Giang mai khi lây nhiễm thì trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn lại có từng triệu chứng riêng biệt. Tuy nhiên, giai đoạn khó nhận biết được triệu chứng và có thời gian ủ bệnh lâu nhất chính là giai đoạn giang mai tiềm ẩn, hay còn gọi là giang mai kín. Sau đây hãy cùng tìm hiểu vấn đề này một cách cụ thể hơn qua bài viết này.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Giang mai là gì? Nguyên nhân lây nhiễm bệnh

Giang mai là bệnh nguy hiểm được Cục Y tế dự phòng cảnh báo, nó chiếm tỷ lệ 2 – 3% trong tổng số các bệnh lây truyền qua đường tình dục được phát hiện. Tác nhân chính gây ra bệnh giang mai chính là loại xoắn khuẩn Treponema pallidum – có dạng lò xo đơn gồm 6/14 vòng xoắn.

Loại xoắn khuẩn này rất yếu trước môi trường bên ngoài, nó không thể sống hơn vài giờ kể từ khi ra khỏi cơ thể con người, vì vậy các chất sát khuẩn, sát trùng và xà phòng thông thường có thể dễ dàng tiêu diệt được loại khuẩn giang mai này. Tuy nhiên chúng có thể sống trong môi trường có nhiệt độ thấp như nước đá, chính vì vậy mọi người cần vệ sinh sạch sẽ khi tiếp xúc với người khác, nhất là những đối tượng không rõ ràng.

Giang mai là gì? Nguyên nhân lây nhiễm bệnh

Giang mai là gì? Nguyên nhân lây nhiễm bệnh

Bệnh giang mai có thể dễ dàng lây nhiễm qua đường tình dục không an toàn, bao gồm hành vi quan hệ với nhiều đối tượng hoặc quan hệ không sử dụng bao cao su bằng đường sinh dục, miệng hoặc hậu môn. Ngoài ra, giang mai còn có khả năng lây nhiễm cao khi tiếp xúc với vết thương, niêm mạc hoặc dịch tiết ra từ người bệnh (tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua đồ vật). Tình trạng lây nhiễm từ mẹ sang con cũng có thể hình thành nếu người mẹ bị lây nhiễm giang mai trong giai đoạn mang thai nhưng không được điều trị và trẻ sinh ra qua đường sinh dục.

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh giang mai có thể lan rộng ra toàn bộ cơ thể và gây ra các vấn đề nghiêm trọng không thể hồi phục như tổn thương thần kinh, mắt, tim, xương khớp,…  và có khả năng dẫn đến tình trạng suy thận nặng hoặc tử vong.

Xem thêm: Hình ảnh giang mai ở nam và nữ qua từng giai đoạn tiến triển

Dấu hiệu nhận biết giang mai tiềm ẩn dựa vào từng giai đoạn bệnh cụ thể

Giai đoạn đầu

Giang mai giai đoạn đầu

Giang mai giai đoạn đầu

Những triệu chứng đầu tiên của bệnh xuất hiện 3-4 tuần sau khi tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai. Người bệnh xuất hiện vết lở loét có màu đỏ, kích thước to nhỏ khác nhau, có đáy nông nhưng không đau, không ngứa, thường nằm ở chỗ bị tiếp xúc với bệnh khuẩn (thường là ở vùng sinh dục, hậu môn hoặc miệng). Vết loét sau đó có thể tự biến mất mà không cần điều trị, tuy nhiên vi khuẩn gây bệnh vẫn tiếp tục lây lan nhanh trong cơ thể.

Giai đoạn giữa

Triệu chứng của giang mai rõ ràng hơn và xuất hiện nhiều hơn. Người bệnh bị nổi mẩn đỏ hoặc phát ban trên khắp cơ thể, đặc biệt là vùng lưng, ngực, bàn tay và bàn chân. Những dãi phát ban này thường không gây ngứa và có thể kéo dài trong vài tuần sau đó dần biến mất.

