Giang mai là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục rất phổ biến, nhất là trong giới trẻ với lối sống tình dục buông thả và bừa bãi như hiện nay. Bệnh để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không sớm được phát hiện và điều trị kịp thời. Nhằm nâng cao đời sống tình dục và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và bạn tình, mọi người hãy cùng bài viết tìm hiểu bệnh lý này thông qua chuyên mục “Hình ảnh giang mai ở nam và nữ qua từng giai đoạn tiến triển”.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Giang mai là bệnh như thế nào? Con đường lây nhiễm bệnh

Giang mai là một căn bệnh lây qua đường tình dục ở nam giới lẫn nữ giới do xoắn khuẩn Treponema pallidum – tác nhân chính gây ra. Khi bị lây nhiễm, nó thường bắt đầu phát bệnh với việc xuất hiện một vết loét ở chỗ tiếp xúc với xoắn khuẩn, thường là ở vùng sinh dục, miệng hoặc hậu môn. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh giang mai có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho các bộ phận khác của cơ thể bao gồm tim, não và các cơ quan nội tạng khác. Xoắn khuẩn gây bệnh giang mai có thể lây nhiễm thông qua các con đường như sau:

Bệnh giang mai

Bệnh giang mai

icon Quan hệ tình dục: Bệnh giang mai thường lây nhiễm chủ yếu thông qua quan hệ tình dục, đặc biệt là các hoạt động quan hệ tình dục không an toàn hoặc quan hệ với nhiều đối tượng có khả năng cao mang bệnh, bao gồm cả quan hệ tình dục bằng đường sinh dục, hậu môn hay bằng miệng. Xoắn khuẩn Treponema pallidum cũng có thể lây nhiễm qua việc tiếp xúc trực tiếp với các vết thương trên da hoặc niêm mạc, từ đó gây ra viêm nhiễm xoắn khuẩn và các vết loét do săng giang mai.

icon Chia sẻ đồ dùng cá nhân: Vi khuẩn giang mai có thể lây nhiễm qua việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm, bàn chải đánh răng, dao cạo râu với người đã nhiễm bệnh. Tuy nhiên, việc lây nhiễm này rất hiếm khi xảy ra do xoắn khuẩn giang mai không thể tồn tại lâu bên ngoài cơ thể con người.

icon Tiếp xúc với máu: Xoắn khuẩn Treponema pallidum gây bệnh giang mai cũng có thể lây nhiễm thông qua việc tiếp xúc với máu mang mầm bệnh, chẳng hạn như khi sử dụng chung kim tiêm hoặc đôi khi các y tá và bác sĩ có thể bị nhiễm bệnh trong quá trình chăm sóc bệnh nhân.

icon Từ mẹ sang con: Người mẹ nhiễm bệnh giang mai có thể lây nhiễm cho thai nhi trong bụng mẹ, gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh. Ngoài ra, nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì bệnh giang mai có thể dẫn đến nguy cơ tử vong cho thai nhi, thậm chí trẻ sinh ra cũng gặp phải các vấn đề khác như suy dinh dưỡng, bại não, bại liệt, viêm giác mạc hoặc dị tật tim.

Xem thêm: 6 dấu hiệu bệnh giang mai có thể nhận biết sớm

Triệu chứng – hình ảnh giang mai ở nam và nữ qua từng giai đoạn tiến triển

Giai đoạn 1

Thời gian từ khi lây nhiễm xoắn khuẩn giang mai đến khi xuất hiện triệu chứng khoảng từ 3 đến 4 tuần

  • Triệu chứng chính là vết loét màu đỏ có đáy nông, bề mặt phẳng dẹt và có gờ hơi cứng ở vùng bị nhiễm bệnh (thường là ở bộ phận sinh dục nam nữ như âm đạo, âm hộ, dương vật hoặc hậu môn, miệng, cổ,…).
Hình ảnh giang mai: Vết loét màu đỏ

