Mục Lục
Giang mai là bệnh nguy hiểm có thể lây truyền dễ dàng qua nhiều hình thức khác nhau như quan hệ tình dục, tiếp xúc máu hoặc dịch tiết nhiễm bệnh,… Chính vì vậy, việc bổ sung các kiến thức về bệnh giang mai không chỉ giúp hỗ trợ trong việc phòng tránh bệnh và còn cải thiện được khả năng điều trị bệnh kịp thời trong giai đoạn đầu của bệnh, tránh nguy cơ biến chứng của giang mai xảy ra. Trong bài viết này, các chuyên gia sẽ giải đáp vấn đề được nhiều người quan tâm “Giai đoạn cửa sổ của bệnh giang mai kéo dài bao lâu?”.

Tìm hiểu: Giai đoạn cửa sổ của bệnh giang mai là gì? Kéo dài bao lâu?
Các chuyên gia cho biết: “Giai đoạn cửa sổ của bệnh giang mai có thể được hiểu theo 2 cách khác nhau, gồm giai đoạn ủ bệnh và giai đoạn tiềm ẩn bệnh”.
Giai đoạn ủ bệnh
Là khoảng thời gian từ khi cơ thể tiếp xúc với vi khuẩn giang mai Treponema pallidum đến khi bị lây nhiễm bệnh giang mai và có thể phát hiện qua các xét nghiệm lâm sàng nhận ra được sự hiện diện của chúng trong cơ thể người bệnh. Thời gian giai đoạn ủ bệnh có thể kéo dài từ 10-90 ngày sau khi cơ thể tiếp xúc với vi khuẩn.

Giai đoạn ủ bệnh giang mai sau khi lây nhiễm qua đường tình dục
Giai đoạn ủ bệnh của bệnh giang mai là giai đoạn đầu tiên của bệnh và cũng là giai đoạn khó nhận biết được dấu hiệu của bệnh. Trong khoảng thời gian này, người bệnh thường không có bất kỳ triệu chứng hoặc có một vài triệu chứng không rõ ràng, vì vậy mà người bệnh rất khó nhận ra bản thân đã mắc bệnh. Tuy nhiên, vi khuẩn giang mai vẫn có thể lây lan qua đối tượng khác nếu có quan hệ tình dục hoặc tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch tiết từ người bệnh.
Xem thêm: Săng giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng ngừa
Giai đoạn tiềm ẩn
Giai đoạn tiềm ẩn của bệnh giang mai cũng được gọi là giai đoạn 3 của bệnh, nằm giữa giai đoạn thứ 2 và giai đoạn thứ 4. Trong giai đoạn này, vi khuẩn Treponema pallidum gây bệnh giang mai đã lây lan khắp cơ thể và gây ra các tổn thương khác nhau, nhưng không có triệu chứng rõ ràng để nhận biết do khuẩn bệnh đã không còn nằm trên da.

Giai đoạn giang mai tiềm ẩn
Giai đoạn này có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm, tùy thuộc vào từng trường hợp, sức khỏe bệnh nhân, sức đề kháng, thói quen sinh hoạt,… Mặc dù không có triệu chứng rõ ràng, nhưng vi khuẩn gây bệnh giang mai vẫn tiếp tục phát triển mạnh và gây hại, từ đó gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe người bệnh như tổn thương tới tim, não, mắt, khớp xương và các cơ quan nội tạng quan trọng khác.
Giang mai trong giai đoạn tiềm ẩn này chỉ có thể chẩn đoán thông qua các xét nghiệm chuyên sâu tại bệnh viện hoặc trung tâm y tế chuyên khoa. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, gây hại đến sức khỏe và đe dọa đến tính mạng. Việc điều trị bệnh giang mai ở giai đoạn tiềm ẩn cũng phải được tiến hành kỹ lưỡng và liên tục để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn giang mai cũng như tránh nguy cơ tái phát của bệnh.
Xem thêm: Giang mai dương vật có nguy hiểm không? Dấu hiệu và cách điều trị
Cách chẩn đoán chính xác giai đoạn cửa sổ của bệnh giang mai
Vì những triệu chứng của giai đoạn cửa sổ của bệnh giang mai thường không rõ ràng hoặc không xuất hiện, nên việc chẩn đoán giang mai chủ yếu dựa vào các phương pháp xét nghiệm máu và dịch tiết từ người bệnh để phát hiện vi khuẩn giang mai.
Xét nghiệm PCR
Đây là một phương pháp kiểm tra sinh học phân tử được sử dụng để xác định sự có mặt của vi khuẩn Treponema pallidum trong mẫu dịch cơ thể như máu, dịch tủy sống, dịch não hoặc dịch khớp. Phương pháp xét nghiệm PCR cho phép phát hiện bệnh giang mai một cách chính xác và nhanh chóng, đặc biệt khi mà dấu hiệu bệnh chưa rõ ràng hoặc không xuất hiện.

Chẩn đoán giai đoạn cửa sổ của bệnh giang mai qua xét nghiệm PCR
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những hạn chế nếu mức độ lây nhiễm của bệnh giang mai thấp (ở giai đoạn đầu) thì xét nghiệm PCR có thể cho kết quả sai dù thực tế bệnh vẫn tồn tại. Do đó, việc sử dụng các phương pháp kiểm tra khác để giúp chẩn đoán bệnh giang mai chính xác hơn.
Xem thêm: Bệnh lậu khác giang mai thế nào ? Biểu hiện, biến chứng và cách điều trị
Xét nghiệm TPPA
Là một phương pháp xét nghiệm máu được sử dụng để chẩn đoán giai đoạn cửa sổ của bệnh giang mai hiệu quả. Đây là một trong những phương pháp phổ biến nhất và đáng tin cậy để xác định sự nhiễm trùng vi khuẩn treponema pallidum. Phương pháp TPPA rất nhạy và mang tính đặc hiệu trong việc xác định bệnh giang mai. Nó cho phép phát hiện các trường hợp bệnh giang mai trong giai đoạn đầu tiên, khi các triệu chứng chưa rõ ràng và các phương pháp khác cho kết quả sai lệch.

