Sùi mào gà là bệnh lý lây nhiễm nguy hiểm do virus Human Papilloma (HPV) gây ra.  Quá trình lây nhiễm virus có thể xảy ra bằng nhiều cách khác nhau như quan hệ tình dục không an toàn, tiếp xúc da trực tiếp, tiếp xúc với đồ vật gián tiếp,… Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cách lây nhiễm của virus sùi mào gà, bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc “Không quan hệ có bị sùi mào gà không”.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tìm hiểu qua về sùi mào gà và triệu chứng của bệnh

Sùi mào gà là một loại bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể xuất hiện ở cả nam giới lẫn nữ giới, do virus Human Papilloma (HPV) gây ra. Các nhà khoa học xác định được có hơn 100 loại virus HPV và các loại virus này có thể được chia thành hai nhóm: virus HPV gây ra sùi mào gà và virus HPV gây ra ung thư.

Các triệu chứng của sùi mào gà thường xuất hiện sau một đến ba tháng kể từ khi bị lây nhiễm virus HPV. Triệu chứng bao gồm các mụn sần, u nhú, mụn thịt nhỏ màu trắng hoặc hồng nhạt, đôi khi có thể trông như các đốm đỏ li ti, có thể xuất hiện trên vùng sinh dục, hậu môn hoặc miệng nhưng không gây cảm giác khó chịu như ngứa và đau rát. Tuy nhiên, một vài trường hợp có thể xuất hiện mụn sùi bị vỡ và chảy dịch gây ngứa hoặc đau rát và có thể lan rộng sang các vùng da khác trên cơ thể.

Sùi mào gà và những triệu chứng của bệnh

Sùi mào gà và những triệu chứng của bệnh

Triệu chứng sùi mào gà nam

  • Các mụn nhỏ màu trắng hoặc hồng nhạt, đôi khi có thể trông như các đốm đỏ xuất hiện trên vùng sinh dục, bao gồm cả dương vật, tinh hoàn, hậu môn và vùng xung quanh.
  • Mụn có thể nổi lên đơn lẻ hoặc tập trung lại thành những cục thịt sần sùi như mào gà.
  • Các mụn sùi thường không gây đau nhưng có thể gây ngứa hoặc khó chịu.
  • Đau rát khi quan hệ tình dục, đặc biệt là khi xuất tinh

Triệu chứng sùi mào gà nữ

  • Các mụn nhỏ màu trắng hoặc hồng nhạt, đôi khi có thể trông như các đốm đỏ xuất hiện trên vùng sinh dục, bao gồm cả âm đạo, cổ tử cung, hậu môn và vùng xung quanh.
  • Mụn có thể nổi lên đơn lẻ hoặc tập trung lại thành những cụm mảng lớn như mào gà.
  • Các mụn sùi, u nhú thường không gây đau nhưng có thể gây ngứa hoặc khó chịu.
  • Đau khi quan hệ tình dục do cọ xát với mụn sùi ở âm đạo hoặc gần cổ tử cung.

Xem thêm: Gai sinh dục khác sùi mào gà như thế nào?

Quá trình lây nhiễm virus gây sùi mào gà như thế nào?

Quan hệ tình dục

Quan hệ tình dục làm lây nhiễm sùi mào gà

Quan hệ tình dục làm lây nhiễm sùi mào gà

Sùi mào gà là bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, do đó quan hệ tình dục chính là còn đường dễ lây nhiễm nhất của sùi mào gà. Khi có quan hệ tình dục, virus HPV có thể lây qua các vùng nhạy cảm của người bị nhiễm như âm đạo, dương vật, hậu môn hoặc miệng. Điều này có thể xảy ra trong quan hệ tình dục bằng miệng, quan hệ tình dục bằng hậu môn hoặc quan hệ tình dục bằng âm đạo.

Xem thêm: Mới quan hệ với người bị sùi mào gà có bị lây không?

Tiếp xúc da với da

Virus HPV có thể lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp giữa các vùng da có sùi mào gà với da của người khác. Điều này có thể xảy ra khi người bị nhiễm chạm vào hoặc cọ xát vùng da có sùi mào gà của mình vào vùng da của người khác. Chẳng hạn, nếu người bị nhiễm bệnh có những nốt mụn sùi mào gà trên tay và cầm tay người khác, virus HPV có thể lây lan qua đó. Ngoài ra, nếu người nhiễm sùi mào gà ở miệng khi hôn người khác cũng có thể làm lây nhiễm virus gây bệnh sùi mào gà.

Tiếp xúc với những vật trung gian chứa virus

Người bị sùi mào gà có thể lây nhiễm virus HPV sang các vật dụng khác như khăn tắm, chăn ga, quần áo hoặc các dụng cụ tắm được sử dụng chung. Nếu người khác sử dụng các vật dụng này sẽ có nguy cơ tiếp xúc với virus HPV dẫn đến bị lây nhiễm sùi mào gà.