Giang mai giai đoạn giữa

Giang mai giai đoạn giữa

Ngoài ra, bệnh nhân có thể kèm theo một vài triệu chứng khác như sốt, đau đầu, sưng hạch bạch huyết, đau cổ họng, mệt mỏi, mất ngủ và tâm trạng khó chịu.

Xem thêm: Bệnh giang mai bẩm sinh: Triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa

Giai đoạn tiềm ẩn

Sau khi đã trải qua hai giai đoạn thứ phát bệnh ở trên, xoắn khuẩn giang mai sẽ bắt đầu xâm nhập vào sâu hơn vào các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể như tim, não, xương,… đây được gọi là giai đoạn giang mai tiềm ẩn (hay còn gọi là giang mai kín).

Giang mai tiềm ẩn

Giang mai tiềm ẩn

Trên thực tế có rất nhiều trường hợp giang mai không xuất hiện triệu chứng ban đầu cụ thể mà chuyển hẳn sang giai đoạn giang mai tiềm ẩn, trải qua nhiều năm bộc phát biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Vì vậy người bệnh sẽ không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào trong khoảng thời gian dài kể từ khi những vết loét và phát ban xuất hiện do khuẩn giang mai không còn nằm trên da. Lúc này bệnh giang mai chỉ có thể phát hiện qua việc thăm khám xét nghiệm chuyên sâu ở bệnh viện hoặc trung tâm y tế chuyên khoa.

Xem thêm: Biến chứng bệnh giang mai nguy hiểm như thế nào?

Giai đoạn cuối

Triệu chứng có thể xuất hiện từ vài năm đến vài thập kỷ sau khi bị lây nhiễm bệnh giang mai. Các triệu chứng xuất hiện trong giai đoạn này bao gồm tình trạng viêm – đau khớp, suy giảm trí nhớ, mất ngủ nghiêm trọng, mất nhận thức và cảm giác, nôn mửa, đau đầu, đau thần kinh và nhiều tổn thương ở các cơ quan bên trong cơ thể.

Giang mai giai đoạn cuối

Giang mai giai đoạn cuối

Cách phát hiện giang mai tiềm ẩn qua xét nghiệm

Xét nghiệm RPR

Đây là một trong những phương pháp xét nghiệm máu phổ biến được sử dụng để phát hiện kháng thể IgG và IgM chống lại vi khuẩn Treponema pallidum gây ra bệnh giang mai. Để thực hiện xét nghiệm RPR, bác sĩ sẽ lấy mẫu máu của bệnh nhân và thực hiện các bước xử lý để lấy huyết thanh. Sau đó, huyết thanh được hòa tan trong dung dịch xét nghiệm RPR và đo nồng độ kháng thể chống lại vi khuẩn giang mai trong máu.

Cách chẩn đoán giang mai tiềm ẩn: Xét nghiệm RPR

Cách chẩn đoán giang mai tiềm ẩn: Xét nghiệm RPR

Kết quả của xét nghiệm RPR sẽ được phân tích dựa trên độ nhạy của phương pháp xét nghiệm. Nếu kết quả là dương tính, điều này cho thấy bệnh nhân có kháng thể chống lại vi khuẩn giang mai trong máu và nghi ngờ mắc bệnh giang mai. Tuy nhiên, kết quả dương tính không đủ để chẩn đoán bệnh giang mai mà cần phải kết hợp với các phương pháp chẩn đoán khác để xác định chính xác bệnh và giai đoạn của bệnh.

Xem thêm: Chi phí chữa bệnh giang mai an toàn và hiệu quả tại Đà Nẵng

Xét nghiệm FTA-ABS

Đây cũng là một phương pháp xét nghiệm máu để phát hiện kháng thể IgG và IgM chống lại vi khuẩn Treponema pallidum gây ra bệnh giang mai. Phương pháp xét nghiệm FTA-ABS sử dụng kỹ thuật khử trùng đơn giản, cho phép lấy huyết thanh và tạo ra huyết thanh khử trùng. Sau đó, huyết thanh được pha loãng và kết hợp với kháng thể FTA-ABS liên kết với fluorochrome.

