Tuy quá trình điều trị rối loạn kinh nguyệt bằng thuốc tránh thai là phương pháp khá phổ biến được nhiều chị em phụ nữ lựa chọn sử dụng hiện nay, nhưng cách điều trị này không thể áp dụng được hết cho tất cả các trường hợp phụ nữ. Để hiểu thêm về vấn đề này, chị em và bạn đọc quan tâm hãy cùng theo dõi qua bài viết bên dưới.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Thuốc tránh thai tác động đến chu kỳ kinh nguyệt như thế nào?

Thành phần chính của thuốc tránh thai chính là hormone nội tiết tổng hợp estrogen và progestin với khả năng ngăn chặn quá trình thai kỳ diễn ra ở chị em phụ nữ. Các hormone này hoạt động bằng cách ngăn chặn hiện tượng rụng trứng đồng thời làm tăng tiết dịch nhầy xung quanh cổ tử cung, từ đó ngăn cản tinh trùng vượt qua tử cung để gặp trứng thực hiện quá trình thụ tinh.

Thuốc tránh thai tác động đến chu kỳ kinh nguyệt như thế nào?

Thuốc tránh thai tác động đến chu kỳ kinh nguyệt như thế nào?

Hai hormone nội tiết estrogen và progestin trong thuốc tránh thai còn gây tác động trực tiếp đến cả chu kỳ kinh nguyệt và tử cung của chị em phụ nữ. Vì vậy mà đây có thể được xem là một phương pháp tránh thai rất hiệu quả, đặc biệt đối với những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng việc sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày có thể điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và giảm bớt triệu chứng đau bụng kinh hàng tháng ở phụ nữ.

Nguyên nhân gây đau bụng kinh là do trong giai đoạn kinh nguyệt diễn ra, sự sụt giảm mạnh về nồng độ hormone estrogen và progestin cùng với sự tăng lên đột ngột của prostaglandin (đây là một nhóm lipid có tác dụng giống như hormone mà cơ thể tạo ra nhiều tại các vị trí bị tổn thương hoặc viêm nhiễm trùng) gây ra tình trạng co bóp mạnh ở tử cung – nguyên nhân dẫn đến cảm giác đau bụng kinh khó chịu.

Do đó, việc sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày sẽ giúp các chị em điều chỉnh nồng độ của các hormone nội tiết trong cơ thể, điều hòa ổn định chu kỳ kinh nguyệt, đồng thời giảm thiểu những cơn đau bụng kinh khó chịu diễn ra mỗi tháng.

Thuốc tránh thai có giúp cải thiện rối loạn kinh nguyệt?

Thuốc tránh thai chứa một lượng khá lớn hormone estrogen và progesterone, vì vậy khi chị em phụ nữ sử dụng sẽ tạo ra hiện tượng “kinh nguyệt giả” làm cho chu kỳ kinh nguyệt trở nên đều đặn tự nhiên hơn sau khi sử dụng. Tuy nhiên, các hormone này đều là dạng tổng hợp, vì vậy các chuyên gia khuyến cáo rằng việc áp dụng phương pháp này cần tuân theo một thời gian nhất định và không nên sử dụng thường xuyên hoặc quá lạm dụng bởi nó có thể gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của phụ nữ.

Thuốc tránh thai có giúp cải thiện rối loạn kinh nguyệt?

Thuốc tránh thai có giúp cải thiện rối loạn kinh nguyệt?

Những tác dụng phụ mang nguy cơ tiềm ẩn bao gồm việc hình thành cục máu đông, tình trạng rong kinh, buồn nôn, mất cảm giác thèm ăn, mệt mỏi và suy nhược cơ thể. Ngoài ra, nếu lạm dụng thuốc tránh thai cũng sẽ ảnh hưởng tới quá trình phóng noãn, rụng trứng. Những tác động này kéo dài có thể gây hại nghiêm trọng đến chức năng sinh sản ở phụ nữ.

Vì vậy, trong trường hợp chu kỳ kinh nguyệt không đều và chị em muốn sử dụng thuốc tránh thai để điều hòa ổn định lại chu kỳ kinh nguyệt thì nên trao đổi cụ thể với các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể trước khi quyết định sử dụng.

Đối tượng phụ nữ nào không nên dùng thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai có thể mang lại những tác dụng tích cực như giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt, cân bằng nội tiết cũng như cải thiện làn da ở phụ nữ. Tuy nhiên, không phải trường hợp phụ nữ nào cũng có thể sử dụng thuốc tránh thai, cụ thể là các trường hợp sau:

  • Phụ nữ có nguy cơ cao mắc ung thư vú hoặc mắc các bệnh về tim mạch.
  • Phụ nữ trên 35 tuổi, có vấn đề về tăng huyết áp hoặc có tiền sử huyết áp cao
  • Phụ nữ bị hội chứng rối loạn đông máu hoặc đang mang thai.
  • Phụ nữ mắc bệnh liên quan đến buồng trứng, gan, hoặc thận.
  • Phụ nữ có thói quen hút thuốc lá khi sử dụng thuốc tránh thai có thể tăng nguy cơ rối loạn đông máu, dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như đau tim và đột quỵ.

