Tình trạng hậu môn bị ngứa thường xuyên xuất hiện trong số những bệnh lý xảy ra ở hậu môn và trực tràng, tuy nhiên vẫn có rất nhiều người chưa hiểu rõ về nguyên nhân gây ra và cách điều trị tình trạng này. Bài viết sau đây sẽ giải đáp về thông tin cụ thể của tình trạng trên, bạn đọc quan tâm hãy cùng theo dõi nhé.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tìm hiểu cụ thể hậu môn bị ngứa là bệnh gì?

Hậu môn bị ngứa là tình trạng vùng da bên trong hoặc bên ngoài khu vực hậu môn bị kích ứng, khó chịu và ngứa ngáy, thậm chí có thể bị sưng đỏ hoặc nóng rát hậu môn. Thông thường, đây chỉ là cảm giác nhất thời có thể dần biến mất nhưng cũng có nhiều trường hợp dấu hiệu kích ứng hậu môn ở trên kéo dài gây ra nhiều bất tiện, khó khăn trong việc sinh hoạt và làm việc bình thường của người bệnh.

Hậu môn bị ngứa

Hậu môn bị ngứa

Khi hậu môn tiếp xúc với nước, quần lót bị ẩm hoặc bị tổn thương do ma sát như gãi liên tục thì mức độ ngứa và viêm nhiễm sẽ tăng dần, thậm chí có thể xuất hiện nốt mụn nhọt hoặc chảy dịch mủ có mùi hôi. Nếu không sớm được điều trị, tình trạng ngứa có thể trở nên dữ dội hơn, chuyển dần thành cảm giác đau đớn và nóng rát khiến người bệnh vô cùng bức bối và khó chịu khi ngồi hoặc di chuyển.

Nếu triệu chứng hậu môn bị ngứa kéo dài hoặc đi kèm với các triệu chứng khác như đau bụng hoặc tiêu chảy, người bệnh nên đến bác sĩ để kiểm tra và điều trị kịp thời.

Tìm hiểu thêm: Polyp hậu môn có nguy hiểm không? Nguyên nhân,dấu hiệu và điều trị

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hậu môn bị ngứa

Nhiễm giun kim

Nếu giun kim xâm nhập vào cơ thể người bệnh,  đối tượng thường là trẻ em do ăn phải thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm giun kim. Chúng sẽ nhanh chóng phát triển trong cơ thể với số lượng lớn, đặc biệt khi chúng đẻ trứng trong khu vực trực tràng – hậu môn, từ đó gây ra tình trạng kích ứng và viêm nhiễm.

Ngứa hậu môn dữ dội do nhiễm giun kim

Ngứa hậu môn dữ dội do nhiễm giun kim

Triệu chứng của nhiễm giun kim bao gồm tình trạng hậu môn bị ngứa, nhất là vào ban đêm khi giun kim bò ra để đẻ trứng. Ngoài ra, các triệu chứng khác có thể xuất hiện kèm theo như đau bụng, buồn nôn, khó tiêu, chán ăn, mất ngủ và bị suy nhược cơ thể.

Rò hậu môn

Rò hậu môn là tình trạng viêm nhiễm hoặc áp xe nghiêm trọng xảy ra ở vùng hậu môn – trực tràng. Tình trạng nhiễm trùng này thường do các vi khuẩn như Escherichia coli, Streptococcus và Pseudomonas aeruginosa gây ra.

Ngứa hậu môn do rò hậu môn

Ngứa hậu môn do rò hậu môn

Khi bị rò hậu môn, người bệnh thường cảm thấy ngứa và khó chịu ở vùng hậu môn. Bên cạnh đó có thể kèm theo triệu chứng khác như đau, sưng tại khu vực hậu môn và chảy máu khi đại tiện. Nhiễm trùng hậu môn có thể lan rộng tới các bộ phận khác ở xung quanh.

Bệnh trĩ

Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng bị chèn ép mạnh dẫn đến bị phình to bất thường, từ đó hình thành nên các búi trĩ. Bệnh trĩ thường gây ra cảm giác ngứa rát và khó chịu ở khu vực hậu môn. Trường hợp nặng nó cũng có thể gây ra tình trạng đau và chảy máu khi đại tiện.

