Mục Lục
Bệnh Herpes môi có thể gây ra những vết mụn rộp hoặc vết loét trên khu vực lây nhiễm như môi và khu vực xung quanh miệng. Điều này gây ra nhiều sự bất tiện và khiến người bệnh lo lắng về sức khỏe của mình. Bài viết sau đây sẽ giải thích kỹ hơn qua chuyên mục “Herpes môi có để lại sẹo? Cách xử lý sẹo do mụn rộp”, bạn đọc quan tâm hãy cùng theo dõi nhé.

Tìm hiểu chung: Herpes môi
Herpes môi là một bệnh nhiễm trùng trên niêm mạc mô mềm và da, gây ra bởi virus herpes simplex type 1 (HSV-1). Đây là một bệnh có tốc độ lây nhiễm cao và phổ biến trên toàn thế giới. Theo thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 67% người dưới 50 tuổi trên toàn thế giới lây nhiễm virus herpes simplex type 1 (HSV-1) – nguyên nhân chính của herpes môi.
Tuy Herpes sinh dục gồm hai chủng HSV-1 và HSV-2, tuy nhiên loại HSV-1 thường lây nhiễm ở môi, mắt hoặc miệng còn HSV-2 có xu hướng lây nhiễm ở bộ phận sinh dục và hậu môn. Trong một vài trường hợp, hai chủng virus này cũng có thể lây nhiễm ở các khu vực khác.

Herpes môi
Khi bị nhiễm HSV-1, người bệnh thường gặp các triệu chứng Herpes môi như vết mụn rộp, mụn nước sưng phồng hoặc vết loét xuất hiện trên môi hoặc khu vực xung quanh miệng. Ban đầu, bệnh chỉ xuất hiện các triệu chứng viêm viễm dưới dạng các mụn nước phồng rộp màu đỏ nhạt hoặc màu da, chúng chưa gây ra nhiều ảnh hưởng. Nhưng sau đó, những nốt mụn nước trên bị nứt vỡ, hình thành nên các vết loét đỏ gây ra tình trạng viêm nhiễm và sưng đau khó chịu.
Triệu chứng trên thường kéo dài từ 1 đến 2 tuần trước khi tự thuyên giảm dần và biến mất. Tuy nhiên, virus HSV gây bệnh vẫn còn tại tồn trong người và chúng có thể tái phát lại nhiều lần trong tương lai khi có yếu tố kích thích tác dụng như suy giảm hệ miễn dịch, mang thai, mắc bệnh liên quan đến miễn dịch, viêm nhiễm hoặc tổn thương ở miệng (sâu răng, viêm nướu,…).
Ngoài ra, triệu chứng sưng đau khó chịu ở vết mụn nước và vết loét, người bệnh có thể cảm thấy ngứa ngáy ở tổn thương do Herpes môi, cơ thể mệt mỏi, sưng hạch ở cổ, sốt cao, chán ăn, sụt cân,… Mặc dù bệnh herpes môi không gây nguy hiểm đối với tính mạng, những nó có thể gây ra sự bất tiện, khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường nhật.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt như khi hệ miễn dịch bị suy yếu nghiêm trọng hoặc phụ nữ đang mang thai thì bệnh herpes môi có thể gây ra các vấn đề nguy hiểm và cần được điều trị y tế từ các bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm.
Herpes môi có để lại sẹo không? Nguyên nhân gây ra sẹo

Herpes môi có để lại sẹo không?
Herpes môi có thể để lại sẹo trong một số trường hợp. Khi bị lây nhiễm, virus herpes simplex type 1 (HSV-1) gây tổn thương đến da và mô mềm xung quanh, từ đó hình thành nên mụn rộp và vết loét. Quá trình tổn thương này thường kéo dài trong một thời gian ngắn từ 1-2 tuần, sau đó có thể phục hồi.
Trong quá trình phục hồi, niêm mạc mô mềm và da sẽ tạo ra một lớp màng bảo vệ mới, các tế bào da mới sẽ hình thành để thay thế vùng da bị tổn thương. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, quá trình phục hồi này không diễn ra một cách thuận lợi, do các yếu tố như viêm nhiễm nghiêm trọng, tình trạng ngứa ngáy khiến người bệnh gãi hoặc cọ xát vết thương, điều này có thể ảnh hưởng đến vết thương và hình thành nên sẹo.
Nguyên nhân chính gây ra sẹo sau khi triệu chứng herpes môi xuất hiện gồm:
- Tổn thương da kéo dài: Nếu vùng da bị tổn thương do herpes môi không được bảo vệ hoặc chăm sóc đúng cách, tổn thương có thể kéo dài hơn bình thường và gây nên sẹo.
- Nhiễm trùng: Tình trạng nhiễm trùng hoặc bị lây nhiễm vi khuẩn thứ cấp khác có thể xảy ra trong quá trình tổn thương và làm tăng nguy cơ hình thành sẹo.
- Cơ địa cá nhân: Mỗi người có khả năng phục hồi và lành sẹo khác nhau. Những người có khả năng hồi phục và lành sẹo kém hơn có thể dễ dàng để lại sẹo sau khi tổn thương herpes môi lành lại.
Có thể bạn quan tâm: Bị herpes môi kiêng ăn gì
Cách phòng ngừa sẹo do Herpes môi
– Điều trị herpes môi kịp thời: Khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của herpes môi như ngứa, sưng đau, đỏ rát hoặc xuất hiện nốt mụn nước phồng rộp, người bệnh nên bắt đầu điều trị ngay lập tức để hạn chế tình trạng viêm nhiễm và hình thành vết loét, từ đó phòng ngừa được sẹo do Herpes môi gây ra.
– Tránh gãi hoặc cọ xát vết loét: Tránh cào hoặc gãi vùng môi bị tổn thương do virus HSV, vì việc làm này có thể gây tổn thương da và tăng nguy cơ hình thành sẹo. Đồng thời hạn chế việc xịt các loại chất khử trùng hoặc chất kháng khuẩn lên vết loét mà không có sự đồng ý và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
– Giữ vùng môi sạch sẽ và khô ráo: Đảm bảo vùng môi bị tổn thương luôn được vệ sinh sạch sẽ và khô ráo. Rửa tay thường xuyên, sử dụng xà phòng dịu nhẹ và nước ấm để rửa nhẹ vùng môi bị tổn thương. Sau khi rửa, lau khô nhẹ nhàng bằng khăn mềm hoặc giấy mềm.

