Mục Lục
Đốt sùi mào gà là một thủ thuật phổ biến được sử dụng nhằm loại bỏ những nốt mụn sùi mào gà ở cả nam giới lẫn nữ giới. Tuy nhiên, có nhiều người bệnh lo ngại rằng liệu quá trình đốt sùi mào gà có để lại sẹo xấu trên da hay không. Chính vì vậy, bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc “Đốt sùi mào gà có để lại sẹo không?” để bệnh nhân có hướng giải quyết phù hợp cho tình trạng bệnh lý của mình.

Sùi mào gà và những biến chứng có thể gây ra
Sùi mào gà là bệnh lây đường tình dục phổ biến do virus HPV (Human Papillomavirus) gây ra, nó có thể xuất hiện ở mọi đối tượng khác nhau nhưng nhiều nhất là ở nam giới và nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Dấu hiệu của sùi mào gà chính là xuất hiện tình trạng các mụn sần, u nhú nhỏ li ti có màu trắng hoặc xám trên da và lớp niêm mạc ở bộ phận sinh dục, hậu môn, mắt, miệng,… Các mụn sùi mào gà này có thể mọc lên đơn lẻ hoặc tập trung thành những cụm lớn với hình dạng như mào gà hoặc bông súp lơ.

Bệnh sùi mào gà
Xem thêm: Giải đáp nguyên nhân bị sùi mào gà nhưng xét nghiệm HPV âm tính
Sùi mào gà thường không gây ảnh hưởng đến người bệnh, nhưng ở một số trường hợp tình trạng sùi mào gà sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và gây ra các biến chứng như:
Viêm nhiễm: Mụn sùi bị vỡ và chảy dịch làm phát sinh tình trạng viêm nhiễm ngứa ngáy, đau rát và sưng đỏ. Ngoài ra, nó còn gây ra sự khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt, ảnh hưởng đến năng suất làm việc của người bệnh.
Suy giảm miễn dịch: Sùi mào gà có thể khiến người bệnh bị suy giảm miễn dịch, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục khác như HIV, bệnh lậu, viêm gan B và C.
Rối loạn tâm lý: Sự xuất hiện của sùi mào gà có thể gây ra sự lo lắng, sợ hãi và căng thẳng, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi, nếu tình trạng này kéo dài có thể gây ra chứng sợ giao tiếp hoặc trầm cảm.

Biến chứng sùi mào gà: Ảnh hưởng đến tâm lý
Vô sinh: Trong một số trường hợp, sùi mào gà có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới và nữ giới (viêm nhiễm buồng trứng – cổ tử cung – tinh hoàn, tắc nghẽn ống dẫn tinh – ống dẫn trứng) dẫn đến chứng vô sinh hoặc khó có con.
Tái phát bệnh: Bệnh lý sùi mào gà hoàn toàn có khả năng tái nhiễm lại nhiều lần nếu người bệnh không được điều trị hiệu quả hoặc không phòng tránh bệnh.
Nguy cơ ung thư: Một vài chủng loại HPV gây bệnh sùi mào gà còn tiềm ẩn mầm mống ung thư. Nếu không sớm phát hiện, xét nghiệm loại virus và chữa trị bệnh, sùi mào gà có nguy cơ biến chứng trở nặng thành ung thư vùng kín (âm đạo nữ – dương vật nam), ung thư cổ tử cung hoặc ung thư vòm họng.
Thai phụ và thai nhi: Tuy rất hiếm gặp nhưng nếu sùi mào gà lây nhiễm ở phụ nữ mang thai sẽ làm tăng khả năng sảy thai hoặc sinh non. Ngoài ra, trẻ khi sinh ra cũng phải đối mặt với nguy cơ bị sùi mào gà, ảnh hưởng đến khả năng phát triển hoặc bị dị tật bẩm sinh.
Xem thêm: Sau khi đốt sùi mào gà bao lâu thì khỏi? Phương pháp đốt hữu hiệu nhất hiện nay
Đốt sùi mào gà có để lại sẹo không? Có đau không?
Phương pháp điều trị sùi mào gà bằng cách đốt là một trong những phương pháp phổ biến nhất hiện nay, được sử dụng để loại bỏ hiệu quả các mầm bệnh sùi mào gà. Có nhiều loại phương pháp đốt sùi mào gà được sử dụng, mỗi phương pháp có ưu điểm và hạn chế riêng. Bác sĩ điều trị sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp nhất dựa trên tình trạng của bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của sùi mào gà.

Đốt sùi mào gà có để lại sẹo không?
Tuy vậy, bác sĩ vẫn giải thích rõ ràng các vấn đề liên quan đến cách điều trị này. Câu hỏi thường gặp nhất chính là “Đốt sùi mào gà có để lại sẹo không? Có đau không?” bởi vì nhiều người bệnh vẫn chưa nắm rõ được thông tin cụ thể về từng cách đốt sùi mào gà. Hai câu hỏi trên phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố: cơ sở điều trị, mức độ nghiêm trọng của bệnh, loại phương pháp và cách thực hiện của từng bác sĩ, cụ thể như sau:
Cơ sở điều trị

Cơ sở điều trị sùi mào gà
Việc lựa chọn đúng cơ sở điều trị chuyên khoa với đội ngũ bác sĩ có trình độ và tay nghề cao, trang thiết bị y tế chuyên dụng hiện đại, phương pháp điều trị tiên tiến, quy trình làm việc nhanh chóng và chuyên nghiệp không những giúp cho quá trình điều trị sùi mào gà đạt được hiệu quả cao mà còn giảm thiểu được các tình trạng sẹo xấu gây mất thẩm mỹ và đau đớn khi điều trị.
Xem thêm: [Tìm Hiểu] Cách chăm sóc vết thương sau khi đốt sùi mào gà
Mức độ tổn thương sùi mào gà

