Mục Lục
Giang mai là bệnh rất nguy hiểm bởi nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe người bệnh, những tổn thương do bệnh gây ra vào giai đoạn 3 không thể phục hồi trở lại dù được điều trị. Chính vì thế, việc điều trị trước khi giang mai giai đoạn 3 xuất hiện là rất cần thiết. Sau đây bài viết sẽ giải thích chi tiết hơn về biểu hiện, cách chẩn đoán và điều trị bệnh trong giai đoạn này để người bệnh hiểu rõ.

Giang mai giai đoạn 3 là gì? Quá trình hình thành
Giang mai là bệnh do khuẩn Treponema pallidum gây ra – một dạng xoắn khuẩn đơn, có thể tồn tại rất lâu trong cơ thể con người và lây truyền chủ yếu thông qua quan hệ tình dục không an toàn. Loại xoắn gây bệnh giang mai này có thể phát bệnh ở mọi đối tượng từ nam – nữ, người già hoặc thậm chí là trẻ sơ sinh.

Giang mai giai đoạn 3
Khuẩn giang mai khi xâm nhập vào cơ thể người thì gây ra bệnh giang mai, bệnh thường trải qua ba giai đoạn chính gồm giai đoạn 1, giai đoạn 2 và giai đoạn 3. Trong đó, giang mai giai đoạn 3 không còn xuất hiện những triệu chứng trên da như ở hai giai đoạn trước mà lúc này khuẩn giang mai đã ăn sâu vào cơ quan nội tạng quan trọng của người bệnh. Việc điều trị giang mai giai đoạn 3 này gần như là rất khó khăn và không đảm bảo những tổn thương có thể được chữa lành, thậm chí nhiều trường hợp đã dẫn đến tử vong.
Tuy giang mai giai đoạn 3 đã giảm bớt nguy cơ lây nhiễm qua tiếp xúc thông thường, hạn chế phần nào ảnh hưởng ra công đồng xung quanh, nhưng nó vẫn là bệnh cần sớm được sàng lọc và phát hiện ở phụ nữ mang thai. Nếu phụ nữ mang thai nhiễm giang mai sẽ có nguy cơ cao lây nhiễm cho trẻ, trẻ khi sinh ra sẽ mắc bệnh giang mai bẩm sinh, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ, một số phải chịu dị tật bẩm sinh hết cuộc đời.
Xem thêm: Giang mai thời kỳ đầu có đặc điểm gì? Dấu hiệu nhận biết giang mai
Biểu hiện của giang mai giai đoạn 3 như thế nào?
Sau khi trải qua giai đoạn đầu của bệnh bằng những vết loét nhỏ hoặc phát ban, nổi mẩn đỏ,… nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, sau khoảng từ 2-20 năm kể từ khi nhiễm khuẩn thì giang mai giai đoạn 3 sẽ bắt đầu phát ra những triệu chứng nguy hiểm, lúc này đã lan rộng hơn trên khắp cơ thể như:
Giang mai củ

Biểu hiện giang mai giai đoạn 3: Giang mai củ
Giang mai củ là các dấu hiệu tổn thương trên da bao gồm nhiều mảng – hạt màu đỏ hoặc đồng có bề mặt trơn láng trên da, có thể xuất hiện trên bất kỳ vùng nào trên cơ thể. Chúng có thể đau hoặc ngứa và có thể mọc thành các cụm lớn bao phủ trên da, nhìn khá giống với bệnh vảy nến.
Ngoài xuất hiện trên bề mặt da, chúng có thể xuất hiện ở bề mặt niêm mạc khác như mắt, khớp, cơ, xương, hệ tiêu hóa, gan và thận,… với số lượng ít hoặc nhiều khác nhau, có dạng khối tròn với kích thước 1cm trở lên.
Gôm giang mai
Nhiều trường hợp giang mai củ xuất hiện dưới dạng khối u có kích thước lớn, tròn cứng, chúng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể nhưng đa phần xuất hiện trên khuỷu tay, đùi, chân và bụng. Tuy những khối u sưng này ban đầu không đau nhưng sau đó chúng bị vỡ có thể gây ra nhiều khó chịu và dẫn đến tình trạng nhiễm trùng hoặc chảy máu nghiêm trọng tạo thành những vết loét lớn.

Biểu hiện giang mai giai đoạn 3: Gôm giang mai
Gôm giang mai có thể xuất hiện trên nhiều bề mặt da và niêm mạc khác nhau như môi, phía trong má, lưỡi, vòm miệng, khuỷu tay, đùi, cổ, mông, da đầu, hầu họng và bộ phận sinh dục,… của bệnh nhân. Khi những khối u sưng do gôm giang mai lành lại, chúng sẽ để lại vết sẹo lớn có đáy sâu và làm nhăn nheo những vùng da xung quanh rất mất thẩm mỹ.
Xem thêm: Giang mai giai đoạn 2: Triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và ngăn ngừa
Giang mai tim mạch
Tổn thương ở hệ tim mạch là biểu hiện phổ biến nhất của bệnh giang mai, thường xuất hiện dưới chứng viêm động mạch chủ. Nếu bệnh viêm động mạch chủ không được điều trị và biến chứng nặng, bệnh nhân sẽ gặp phải tình trạng suy tim hoặc bị vỡ mạch rất nguy hiểm, nguy cơ tử vong là không thể tránh khỏi.