Cách phòng ngừa sẹo do Herpes môi
– Tránh ánh sáng mặt trời mạnh: Tia tử ngoại trong ánh sáng mặt trời có thể làm kích thích và làm gia tăng nguy cơ tái phát của herpes môi. Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời mạnh và sử dụng kem chống nắng có SPF cao khi ra ngoài.
– Bảo vệ tốt cho môi: Để tránh sự tổn thương và lây nhiễm, người bệnh cần bảo vệ vùng môi khỏi các tác động tiêu cực. Sử dụng một lớp mỡ bôi lên môi, kem dưỡng ẩm hoặc sản phẩm chăm sóc môi có chức năng bảo vệ khi tiếp xúc với các yếu tố gây tổn thương như vi khuẩn xâm nhập, gió lạnh hoặc khí hậu khô hanh.
– Hạn chế tiếp xúc gần với người mắc herpes môi: Herpes môi có thể lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp hoặc chia sẻ vật dụng cá nhân như khăn, chén đĩa hoặc son môi. Việc hạn chế tiếp xúc gần với người mắc herpes môi trong khi họ có triệu chứng hoặc vết loét là điều cần thiết để giảm thiểu tình trạng lây nhiễm bệnh và bị tổn thương viêm nhiễm hình thành sẹo.
– Không cạy vết thương: Mụn rộp và vết loét do virus HSV gây bệnh có thể khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu dữ dội, tuy nhiên tuyệt đối không được cạy vảy hoặc gãi mạnh khu vực này vì sẽ dẫn đến tình trạng sẹo xấu sau khi vết thương lành lại.
Có thểm bạn quan tâm: 9 Cách trị mụn rộp ở môi tại nhà hiệu quả và đơn giản
Cách điều trị sẹo do mụn rộp – Herpes môi
Sử dụng thuốc ức chế virus: Vì hiện nay chưa có thuốc đặc trị, vì vậy bệnh nhân có thể sử dụng thuốc ức chế virus để giảm triệu chứng của herpes môi và giúp vết thương nhanh chóng hồi phục. Để đạt hiệu quả tốt nhất và hạn chế nguy cơ hình thành sẹo thì người bệnh nên dùng thuốc ngay khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của bệnh.
Sử dụng kem giảm đau và chống viêm: Kem giảm đau và chống viêm có thể giúp giảm bớt cảm giác đau rát và sưng đỏ tại vùng môi bị tổn thương. Có thể sử dụng một số sản phẩm dưỡng da, làm mờ sẹo như vitamin E, dầu dừa, gel nha đam,… Điều này cũng giúp vết thương nhanh lành và hạn chế để lại sẹo xấu.
Đảm bảo vệ sinh cá nhân: Giữ vùng môi sạch sẽ và khô ráo để ngăn chặn lây nhiễm và giảm nguy cơ tái phát. Bệnh nhân cần rửa tay thường xuyên, tránh chạm tay vào vùng môi bị tổn thương có thể hạn chế tình trạng sẹo xấu xảy ra.
Để điều trị hiệu quả bệnh Herpes môi, người bệnh hãy đến ngay cơ sở y khoa hiện đại: Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị để được các bác sĩ chuyên khoa xét nhiều kinh nghiệm thăm khám và kiểm tra tình trạng sức khỏe hiện tại, từ đó tư vấn liệu trình điều trị phù hợp, an toàn và hữu hiệu nhất, hạn chế nguy cơ hình thành sẹo gây mất thẩm mỹ xảy ra.
Hy vọng bài viết “Herpes môi có để lại sẹo? Cách xử lý sẹo do mụn rộp” đã mang lại nhiều thông tin hữu ích cho các bạn đọc đang quan tâm. Nếu có băn khoăn khác hoặc hỗ trợ hãy liên hệ ngay tới số: Hotline: 039 957 5631 hoặc nhấn ngay bảng tư vấn bên >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được nhân viên y tế giải đáp và hỗ trợ sắp xếp lịch thăm khám ngay nhé.
Có thể bạn quan tâm: Khám mụn rộp sinh dục ở đâu tại Đà Nẵng?