Hậu môn bị ngứa do bệnh trĩ

Hậu môn bị ngứa do bệnh trĩ

Ngoài ra, sự mất cân bằng trong hệ tiêu hóa do rối loạn hoặc chứng táo bón kéo dài cũng có thể cũng góp phần vào sự phát triển của bệnh trĩ, dẫn đến xuất hiện triệu chứng hậu môn bị ngứa.

Tìm hiểu thêm: Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Dị ứng với thuốc

Đây là một phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với thuốc và gây ra các triệu chứng dị ứng. Một trong những triệu chứng dị ứng thường gặp là ngứa và phát ban trên cơ thể, bao gồm cả vùng hậu môn. Ngoài ra, khi người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh có thể vô tình tiêu diệt luôn những vi khuẩn có lợi trong đường ruột, dẫn đến mất cân bằng hệ tiêu hóa làm tình trạng tiêu chảy xuất hiện. Nếu người bệnh bị tiêu chảy nhiều lần có thể dẫn tới triệu chứng đau, ngứa rát và khó chịu hậu môn.

Hậu môn bị ngứa do dị ứng với thuốc

Hậu môn bị ngứa do dị ứng với thuốc

Nhiễm nấm Candida

Tình trạng nhiễm nấm Candida là do nấm Candida phát triển quá mức trong cơ thể gây ra, thường xuất hiện trong vùng hậu môn và âm đạo ở phụ nữ. Khi loại nấm Candida này phát triển quá mức trong vùng hậu môn, nó có thể gây ra tình trạng ngứa ngáy và kích thích da ở vùng hậu môn.

Ngứa ở hậu môn do nhiễm nấm Candida

Ngứa ở hậu môn do nhiễm nấm Candida

Các triệu chứng khác của nhiễm nấm Candida ở vùng hậu môn thường là đau và khó chịu khi đại tiện, dịch tiết hoặc bã nhờn có màu trắng, dày và đặc hoặc dịch tiết có màu vàng nhạt, có mùi hôi nồng. Nhiều trường hợp người bệnh đôi khi còn có cảm giác đau khó chịu khi hoạt động quan hệ tình dục.

Tìm hiểu thêm: Hậu môn bị sưng là do nguyên nhân gì? Cách điều trị hiệu quả

Bệnh tình dục

Nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây ra tình trạng hậu môn bị ngứa ngáy khó chịu, đặc biệt là trong trường hợp nhiễm trùng khuẩn hoặc virus, cụ thể như bệnh lậu do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae, bệnh chlamydia do vi khuẩn Chlamydia trachomatis và bệnh giang mai Treponema pallidum gây ra.

Hậu môn ngứa do bệnh tình dục

Hậu môn ngứa do bệnh tình dục

Các triệu chứng do bệnh tình dục gây ra thường là các vết thương trên da, tình trạng đau rát, khó chịu và ngứa ở hậu môn. Nếu không sớm điều trị sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Thói quen vệ sinh

Nhiều trường hợp người bệnh có thói quen vệ sinh không đúng cách cũng có thể gây ra tình trạng hậu môn bị ngứa, cụ thể như:

Ngứa hậu môn do thói quen vệ sinh

Ngứa hậu môn do thói quen vệ sinh

– Sử dụng giấy vệ sinh quá cứng: Giấy vệ sinh quá cứng có thể làm trầy xước, tổn thương da ở vùng hậu môn dẫn đến tình trạng ngứa ngáy khó chịu.

– Sử dụng chất tẩy rửa hoặc xà phòng kích ứng da: Sử dụng chất tẩy rửa hoặc xà phòng gây kích ứng mạnh có thể làm tổn thương và kích ứng da ở hậu môn dẫn đến tình trạng ngứa rát.

– Vệ sinh không sạch sẽ: Nếu không vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, chất bẩn và tế bào chết có thể tích tụ và gây kích ứng da dẫn đến tình trạng ngứa ngáy, viêm nhiễm.