Cách chẩn đoán giang mai tiềm ẩn: Xét nghiệm FTA-ABS

Cách chẩn đoán giang mai tiềm ẩn: Xét nghiệm FTA-ABS

Nếu có kháng thể chống lại vi khuẩn giang mai trong mẫu máu, chúng sẽ ngay lập tức liên kết với kháng thể FTA-ABS và phát ra tín hiệu quang. Kết quả xét nghiệm được đánh giá bằng một máy đo tín hiệu quang để đo độ sáng của mẫu máu. Kết quả xét nghiệm FTA-ABS được xem là dương tính nếu mẫu máu hiển thị tín hiệu quang đặc biệt. Kết quả này cho thấy bệnh nhân có kháng thể chống lại vi khuẩn giang mai trong máu và cần tiếp tục các xét nghiệm khác để xác định chính xác bệnh và giai đoạn của bệnh.

Tuy nhiên, việc đánh giá kết quả xét nghiệm FTA-ABS cần phải được thực hiện cẩn thận và kết hợp với kết quả của các xét nghiệm khác để xác định chính xác bệnh và giai đoạn của bệnh.

Xem thêm: Giang mai thần kinh là bệnh gì? Dấu hiệu, chẩn đoán, điều trị thế nào?

Xét nghiệm TP-PA

Đây là phương pháp xét nghiệm máu được sử dụng để phát hiện kháng thể chống lại vi khuẩn Treponema pallidum – nguyên nhân gây bệnh giang mai. Kỹ thuật xét nghiệm TP-PA sử dụng một loại hạt nhỏ thêm vào trong mẫu máu của người bệnh. Nếu kháng thể được tìm thấy trong mẫu máu, chúng sẽ kết tụ lại với các hạt để tạo thành những khối lớn hơn và có thể quan sát dưới kính hiển vi để xác định kết quả của xét nghiệm.

Cách chẩn đoán giang mai tiềm ẩn: Xét nghiệm TP-TA

Cách chẩn đoán giang mai tiềm ẩn: Xét nghiệm TP-TA

Kết quả của xét nghiệm TP-PA được đánh giá dựa trên mức độ liên kết hạt trên. Kết quả dương tính được xác định nếu có sự kết tụ của hạt nhỏ trong mẫu máu, cho thấy bệnh nhân có kháng thể chống lại vi khuẩn giang mai. Kết quả âm tính được xác định nếu không có sự kết tụ nào được quan sát trong mẫu máu, cho thấy không có kháng thể chống lại vi khuẩn giang mai trong máu.

Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm TP-PA cũng có thể bị sai lệch hoặc không chính xác do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, kết quả xét nghiệm TP-PA thường được kết hợp với kết quả của các phương pháp xét nghiệm khác để đưa ra chẩn đoán chính xác về bệnh giang mai.

Nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh giang mai hoặc cần xét nghiệm chẩn đoán tình trạng giang mai kín thì hãy đến ngay trung tâm y tế chuyên khoa tại Phòng Khám Hữu Nghị để được các bác sĩ có kinh nghiệm chuyên sâu về giang mai xét nghiệm và chẩn đoán bệnh, từ đó có được biện pháp chữa trị giang mai an toàn và hiệu quả nhất.

Hy vọng bài viết “Thế nào là giang mai tiềm ẩn? Cách phát hiện giang mai kín” đã mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc quan tâm tìm hiểu, nếu còn có câu hỏi nào khác liên quan đến bệnh lý giang mai thì chỉ cần liên hệ ngay đến số tư vấn sau đây: Hotline: 039 957 5631, (Zalo: 039 666 2154) hoặc nhấp vào bảng tư vấn trực tuyến >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được nhân viên y tế giải đáp cụ thể cũng như sắp xếp lịch thăm khám bệnh sớm nhất.

Xem thêm: Các triệu chứng, dấu hiệu cụ thể về giai đoạn bệnh giang mai