra ít nên uống thuốc gì? Đông y

Chị em có thể lựa chọn các loại thuốc theo phương pháp Đông y để thúc đẩy lưu lượng kinh, giúp chu kỳ kinh ổn định mà không gây ra tác dụng phụ như:

– Ngải cứu: Lá ngải cứu sau khi được rửa sạch và phơi khô, có thể tán nhuyễn và nấu thành thuốc uống sử dụng hàng ngày. Ngoài ra, chị em cũng có thể chế biến lá ngải cứu thành các món ăn để bổ sung vào thực đơn mỗi ngày.

– Ích mẫu: Ích mẫu là một loại cây có khả năng điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Hiện nay, có nhiều loại thuốc và thực phẩm chức năng được chiết xuất từ lá cây ích mẫu, chẳng hạn như dạng thuốc viên hoặc dạng cao lỏng.

– Hoa hồng: Sử dụng nước hoa hồng để tắm hoặc uống nước hoa hồng trong những ngày có kinh có thể giúp chu kỳ kinh nguyệt đều đặn và có màu sắc đỏ tươi.

– Dâm bụt: Rễ hoặc vỏ cây dâm bụt có thể được sắc thành thuốc uống và dùng 2 lần mỗi ngày để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Tây y

Kinh nguyệt ra ít nên uống thuốc gì? Tây y

Kinh nguyệt ra ít nên uống thuốc gì? Tây y

– Thuốc điều chỉnh hormone nội tiết: Loại thuốc này bao gồm có thành phần gồm estrogen và progestin tổng hợp, được sử dụng để điều chỉnh cân bằng hormone nội tiết trong cơ thể và ổn định chu kỳ kinh nguyệt.

– Thuốc tránh thai: Đây là một phương pháp phổ biến để điều trị rối loạn kinh nguyệt và được ưa chuộng bởi nhiều phụ nữ. Thuốc tránh thai hàng ngày chứa cả estrogen và progestin giúp làm cho chu kỳ kinh nguyệt trở nên đều đặn hơn, giảm tình trạng ít kinh, rong kinh không rõ nguyên nhân và giảm đau bụng kinh hiệu quả.

– Thuốc bổ sung sắt: Loại thuốc này dành cho những phụ nữ có kinh nguyệt ra nhiều bất thường, vượt quá 80ml (trung bình máu kinh khoảng 60-80ml), có khả năng cao gây ra tình trạng thiếu máu. Vì vậy, chị em phụ nữ có thể bổ sung sắt từ thuốc để tái tạo máu và giúp chu kỳ kinh nguyệt trở lại bình thường.

Với những chia sẻ “Kinh nguyệt ra ít nên uống thuốc gì?” trong bài viết này, hy vọng rằng đội ngũ y tế tại Phòng khám Đa khoa Hữu Nghị Đà Nẵng của chúng tôi đã mang lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc và chị em quan tâm. Nếu biểu hiện bất thường liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt vẫn tiếp tục kéo dài, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại Hotline: 039 957 5631 hoặc khung chat này: >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được hỗ trợ miễn phí và nhanh chóng nhất.