Hình ảnh giang mai: Vết loét màu đỏ

  • Loét xuất hiện như một vết thương có dạng hình tròn hoặc oval, không đau, không có dịch mủ nhưng dễ chảy máu.
Hình ảnh giang mai: Vết loét tròn dẹt

Hình ảnh giang mai: Vết loét tròn dẹt

  • Vết loét có thể tự lành lại hoàn toàn nếu không điều trị, nhưng nó có thể phát triển sang giai đoạn giang mai tiếp theo.
Hình ảnh giang mai: Vết loét lan rộng

Hình ảnh giang mai: Vết loét lan rộng

Giai đoạn 2

Thời gian từ lây nhiễm đến khi xuất hiện triệu chứng khoảng từ 4 đến 10 tuần.

Hình ảnh giang mai: Phát ban tại tay chân

Hình ảnh giang mai: Phát ban tại tay chân

Triệu chứng tiếp theo này người bệnh sẽ bị phát ban ở cổ, cánh tay, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Ngoài ra còn có thể đi kèm tình trạng sưng tấy và đau khớp, sốt cao, đau đầu, mệt mỏi, mất ngủ. nghiêm trọng nhất là sự xuất hiện các vết phát ban dày đặc trên cơ thể. Những vết phát ban có thể gây đau đớn, ngứa ngáy và khó chịu cho người bệnh.

Hình ảnh giang mai: Phát ban toàn thân

Hình ảnh giang mai: Phát ban toàn thân

Ngoài ra, nếu người bệnh nhiễm giang mai ở miệng thì có thể xuất hiện các triệu chứng khác như đau họng, viêm mũi, chứng khó nuốt hoặc rối loạn tiêu hóa.

Xem thêm: Giang mai có ngứa không? Các triệu chứng thường gặp của giang mai

Giai đoạn 3

Thời gian bệnh từ vài năm đến vài thập kỷ sau khi bệnh đã tiến triển từ giai đoạn thứ hai. Ở một số trường hợp đặc biệt, người bệnh sẽ xuất hiện thêm giai đoạn này của bệnh, mọi triệu chứng lúc này sẽ rất mờ nhạt, không rõ rệt, xuất hiện và biến mất rất nhanh hoặc không hề có triệu chứng nào. Người bệnh chỉ có thể phát hiện ra bệnh thông qua các xét nghiệm chuyên sâu và kiểm tra tại bệnh viện. Điều này là rất nguy hiểm bởi nó khiến cho người bệnh không nhận ra và điều trị kịp thời, dẫn đến bệnh sẽ dần chuyển sang giai đoạn cuối cùng.

Hình ảnh giang mai: Xoắn khuẩn gây bệnh ẩn sâu vào nội tạng

Hình ảnh giang mai: Xoắn khuẩn gây bệnh ẩn sâu vào nội tạng

Giai đoạn 4

Thời gian xuất hiện triệu chứng có thể kéo dài vài năm (từ 2 -40 năm) nếu không được điều trị. Giang mai lúc này đã gây ra những triệu chứng nghiêm trọng đến các cơ quan nội tạng quan trọng của người bệnh, bao gồm như não, tim, mắt, gan, xương khớp, dây thần kinh. Trong giai đoạn này, các tổn thương do giang mai gây ra là vĩnh viễn và không thể hồi phục hoàn toàn, thậm chí là tử vong. Vì vậy người bệnh cần đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở chuyên khoa để xét nghiệm và chẩn đoán bệnh để được điều trị sớm trong giai đoạn đầu của bệnh.

Hình ảnh giang mai: Giai đoạn cuối

Hình ảnh giang mai: Giai đoạn cuối

Ảnh hưởng nghiêm trọng của giang mai đến sức khỏe

Ảnh hưởng đến thần kinh

Giang mai gây ra những biến chứng nặng nề về thần kinh như viêm màng não, suy nhược thần kinh. Nếu nhiễm giang mai từ 5-10 năm, người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng viêm các động mạch ở não hoặc tủy sống với những triệu chứng như nhức đầu, buồn ngủ, sốt nhẹ, mất ngủ và mờ mắt. Nếu nhiễm giang mai từ 15-20 năm, tình trạng viêm màng não trở thành mãn tính làm người bệnh bị chứng sa sút trí tuệ, suy giảm trí nhớ, mất cảm giác toàn thân, mất ngủ, mệt mỏi, thường xuyên trong trạng thái lơ mơ không nhận biết.

