Tình trạng đi vệ sinh ra máu không phải hiếm gặp, nó thường do các tổn thương ở niêm mạc hậu môn hoặc vùng trực tràng gây ra. Tuy vậy cũng có nhiều nguyên nhân khác gây ra tình trạng trên. Bài viết dưới đây tổng hợp 10 nguyên nhân gây ra tình trạng đi vệ sinh ra máu cho bạn đọc tìm hiểu.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

10 nguyên nhân gây ra tình trạng đi vệ sinh ra máu

Rò tiêu hóa

Vì nhiễm trùng xảy ra do quy trình phẫu thuật sai sót hoặc bệnh viêm nhiễm khác khiến các lỗ rò xuất hiện giữa hậu môn, trực tràng và các cơ quan tiêu hóa khiến cho dịch tiêu hóa, mủ và máu có thể bị rò rỉ ra ngoài lẫn với phân. Người bệnh sẽ thấy đi vệ sinh ra máu thường xuyên với số lượng khác nhau. 

Các trường hợp này cần chẩn đoán và phẫu thuật để xử lý, kết hợp với sử dụng liệu pháp kháng sinh để chữa trị.

Đi vệ sinh ra máu do rò tiêu hóa

Đi vệ sinh ra máu do rò tiêu hóa

Nứt hậu môn

Hậu môn xuất hiện một vết rách trên lớp niêm mạc làm lộ cơ xung quanh dẫn đến co thắt, về lâu dài kéo các mép vết nứt ra ngày càng rộng hơn. Tổn thương thường xuất hiện khi người bệnh có tình trạng bị táo bón, đi đại tiện ra kèm phân cứng, có kích thước lớn gây đau đớn và chảy máu khi đi vệ sinh.

Ngoài ra những chấn thương ngoài ý muốn tại hậu môn hoặc cố tình đưa vật lạ vào hậu môn cũng khiến tình trạng đi vệ sinh ra máu xuất hiện do hậu môn bị nứt.

Hầu hết các vết rách hậu môn đều có xu hướng thuyên giảm dần khi áp dụng các phương pháp điều trị đơn giản tại nhà. Tuy nhiên, một số trường hợp nghiêm trọng do kéo dài có thể phải dùng thuốc hoặc thậm chí là phẫu thuật để chữa lành tổn thương do nứt hậu môn.

Bệnh trĩ

Trĩ là bệnh cũng là nguyên nhân hay gặp nhất gây ra tình trạng đi ngoài ra máu. Nguyên nhân bệnh trĩ do: lối sống sinh hoạt bừa bãi, dùng thực phẩm ít chất xơ, ít uống nước, sử dụng rượu bia, stress căng thẳng kéo dài, rặn mạnh khi đi vệ sinh, táo bón mãn tính,… bệnh dễ xuất hiện ở phụ nữ mang thai hoặc người sử dụng thuốc tây lâu dài.

Do búi trĩ lâu ngày bị sa xuống hoặc lòi ra ngoài hậu môn, cọ xát với hậu môn gây những vết xước làm chảy máu đổ theo lẫn theo phân ra ngoài. Nếu tình trạng chảy máu do trĩ tăng và chảy thành dòng, thì phải đi khám để bác sĩ can thiệp phẫu thuật loại bỏ búi trĩ này.

Đi vệ sinh ra máu do bị trĩ

Đi vệ sinh ra máu do bị trĩ

Polyp đại trực tràng

Do sự tăng sinh, phát triển vượt mức của lớp niêm mạc đại trực tràng, đó là những khối u lồi vào trong lòng đại trực tràng. Nếu polyp xuất hiện ở lớp lót của đại trực tràng sẽ gây kích ứng, viêm nhiễm và đi vệ sinh ra máu.

Sa trực tràng

Sa trực tràng khác với bệnh trĩ nhưng dễ gây nhầm lẫn cho người bệnh do triệu chứng bệnh khá giống nhau. Đặc điểm nhận biết là bệnh thường xuất hiện ở người cao tuổi, gây tình trạng đi vệ sinh ra máu, kèm theo đau bụng vùng dưới. Bệnh sa trực tràng cần được điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm hơn.

Viêm dạ dày ruột

Nguyên nhân chính gây viêm dạ dày ruột là do vi khuẩn và virus. Không chỉ gây ra tình trạng đi ngoài có phân lẫn kèm máu, bệnh nhân viêm dạ dày ruột trong phân thường lẫn nhiều chất dính nhầy.

Để điều trị, bệnh nhân cần uống đủ nước để bù cho chất lỏng đã bài tiết ra ngoài, đồng thời dùng thuốc kháng virus hoặc thuốc kháng sinh tùy theo tác nhân gây bệnh là virus hay vi khuẩn.