Từ mẹ sang con

Lây nhiễm sùi mào gà từ mẹ sang con

Lây nhiễm sùi mào gà từ mẹ sang con

Sự lây nhiễm sùi mào gà từ người mẹ sang thai nhi có thể xảy ra trong quá trình sinh thường qua đường sinh dục hoặc khi chăm sóc con. Trẻ nhỏ sinh ra tiếp xúc trực tiếp với virus HPV có nhiều nguy cơ bị sùi mào gà và nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe như viêm giác mạc, khó thở,.. Tuy nhiên, điều này hiếm gặp và chỉ xảy ra khi người mẹ đang trong giai đoạn có sùi mào gà.

Vậy không quan hệ có bị sùi mào gà không?

Từ các quá trình lây nhiễm đã được nói đến ở trên, câu hỏi không quan hệ có bị sùi mào gà không được các chuyên gia giải đáp rằng có thể xảy ra. Bởi loại virus HPV gây bệnh sùi mào gà tuy thường lây truyền chủ yếu qua con đường quan hệ tình dục, nhưng bệnh cũng có khả năng lây nhiễm qua những cách khác như tiếp xúc da với da hoặc tiếp xúc với vật trung gian mang mầm virus HPV.

Không quan hệ có bị sùi mào gà không?

Không quan hệ có bị sùi mào gà không?

Vì vậy, việc không có quan hệ tình dục với người bị sùi mào gà chỉ có thể giúp hạn chế nguy cơ lây nhiễm, nhưng không đảm bảo hoàn toàn không bị sùi mào gà. Mọi người cần chú ý duy trì vệ sinh cá nhân và tránh tiếp xúc trực tiếp với người bị sùi mào gà để có thể giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Xem thêm: Ảnh hưởng sùi mào gà ở âm đạo tới sức khỏe phụ nữ – Cách điều trị

Cách chẩn đoán nguy cơ mắc sùi mào gà

Các triệu chứng do sùi mào gà ban đầu thường không rõ ràng, để có thể xác định chắc chắn tình trạng sức khỏe, người bệnh có thể đến ngay các trung tâm y tế chuyên khoa để được chẩn đoán hoặc được giải đáp các câu hỏi liên quan về bệnh như “Không quan hệ có bị sùi mào gà không?” để biết cách phòng tránh bệnh.

Thăm khám để chẩn đoán nguy cơ mắc sùi mào gà

Thăm khám để chẩn đoán nguy cơ mắc sùi mào gà

Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về triệu chứng của người bệnh, bao gồm những vùng da bị ảnh hưởng, màu sắc và hình dạng của sùi mào gà, thời gian xuất hiện và tiến triển của bệnh, cảm giác ngứa ngáy hoặc đau rát, và có xuất hiện dịch hay không. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra vùng da bị ảnh hưởng để xem xét tình trạng của các dấu hiệu của sùi mào gà.

Xét nghiệm PCR: Xét nghiệm PCR sử dụng một mẫu bệnh phẩm để phát hiện sự hiện diện của DNA của virus HPV. Xét nghiệm PCR có độ nhạy và độ chính xác cao, đây là phương pháp phổ biến được sử dụng để chẩn đoán sùi mào gà. Bác sĩ có thể thu mẫu bệnh phẩm từ sùi mào gà hoặc lấy mẫu từ vùng bị viêm nhiễm trên bề mặt da.

Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu dùng để đo nồng độ kháng thể chống HPV, nếu có nồng độ kháng thể chống HPV tăng lên thì cho thấy cơ thể đã tiếp xúc với virus HPV. Ngoài ra, xét nghiệm máu cũng sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe và xem có bệnh lý nào khác hay không.

Chẩn đoán hình ảnh: Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ so sánh triệu chứng của bệnh nhân với hình ảnh của sùi mào gà (thông qua chụp MRI hoặc CT) để đưa ra kết luận chẩn đoán chính xác hơn. Siêu âm là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh có thể giúp bác sĩ xác định sự hiện diện của sùi mào gà ở khu vực sinh dục hoặc ở các khu vực khác trên cơ thể.

Nếu đang có những triệu chứng, dấu hiệu sùi mào gà hoặc nghi ngờ bản thân có nguy cơ bị mắc bệnh sùi mào gà thì người bệnh có thể đến trung tâm y tế chuyên khoa tại phòng khám Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị Đà Nẵng để được bác sĩ chuyên khoa xét nghiệm chẩn đoán bệnh tình, từ đó có được biện pháp chữa trị an toàn, phù hợp và hiệu quả nhất, bảo vệ được sức khỏe bản thân cũng như bạn tình.

Hy vọng bài viết “[Góc giải đáp] Không quan hệ có bị sùi mào gà không?” đã mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc quan tâm cùng tìm hiểu, nếu còn có câu hỏi nào khác chỉ cần liên lạc ngay tới Hotline: 039 957 5631, (Zalo: 039 666 2154) hoặc nhấp bảng tư vấn cạnh bên >>Tư Vấn Trực Tuyến<<, sẽ có nhân viên y tế giải đáp cụ thể và hỗ trợ sắp xếp lịch thăm khám sớm nhất.

Xem thêm: Virus hpv có trong máu không