Tìm hiểu thêm: Dùng thuốc bơm hậu môn nhiều để trị táo bón có tốt không?

Thói quen ăn uống

Thói quen ăn uống cũng có thể góp phần làm tình trạng hậu môn bị ngứa xuất hiện như:

Hậu môn ngứa do thói quen ăn uống

Hậu môn ngứa do thói quen ăn uống

– Thức ăn kích ứng: Các thực phẩm kích ứng như cay, cay nóng, chua, mặn có thể làm tăng lượng axit trong dạ dày, hình thành nên triệu chứng ngứa ngáy ở hậu môn.

– Chất kích thích: Các chất kích thích như cafein, đồ uống có ga, rượu và thuốc lá có thể kích thích ruột và dẫn đến tình trạng ngứa rát ở hậu môn.

– Thiếu chất xơ: Nếu người bệnh có chế độ ăn uống không tốt, thiếu chất xơ có thể gây ra chứng táo bón, từ đó dẫn đến tình trạng hậu môn bị ngứa.

Nứt hậu môn

Nứt hậu môn là một bệnh lý liên quan đến vùng hậu môn – trực tràng, khiến cho người bệnh bị đau, ngứa rát hoặc khó chịu vùng hậu môn. Nguyên nhân dẫn tới nứt hậu môn là do áp lực quá lớn trong vùng hậu môn bởi tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài, thói quen vệ sinh không tốt hoặc do các vấn đề liên quan đến sức khỏe khác.

Hậu môn ngứa rát do nứt hậu môn

Hậu môn ngứa rát do nứt hậu môn

Tìm hiểu thêm: U bã đậu ở hậu môn: Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả

Điều trị khắc phục tình trạng hậu môn bị ngứa như thế nào?

Thay đổi thói quen vệ sinh: Đảm bảo vùng hậu môn được vệ sinh sạch sẽ sau khi đi vệ sinh, tránh dùng giấy vệ sinh quá cứng, dùng nước để rửa sạch vùng hậu môn và lau khô bằng khăn mềm.

Điều trị bệnh lý liên quan: Nếu tình trạng hậu môn bị ngứa là do bệnh lý nhiễm trùng, dị ứng hay bệnh vùng hậu môn trực tràng gây ra (trĩ, nứt hậu môn,…) thì việc điều trị bệnh lý sẽ giúp giảm triệu chứng ngứa.

Sử dụng kem giảm ngứa: Kem giảm ngứa là một lựa chọn hiệu quả để giảm tình trạng ngứa hậu môn, tuy nhiên, nên chọn loại kem có thành phần lành tính, không gây kích ứng hoặc tác dụng phụ.

Uống thuốc giảm đau: Nếu ngứa hậu môn liên quan đến đau hoặc khó chịu, có thể sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.

Thay đổi thói quen ăn uống: Nếu ngứa hậu môn là do thói quen ăn uống không tốt thì người bệnh có thể thay đổi chế độ ăn uống để cải thiện khắc phục tình trạng hậu môn bị ngứa và tránh tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy.

Nếu xuất hiện tình trạng hậu môn bị ngứa kéo dài dù đã thực hiện điều trị tại nhà thì người bệnh nên đến thăm khám tại phòng khám Đa Khoa Hữu Nghị để được các bác sĩ chuyên khoa kiểm tra, chẩn đoán. Qua đó có biện pháp điều trị khắc phục hiệu quả hơn, tránh ảnh hưởng của bệnh tác động tiêu cực đến sức khỏe và sinh hoạt thường nhật của bản thân.

Mong rằng bài viết “Hậu môn bị ngứa là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị” đã mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc quan tâm chuyên đề trên, nếu còn có câu hỏi nào khác liên quan hãy liên hệ nhanh chóng đến số tư vấn Hotline: 039 957 5631, (Zalo: 039 666 2154) hoặc nhấp bảng tư vấn trực tuyến 24/24 >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên viên y tế tại phòng khám giải đáp cụ thể đồng thời hỗ trợ sắp xếp lịch thăm khám sớm nhất.

Tìm hiểu thêm: Hậu môn nổi mụn thịt: Nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị