Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể gây ra nhiều tác động tới nam giới trong hoạt động quan hệ tình dục, thậm chí nó còn đe dọa đến khả năng sinh sản và có con của người bệnh. Chính vì vậy, hãy cùng bài viết sau tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị của bệnh để bảo vệ sức khỏe sinh sản và hạnh phúc của bản thân nhé.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Tình trạng cụ thể này là gì?

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng tĩnh mạch trên bìu của nam giới bị giãn nở và trở nên dài hơn bình thường. Trong đó, tĩnh mạch thừng tinh là một tĩnh mạch quan trọng trong tinh hoàn, có tác động lớn đến hoạt động tình dục và quá trình sinh sản của nam giới. Các tĩnh mạch này là đường dẫn chứa và lưu thông máu từ tinh hoàn, đồng thời nó còn giúp cung cấp dưỡng chất cho quá trình sản xuất tinh trùng.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh

Giãn tĩnh mạch thừng tinh

Khi tĩnh mạch thừng tinh bị giãn nở bất thường, nó có thể gây ra cảm giác đau đớn, nhức nhối và khó chịu ở vùng bẹn, đặc biệt khi nam giới đứng lâu hoặc khi vận động mạnh. Bên cạnh đó, tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh còn có thể làm suy giảm mạnh chất lượng của tinh trùng, từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới.

Chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh này tuy không gây ra nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó có thể gây ra tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và tâm lý của người bệnh. Vì vậy, việc chẩn đoán và điều trị bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là rất cần thiết để giảm thiểu tác động và biến chứng của bệnh.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Nguyên nhân gây ra tình trạng này

Các nguyên nhân gây ra tình trạng giãn tĩnh mạch ở thừng tinh vẫn chưa được công bố rõ ràng, tuy nhiên có một số yếu tố góp phần vào sự phát triển của bệnh, bao gồm:

icon Yếu tố di truyền: Có một số trường hợp tĩnh mạch thừng tinh bị giãn được cho là do yếu tố di truyền, nhất là khi người bệnh có người thân mắc tình trạng này.

icon Gia tăng áp lực tĩnh mạch: Sự tăng áp lực trong tĩnh mạch thừng tinh có thể làm cho tĩnh mạch bị giãn nở. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng áp lực này có thể là do tình trạng táo bón, tăng áp huyết, đặc biệt là trong trường hợp bị bệnh tim mạch hoặc nam giới tham gia các hoạt động thể thao cường độ cao như nâng tạ, chạy bộ,… gây ra.

icon Thiếu hụt hormone sinh dục testosterone: Sự thiếu hụt hormone testosterone có thể dẫn đến giãn phình tĩnh mạch thừng tinh ở một số nam giới.

icon Bệnh lý tĩnh mạch khác: Một số bệnh lý khác cũng liên quan đến tĩnh mạch như tĩnh mạch xoắn, suy giảm lưu thông tĩnh mạch cũng có thể dẫn đến giãn tĩnh mạch thừng tinh ở nam.

icon Yếu tố khác: Các vấn đề về tuổi tác, bệnh tiểu đường, béo phì, môi trường sinh hoạt – làm việc cũng làm gia tăng hình thành nên chứng tĩnh mạch thừng tinh bị giãn này.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Triệu chứng cụ thể là gì?

Đau âm ỉ khó chịu: Một trong những triệu chứng chính của giãn tĩnh mạch ở thừng tinh là cảm giác đau hoặc khó chịu ở vùng tinh hoàn hoặc bụng dưới, triệu chứng này càng tăng lên khi nam giới đứng hoặc vận động mạnh.

Tinh hoàn phình to bất thường: Giãn phình tĩnh mạch thừng tinh có thể gây nên tình trạng phình to bất thường của tinh hoàn bên trái hoặc bên phải. Triệu chứng này có thể giảm bớt khi nam giới nằm nghỉ, nhưng khi đứng lên hoặc di chuyển thì tinh hoàn lại trở nên phình to hơn.

Triệu chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh

Triệu chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh

Rối loạn cương dương, xuất tinh: Tình trạng tĩnh mạch thừng tinh bị giãn cũng có thể gây ra sự rối loạn cương dương, khiến nam giới xuất tinh sớm hoặc không thể xuất tinh, nếu có xuất tinh thì cũng rất ít, từ đó dẫn đến suy giảm ham muốn tình dục và vô sinh nam.

Bìu sưng tấy và cảm giác nặng: Một triệu chứng khác của giãn nở tĩnh mạch thừng tinh là bìu bị sưng tấy hoặc cảm thấy vùng bìu nặng hơn vì tinh hoàn bị giãn nở.