Biểu hiện giang mai giai đoạn 3: Giang mai tim mạch
Ngoài ra, một phần bệnh giang mai sẽ có thể gây ra sự giãn nở và suy yếu của thành mạch, từ đó có thể dẫn đến chấn thương và chảy máu nội tạng nghiêm trọng, cũng đe dọa đến tính mạng của người bệnh bất cứ lúc nào.
Giang mai thần kinh
Biểu hiện này xảy ra sau khi ủ bệnh khoảng từ 10 đến 20 năm, lúc này các xoắn khuẩn giang mai tấn công gây hại vào tủy sống, dây thần kinh và mô não của người bệnh. Từ đó dẫn đến tình trạng viêm màng não, viêm tủy,… rất nghiêm trọng. Ngay sau đó, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng thương tổn ở hệ thống thần kinh trung ương dẫn đến hàng loạt phản ứng suy yếu như chứng yếu cơ, rối loạn chức năng tiểu tiện và tình dục, rối loạn cảm giác sâu,…

Biểu hiện giang mai giai đoạn 3: Giang mai thần kinh
Ngoài ra, những triệu chứng hay gặp nhất của người mắc bệnh giang mai thần kinh là dễ bị rối loạn tâm thần dẫn đến bệnh lý thần kinh hoặc tâm thần phân liệt, mất cảm giác ở bàn tay, bàn chân hoặc toàn thân, mất thị giác một phần hoặc mất hoàn toàn, rối loạn chức năng nghe nói,…
Xem thêm: 3 biểu hiện bệnh giang mai ở nam giới cần lưu ý
Chẩn đoán và biện pháp điều trị khắc phục bệnh giang mai giai đoạn 3
Chẩn đoán
Việc chẩn đoán bệnh giang mai vào giai đoạn này thường dựa vào việc
Kiểm tra các vết tổn thương: Người bệnh sẽ được khám toàn thân để tìm kiếm các vết thương do giang mai củ và gôm giang mai gây ra, đặc biệt là ở các vị trí dễ tiếp xúc như tay, chân, mông, bụng hoặc cổ.
Xét nghiệm máu: Những xét nghiệm liên quan đến máu có thể được thực hiện để kiểm tra có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng giang mai hay không. Các xét nghiệm máu này có thể bao gồm xét nghiệm kháng thể, PCR, RPR hoặc xét nghiệm FTA-ABS.
Xét nghiệm mẫu bệnh phẩm: Nếu người bệnh có các tổn thương nghi ngờ do xoắn giang mai gây ra, bác sĩ có thể lấy mẫu dịch cơ thể ở tổn thương như giang mai củ và gôm giang mai để kiểm tra xem có dấu hiệu nhiễm trùng giang mai hay không.
Biện pháp điều trị
Biện pháp điều trị bệnh giang mai thường sẽ phụ thuộc vào giai đoạn bệnh cụ thể và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tuy nhiên, đối với giai đoạn 3 của bệnh giang mai – đây là giai đoạn cuối cùng của bệnh giang mai, khi giang mai đã lan rộng và gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho cơ thể. Phương pháp điều trị ở giai đoạn này phải được thực hiện bởi các chuyên gia y tế và cần liên tục theo dõi và điều chỉnh phù hợp.

Điều trị giang mai giai đoạn 3
Tiêm kháng sinh: Điều trị giang mai giai đoạn 3 bắt đầu với việc sử dụng kháng sinh như Penicillin G để tiêu diệt vi khuẩn giang mai. Việc sử dụng kháng sinh phải được thực hiện trong thời gian dài và đủ liều để đảm bảo kháng sinh có thể tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn gây hại.
Điều trị các biến chứng: Giang mai giai đoạn 3 có thể gây ra nhiều biến chứng như viêm khớp (sử dụng các loại thuốc như ibuprofen hoặc naproxen để giảm đau và sưng), viêm màng não (sử dụng thuốc kháng viêm và tiêm kháng sinh trực tiếp vào tế bào dịch não để giảm viêm), viêm động mạch và viêm tim (sử dụng thuốc kháng sinh và corticosteroid),… Việc điều trị các biến chứng này là rất quan trọng để ngăn ngừa các tổn thương vĩnh viễn đối với cơ thể.
Theo dõi và điều chỉnh liều thuốc: Bác sĩ sẽ theo dõi sát sao tình trạng của bạn và điều chỉnh liều thuốc khi cần thiết. Nếu vi khuẩn không bị tiêu diệt hoàn toàn hoặc nếu bệnh có biến chứng, bác sĩ có thể tiếp tục điều trị bằng loại kháng sinh khác như Doxycycline, Azithromycin hoặc Ceftriaxone.
Kiểm tra lâm sàng định kỳ: Bệnh nhân sẽ được kiểm tra định kỳ để đảm bảo rằng khuẩn gây bệnh giang mai đã được tiêu diệt và không có sự tái phát triệu chứng bệnh, đảm bảo rằng bệnh nhân đã khỏe lại và không thể lây nhiễm giang mai cho người khác.
Nếu phát hiện bản thân hoặc người tình có triệu chứng giang mai như vết loét hoặc phát ban thì hãy đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa bệnh xã hội tại Đa Khoa Hữu Nghị để được các bác sĩ kinh nghiệm xét nghiệm chẩn đoán bệnh. Qua đó có được biện pháp điều trị giang mai an toàn và hiệu quả, tránh bệnh chuyển thành giang mai giai đoạn 3 gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.
Mong rằng bài viết “Giang mai giai đoạn 3: Biểu hiện, chẩn đoán và điều trị” đã mang lại nhiều thông tin cụ thể cho bạn đọc quan tâm vấn đề này, nếu còn có câu hỏi khác liên quan đến bệnh thì chỉ cần liên hệ ngay đến số tư vấn trực tiếp Hotline: 039 957 5631, (Zalo: 039 666 2154) hoặc click ngay bảng tư vấn >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên viên y tế giải đáp chi tiết và giúp sắp xếp lịch thăm khám sớm nhất.
Xem thêm: 9 Cách chữa bệnh giang mai tại nhà hiệu quả và nhanh chóng