Mức độ tổn thương của sùi mào gà
Tùy thuộc vào tình trạng sùi mào gà gây ra mức độ tổn thương nặng hay nhẹ và số lượng u nhú mụn sùi nhiều hay ít mà tình trạng sẹo xấu sau điều trị có thể có hoặc không xuất hiện. Nếu được điều trị đúng cách và hiệu quả, việc xuất hiện sẹo xấu sau khi điều trị hầu như không xảy ra.
Phương pháp đốt sùi mào gà
– Điện diathermy: Phương pháp này sử dụng dòng điện cao tần để tiêu diệt tế bào sùi mào gà. Thường thì không gây đau và để lại sẹo, tuy nhiên một số người có thể cảm thấy khó chịu hoặc nhẹ đau khi tiến hành điều trị.
– Laser: Sử dụng ánh sáng laser để đốt sùi mào gà. Phương pháp này thường không gây đau và không để lại sẹo, nhưng đòi hỏi nhiều lần điều trị để đạt hiệu quả tốt.

Phương pháp đốt sùi mào gà
– Đốt lạnh: Đây là phương pháp điều trị bằng cách sử dụng khí lạnh hoặc nitơ lỏng để đông lạnh tiêu diệt các mô tổn thương do sùi mào gà. Phương pháp này ít đau và ít gây sẹo hơn so với đốt truyền thống. Tuy nhiên, điều trị bằng đốt lạnh cũng có thể gây ra các tác dụng phụ như viêm, sưng hoặc vết thâm trên vùng da thực hiện điều trị.
– Kỹ thuật ALA-PDT: Đây là phương pháp điều trị bằng cách sử dụng một loại thuốc (ALA) kết hợp với ánh sáng để tiêu diệt tế bào bị nhiễm HPV trong sùi mào gà. Phương pháp này ít đau và ít để lại sẹo hơn so với đốt truyền thống. Tuy nhiên, điều trị bằng ALA-PDT cũng có thể gây ra các tác dụng phụ như sưng, đỏ và vảy trên vùng da được điều trị.
Chính vì vậy, để tránh gặp phải tình trạng đau đớn và sẹo xấu gây mất thẩm mỹ thì việc lựa chọn cơ sở điều trị và phương pháp điều trị phù hợp là vô cùng quan trọng. Bệnh nhân cần thảo luận với bác sĩ để có thêm thông tin và lựa chọn phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả nhất cho mình.
Xem thêm: Sùi mào gà ở miệng có tự khỏi được không? Những phương pháp điều trị?
Hướng dẫn chăm sóc sau khi điều trị đốt sùi mào gà
Sau khi điều trị đốt sùi mào gà, người bệnh cần quan tâm một số vấn đề dưới đây để tăng tốc quá trình phục hồi, cụ thể như:
Giữ vùng da được điều trị sạch sẽ và khô ráo, người bệnh có thể tắm như bình thường nhưng hạn chế sử dụng xà phòng hoặc chất tẩy rửa có hương liệu để tránh kích thích da.
Người bệnh không nên bóc vảy hoặc vết nước mủ sau điều trị, để tránh làm tổn thương vùng da đang rất nhạy cảm này.
Sử dụng thuốc kháng sinh hoặc kem chống viêm nếu được chỉ định bởi bác sĩ điều trị.
Tránh vết đốt sùi mào gà tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, có thể sử dụng kem chống nắng để bảo vệ vùng da được điều trị.
Theo dõi tình trạng vùng da được điều trị và thông báo cho bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường như đỏ, sưng, đau hoặc nhiễm trùng tại chỗ đốt sùi mào gà.
Chế độ dinh dưỡng: Nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, sắt, vitamin A, vitamin c, trái cây, sữa… để vùng đốt mau hồi phục. Hạn chế sử dụng rượu, bia, đồ cay nóng, dầu mỡ. Đặc biệt kiêng hải sản và các loại thức ăn nhanh để tránh gây ngứa ngáy, lâu liền vết thương tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm.
Kiêng quan hệ tình dục: Theo các chuyên gia khuyến cáo “Chỉ nên quan hệ tình dục lại khi vết thương sau đốt sùi mào gà đã hồi phục hoàn toàn”, tùy cơ địa mà thời gian hồi phục của mỗi người sau khi đốt là khác nhau, tuy nhiên thời gian cần thiết là ít nhất 2 tuần. Việc quan hệ sớm khi vết thương chưa lành có thể gây viêm nhiễm và gia tăng nguy cơ tái phát.
Nếu có nhu cầu được điều trị sùi mào gà an toàn và hiệu quả thì người bệnh có thể đến ngay trung tâm y tế chuyên khoa uy tín nhiều năm tại Đa Khoa Hữu Nghị để được các bác sĩ chẩn đoán và kiểm tra sức khỏe, từ đó có được phương pháp chữa trị sùi mào gà phù hợp và hiệu quả nhất, tránh nguy cơ để lại sẹo xấu và đau đớn khi điều trị
Hy vọng bài viết đã giải đáp cho các bạn được vấn đề “Đốt sùi mào gà có để lại sẹo không?”. Ngoài ra, nếu còn có câu hỏi nào khác chỉ cần nhanh chóng liên lạc ngay tới số Hotline: 039 957 5631, (Zalo: 039 666 2154) hoặc nhấp ô tư vấn cạnh bên >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được nhân viên y tế giải đáp thêm, đồng thời hỗ trợ sắp xếp lịch thăm khám sớm nhất.
Xem thêm: Sùi mào gà kiêng ăn gì? Tư vấn dinh dưỡng và lối sống