Đau khi tiểu hoặc xuất tinh: Giãn phình tĩnh mạch thừng tinh có thể gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu khi nam giới đi tiểu, quan hệ tình dục hoặc khi xuất tinh.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Cách chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh

Khám lâm sàng là bước đầu tiên trong việc chẩn đoán giãn tĩnh mạch thừng tinh. Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh lý và triệu chứng của người bệnh nếu có. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra vùng tinh hoàn bằng cách sờ và nhìn để xác định kích thước và mức độ phình to của tinh hoàn. Nếu đúng là xuất hiện tình trạng tinh hoàn sưng to, nghi ngờ là chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh thì bác sĩ sẽ yêu cầu nam giới thực hiện thêm:

  • Siêu âm Doppler: Đây là phương pháp chẩn đoán chính xác nhất cho giãn tĩnh mạch ở thừng tinh bằng cách sử dụng sóng siêu âm. Sau đó máy siêu âm sẽ tạo ra hình ảnh chi tiết về dòng chảy máu trong tinh hoàn và các tĩnh mạch xung quanh. Siêu âm Doppler có thể xác định kích thước và mức độ giãn nở của các tĩnh mạch và phát hiện các vấn đề bất thường khác liên quan đến sự phình giãn của tĩnh mạch.
Cách xét nghiệm chẩn đoán giãn tĩnh mạch thừng tinh

Cách xét nghiệm chẩn đoán giãn tĩnh mạch thừng tinh

  • Xét nghiệm tinh dịch: Xét nghiệm này được sử dụng để kiểm tra vấn đề bất thường xảy ra với tinh trùng, bao gồm về số lượng, hình dạng và hoạt động. Đồng thời cũng có thể phát hiện các vấn đề khác có thể gây ra vô sinh nam.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm này có thể được sử dụng để kiểm tra nhằm tìm ra bệnh lý gây nhiễm trùng trong đường tiết niệu, đặc biệt là các bệnh tình dục như lậu hoặc bệnh giang mai cũng có thể gây ra giãn tĩnh mạch thừng tinh.
  • Chụp MRI hoặc CT: Nếu cần thiết, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh tiến hành MRI hoặc CT scan để xem xét hình ảnh chi tiết về các tĩnh mạch và các vùng xung quanh khác để tìm ra nguyên nhân.

Xem thêm : Tinh hoàn bên to bên nhỏ có sao không?

Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Cách điều trị hiệu quả bệnh

Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh

Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh

Để điều trị giãn nở tĩnh mạch thừng tinh hiệu quả, bác sĩ cần dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh để lên phác đồ điều trị trị phù hợp nhất, cụ thể có thể áp dụng biện pháp như:

Sử dụng dụng cụ hỗ trợ: Đây là công cụ đặc biệt và rất đơn giản có dạng quần lót để người bệnh sử dụng, qua đó giảm bớt sự giãn nở của tĩnh mạch. Quần lót đặc biệt này có tác dụng nén và hỗ trợ tĩnh mạch giúp giảm bớt áp lực trên tinh hoàn.

Sử dụng thuốc: Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng thuốc để giảm đau, giảm sưng và thu nhỏ kích thước của giãn tĩnh mạch. Tùy vào tình trạng của người bệnh mà bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc khác nhau, bao gồm cả thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh nếu có tình trạng nhiễm trùng nam khoa xảy ra.

Phẫu thuật: Nếu giãn tĩnh mạch của bệnh nhân đã ở mức rất nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định tiến hành phẫu thuật để thu nhỏ hoặc loại bỏ hoàn toàn tĩnh mạch bị giãn phình.

Hạn chế nguy cơ vô sinh: Nếu giãn tĩnh mạch ở thừng tinh gây ra tình trạng vô sinh, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện biện pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) hoặc các phương pháp thụ tinh khác để giúp nam giới có con.

Hiện nay, trung tâm y tế Đa Khoa Hữu Nghị chuyên khoa nam chính là địa điểm chăm sóc sức khỏe sinh sản, điều trị chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh uy tín được nhiều chuyên gia trong ngành và các bệnh nhân đã từng thăm khám điều trị đánh giá rất cao. Nam giới có thể đến thăm khám để tìm ra nguyên nhân gây nên giãn tĩnh mạch thừng tinh, từ đó có biện pháp điều trị thích hợp.

Hy vọng bài viết “Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị” đã mang lại nhiều thông tin hữu ích và cần thiết cho bạn đọc quan tâm, nếu còn câu hỏi nào khác về tình trạng giãn tĩnh mạch ở thừng tinh và cần được tư vấn cụ thể hãy liên lạc tới Hotline: 039 957 5631, (Zalo: 039 666 2154) hoặc nhấp bảng chat sau >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được nhân viên y tế giải đáp chi tiết hơn và hỗ trợ sắp xếp lịch thăm khám ngay.