Viêm túi thừa

Túi thừa đại tràng là một túi nhỏ phồng lên từ thành ruột kết. Tình trạng túi thừa thường gặp ở những người lớn tuổi. Khi túi thừa bị nhiễm khuẩn chảy máu khiến phân có lẫn máu. Tình trạng này có thể tự ngưng, bị gián đoạn hoặc kéo dài liên tục kèm theo triệu chứng không rõ rệt đau bụng dưới bên trái, tiêu chảy liên tục, sốt nhẹ,…

Đi vệ sinh ra máu do viêm túi thừa

Đi vệ sinh ra máu do viêm túi thừa

Một số người thậm chí không biết mình bị viêm túi thừa do triệu chứng chảy máu không gây ra đau đớn và có thể tự hết. Nhưng nếu bệnh nhân bị viêm túi thừa nặng chảy nhiều máu khi đi ngoài thì cần phẫu thuật cắt bỏ túi thừa.

Viêm đại tràng hoặc viêm trực tràng

Đây cũng là những nguyên nhân gây ra tình trạng đi ngoài ra máu, bệnh xuất hiện là do người bệnh

  • Nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng
  • Mắc hội chứng ruột kích thích
  • Mắc bệnh Crohn
  • Điều trị xạ trị, hóa trị
  • Quan hệ tình dục qua hậu môn
  • Táo bón mãn tính
  • Uống nhiều chất kích thích mạnh như rượu, bia, cà phê,…

Bệnh đường tình dục lây nhiễm

Quan hệ tình dục không an toàn sẽ khiến người bệnh có nguy cơ cao mắc nhiều bệnh nghiêm trọng, trong số đó có nhiều vi khuẩn gây nên tình trạng viêm trực tràng, viêm hậu môn khiến người bệnh đi vệ sinh ra máu.

Bệnh lây nhiễm qua tình dục đều rất khó để điều trị hoàn toàn dứt điểm, nguy cơ lây nhiễm cao, cần chẩn đoán và điều trị lâu dài để kiểm soát triệu chứng.

Ung thư đại tràng

Đi ngoài ra máu có thể là triệu chứng của bệnh ung thư đại tràng, do tế bào sinh trưởng bất thường hình thành nên khối u.

Đi vệ sinh ra máu do ung thư đại tràng

Đi vệ sinh ra máu do ung thư đại tràng

Tình trạng viêm nhiễm và tổn thương tại lớp niêm mạc đại tràng sẽ dẫn tới đi vệ sinh, đi ngoài ra máu. Dẫn tới biến chứng nghiệm trọng thành ung thư đại tràng.

Tìm hiểu bài viết khác : Bác sĩ giải đáp: Ra máu báo thai thử que được chưa

Biện pháp khắc phục tình trạng đi vệ sinh ra máu

Sau khi kiểm tra nguyên nhân gây ra tình trạng đi vệ sinh, đại tiện ra máu có kết quả chính xác, bệnh nhân sẽ được bác sĩ tư vấn để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp tùy thuộc nguyên nhân gây ra bệnh.

Bên cạnh đó, bệnh nhân đại tiện ra máu tươi còn cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống cũng như thói quen sinh hoạt như sau:

Áp dụng phương pháp ăn uống khoa học, có thực đơn giàu chất xơ từ rau xanh, rau củ, trái cây, đồng thời uống nhiều nước để giảm nguy cơ táo bón và nứt hậu môn

Tạo thói quen đi đại tiện đều đặn hằng ngày vào một thời điểm nhất định giúp cải thiện tình trạng táo bón, tránh rặn quá mạnh cũng như không đi cầu quá lâu

Cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau mỗi lần đi đại tiện, có thể ngâm nước nóng hậu môn để cải thiện bệnh trĩ gây ra vấn đề đi vệ sinh ra máu.

Hạn chế thực phẩm cay nóng, dễ táo bón và có ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa như: thức ăn nhiều chất béo, chiên xào nhiều dầu mỡ, quá chua, cay nhiều, đồ ngọt,…

Ăn thực phẩm giàu chất sắt, giảm thiểu tình trạng bị thiếu máu do đi vệ sinh ra máu như các loại hạt, gan động vật, lòng đỏ trứng, đậu hũ, ngũ cốc, vừng đen,…

Tránh bưng bê, khiêng vác vật nặng quá mức hoặc không ngồi lâu một chỗ, ít thay đổi tư thế hoạt động

Ăn uống đúng cữ và ngủ đúng giờ giấc

Tập luyện thể dục thể thao phù hợp đều đặn mỗi ngày để cải thiện sức khỏe cũng như góp phần thúc đẩy nhu động ruột, giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.

Triệu chứng đi vệ sinh ra máu nếu không sớm được phát hiện và xử lý đúng cách có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, khi có biểu hiện này, bệnh nhân nên đi khám ngay chuyên môn để có biện pháp can thiệp xử lý kịp thời nhất, tránh để bệnh tình thêm trở nặng.

Bài viết 10 nguyên nhân gây ra tình trạng đi vệ sinh ra máu hy vọng đã đem lại nhiều thông tin cho người đọc phòng tránh, nếu cảm thấy bản thân có triệu chứng ra máu khi đi vệ sinh, đi ngoài thì hãy đến ngay cơ sở y tế Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị để được thăm khám và kiểm tra sớm để điều trị, tránh làm cho bệnh biến chứng nguy hiểm hơn.

Hoặc có thắc mắc khác trực tiếp gọi ngay Hotline: 039 957 5631, (Zalo: 039 666 2154) hoặc vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến sức khỏe hoàn toàn miễn phí.