Chẩn đoán giai đoạn cửa sổ của bệnh giang mai qua xét nghiệm TPPA
Tuy nhiên, xét nghiệm TPPA không phân biệt được giữa các giai đoạn của bệnh giang mai. Nó chỉ cho thấy sự nhiễm trùng bởi vi khuẩn Treponema pallidum và cần phải kết hợp với các xét nghiệm khác như xét nghiệm PCR để đánh giá mức độ lây nhiễm của giang mai.
Xét nghiệm RPR
Đây là một phương pháp xét nghiệm máu được sử dụng để chẩn đoán giai đoạn cửa sổ của bệnh giang mai cũng khá hiệu quả, phương pháp được áp dụng phổ biến, có tính nhạy và độ đặc hiệu cao. Xét nghiệm RPR thường được sử dụng để xác định sự hiện diện của kháng thể chống lại khuẩn giang mai trong máu của bệnh nhân, nhằm đánh giá mức độ nhiễm trùng và theo dõi tiến trình điều trị của bệnh giang mai. Phương pháp RPR có thể phát hiện được các trường hợp bệnh giang mai ở giai đoạn sớm, khi các triệu chứng chưa rõ ràng.

Chẩn đoán giai đoạn cửa sổ của bệnh giang mai qua xét nghiệm RPR
Tuy nhiên, xét nghiệm RPR cũng không phân biệt được giữa các giai đoạn của bệnh giang mai và không cho biết mức độ nhiễm trùng của vi khuẩn Treponema pallidum. Do đó, thường được kết hợp với các phương pháp khác như xét nghiệm TPPA để đánh giá độ chính xác của kết quả xét nghiệm.
Xem thêm: Điều trị giang mai hiệu quả và nhanh chóng
Xét nghiệm FTA-ABS
Đây là một phương pháp xét nghiệm máu được sử dụng để chẩn đoán giai đoạn cửa sổ của bệnh giang mai mang lại hiệu quả cao. Phương pháp này dựa trên việc sử dụng kháng thể fluorescent đối với kháng nguyên treponema và là một phương pháp có độ đặc hiệu và nhạy rất cao.Nếu kháng thể đối với vi khuẩn Treponema pallidum được phát hiện trong mẫu máu, thì kết quả xét nghiệm FTA-ABS sẽ là dương tính.

Chẩn đoán giai đoạn cửa sổ của bệnh giang mai qua xét nghiệm FTA-ABS
Tuy nhiên, phương pháp này không phân biệt được giữa các giai đoạn của bệnh giang mai và không phân biệt được giữa các kháng thể hiện diện do nhiễm trùng hiện tại hay là do nhiễm trùng cũ gây ra. Do đó, kết quả của xét nghiệm FTA-ABS thường được đánh giá kết hợp với các phương pháp xét nghiệm khác như xét nghiệm TPPA và RPR để có chẩn đoán tốt hơn. Phương pháp xét nghiệm FTA-ABS được sử dụng rộng rãi trong các cơ sở y tế, đặc biệt là trong các trường hợp nghi ngờ về bệnh giang mai trong giai đoạn đầu.
Xét nghiệm DFM
Phương pháp này được sử dụng để xác định sự hiện diện của vi khuẩn Treponema pallidum – gây ra bệnh giang mai bằng cách sử dụng kính hiển vi tối đen để quan sát khuẩn giang mai trong mẫu dịch tiết từ vết thương của bệnh nhân.

Chẩn đoán giai đoạn cửa sổ của bệnh giang mai bằng xét nghiệm FTA-ABS
Nếu vi khuẩn gây bệnh giang mai có mặt trong mẫu dịch tiết, chúng sẽ được quan sát dưới dạng các vết sáng trên nền đen. Phương pháp này được xem là đáng tin cậy và có độ chính xác cao trong việc chẩn đoán bệnh giang mai, nhưng lại đòi hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm để thực hiện và đọc kết quả.
Nếu nghi ngờ bản thân đã mắc bệnh giang mai hoặc mong muốn xét nghiệm giai đoạn cửa sổ của bệnh giang mai thì hãy đến ngay trung tâm y tế chuyên khoa bệnh xã hội tại Đa Khoa Hữu Nghị để được các bác sĩ giàu kinh nghiệm xét nghiệm chẩn đoán bệnh. Nhờ đó có được biện pháp điều trị giang mai an toàn và hiệu quả, tránh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.
Mong rằng bài viết “Giai đoạn cửa sổ của bệnh giang mai kéo dài bao lâu?” đã mang lại nhiều thông tin hữu ích cho các bạn đọc quan tâm vấn đề này, nếu còn có câu hỏi khác liên quan đến giang mai thì chỉ cần liên hệ đến số điện thoại tư vấn trực tiếp Hotline: 039 957 5631, (Zalo: 039 666 2154), hoặc click ngay bảng tư vấn >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên viên y tế giải đáp cụ thể và giúp sắp xếp lịch thăm khám nhanh chóng nhất.
Xem thêm: Địa chỉ chữa bệnh giang mai an toàn hiệu quả