Giang mai ảnh hưởng đến thần kinh

Giang mai ảnh hưởng đến thần kinh

Xem thêm: Săng giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng ngừa

Ảnh hưởng đến thị giác hoặc thính giác

Bệnh giang mai có thể gây ảnh hưởng đến mắt dẫn đến tình trạng viêm niêm mạc mắt, viêm võng mạc, viêm giác mạc,… trường hợp nghiêm trọng nhất là gây ra mù lòa vĩnh viễn ở người bệnh. Ngoài ra, giang mai còn có ảnh hưởng đến thính lực, một vài trường hợp người bệnh cũng bị điếc một bên hoặc điếc hoàn toàn.

Giang mai ảnh hưởng đến thị giác

Giang mai ảnh hưởng đến thị giác

Ảnh hưởng đến tim và hệ hô hấp

Bệnh giang mai có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm ở tim như phình mạch chủ, viêm động mạch chủ, hở van tim,… và ở hệ hô hấp như chứng suy hô hấp, khó thở. Các biến chứng này đều đe dọa trực tiếp đến mạng sống của người bệnh.

Giang mai ảnh hưởng đến hô hấp

Giang mai ảnh hưởng đến hô hấp

Ảnh hưởng đến xương khớp và da

Giang mai có thể ảnh hưởng đến xương khớp dẫn đến tình trạng đau xương, đau khớp, bại liệt, viêm khớp. Bên cạnh đó, nó còn ảnh hưởng đến da dẫn đến tình trạng lở loét, viêm da nghiêm trọng hơn ở toàn thân.

Giang mai ảnh hưởng đến xương khớp

Giang mai ảnh hưởng đến xương khớp

Xem thêm: Điều trị giang mai hiệu quả và nhanh chóng

Ảnh hưởng đến thai phụ và thai nhi

Xoắn khuẩn giang mai có thể lây truyền từ mẹ sang con gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người mẹ lẫn thai nhi bên trong. Thai phụ phải đối diện với những nguy cơ bị sinh non, sảy thai, lưu thai. Còn thai nhi khi sinh ra phải đối mặt với những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe như viêm màng não, mù lòa, bại liệt, suy gan,…

Giang mai ảnh hưởng đến thai phụ và thai nhi

Giang mai ảnh hưởng đến thai phụ và thai nhi

Chính vì vậy, mỗi người cần chú ý đến sức khỏe của bản thân, nếu phát hiện triệu chứng giang mai hoặc vết thương bất thường thì nên đến ngay Đa Khoa Hữu NghịĐà Nẵng để được các bác sĩ có kinh nghiệm chuyên môn xét nghiệm và chẩn đoán xem đó có phải là do bệnh giang mai hay không. Nếu đúng là do giang mai các bác sĩ sẽ có liệu pháp điều trị phù hợp mang lại sự an toàn và hiệu quả nhất cho bệnh nhân.

Hy vọng bài viết “Hình ảnh giang mai ở nam và nữ qua từng giai đoạn tiến triển” đã mang lại nhiều thông tin và hình ảnh giang mai cần thiết cho bạn đọc nhận biết dễ dàng hơn, nếu còn có câu hỏi nào khác thì chỉ cần liên hệ đến số trực tư vấn Hotline: 039 957 5631, (Zalo: 039 666 2154) hoặc nhấp vào bảng sau >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên viên y tế giải đáp cụ thể hơn, đồng thời hỗ trợ sắp xếp lịch thăm khám bệnh.

Xem thêm: Đặc điểm của xoắn khuẩn giang mai – Lời khuyên của chuyên gia