Ngoài ra, các bé gái trong độ tuổi dậy thì hoặc ở vị thành niên thì tình trạng kinh nguyệt không đều là hiện tượng sinh lý bình thường nên không cần phải điều trị chuyên sâu.

Những lưu ý khi điều trị rối loạn kinh nguyệt bằng thuốc tránh thai

Lưu ý khi điều trị rối loạn kinh nguyệt bằng thuốc tránh thai

Lưu ý khi điều trị rối loạn kinh nguyệt bằng thuốc tránh thai

Hiện nay, việc điều trị rối loạn kinh nguyệt bằng thuốc tránh thai đã trở nên phổ biến hơn cả. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tránh thai một cách an toàn không phải chị em nào cũng hiểu rõ. Chính vì thế, các chuyên gia cảnh báo một số lưu ý mà chị em phụ nữ cần ghi nhớ khi sử dụng thuốc tránh thai như:

+ Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi quyết định sử dụng thuốc tránh thai để điều hòa ổn định chu kỳ kinh nguyệt.

+ Tránh lạm dụng thuốc tránh thai vì việc này có thể gây ra tình trạng vô sinh hoặc mang thai ngoài tử cung trong tương lai.

+ Cần theo dõi các biểu hiện của cơ thể và ngưng sử dụng ngay sau khi thấy những triệu chứng bất thường sau: chảy máu và đau rát âm đạo khi quan hệ tình dục, viêm nhiễm âm đạo hoặc đường tiết niệu, triệu chứng đau bụng kinh dữ dội hơn rất nhiều so với những chu kỳ kinh trước đó, tình trạng rong kinh rong huyết dài trên 7 ngày kèm theo ra nhiều máu kinh, có cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa,…

Một số biện pháp khác giúp điều trị rối loạn kinh nguyệt

Ngoài việc điều trị rối loạn kinh nguyệt bằng thuốc tránh thai, chị em phụ nữ cũng có thể áp dụng những phương pháp đơn giản và hiệu quả để điều hòa kinh nguyệt ngay tại nhà, bao gồm:

Một số biện pháp khác giúp điều trị rối loạn kinh nguyệt

Một số biện pháp khác giúp điều trị rối loạn kinh nguyệt

– Duy trì cân nặng trong khoảng hợp lý và cân đối.

– Thiết lập chế độ ăn uống khoa học và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

– Tránh hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích không lành mạnh như rượu, bia, đồ uống có cồn,…

– Thực hiện các bài tập yoga hoặc đi bộ nhẹ nhàng để hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt.

– Thực hiện việc ngồi thiền hàng ngày và duy trì lịch tập thể dục đều đặn phù hợp với sức khỏe bản thân.

– Giảm bớt việc sử dụng các loại đồ ăn nhanh, thực phẩm cay nóng nhiều dầu mỡ, thức ăn có nhiều chất béo, muối hoặc đường.

– Bổ sung vào chế độ ăn uống một số loại thực phẩm hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt như nước ép dứa, táo, nha đam, quả nho, mướp đắng, cà rốt, lá ngải cứu và sữa ấm.

Những biện pháp hỗ trợ này có thể giúp phụ nữ duy trì sự cân bằng ổn định lại lượng hormone nội tiết trong cơ thể, qua đó điều hòa chu kỳ kinh nguyệt một cách tự nhiên và an toàn.

Nếu có tình trạng rối loạn kinh nguyệt xảy ra, chị em phụ nữ hãy tìm đến ngay Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị Đà Nẵng – đây hiện đã và đang là địa chỉ y tế chuyên khoa phụ sản đầy uy tín với một đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn. 

Phòng khám Hữu Nghị luôn nhận được sự tín nhiệm trong nhiều năm từ các chuyên gia và những bệnh nhân đã từng đến thăm khám và điều trị, vì vậy các chị em phụ nữ có thể yên tâm khi lựa chọn nơi đây thực hiện quá trình thăm khám trị liệu kinh nguyệt ổn định.

Hy vọng rằng bài viết “Lưu ý khi điều trị rối loạn kinh nguyệt bằng thuốc tránh thai” này đã mang lại nhiều thông tin hữu ích liên quan đến mối quan tâm của bạn đọc và các chị em quan tâm tìm hiểu. Nếu cần thêm sự tư vấn hoặc hỗ trợ xin bạn đọc vui lòng liên hệ đến số Hotline: 039 957 5631 hay là nhắn tin vào khung chat trực tiếp: >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để các nhân viên tại phòng khám giải đáp và hỗ trợ lên lịch điều trị nhanh chóng.