Tình trạng tiểu ra máu bất thường có thể xảy ra ở cả nam và nữ, không chỉ khiến người bệnh lo lắng, hoang mang mà nó còn có thể là do nhiều bệnh lý nguy hiểm về đường tiết niệu gây ra. Vì vậy, bài viết sau đây sẽ giải đáp “Đi tiểu ra máu là bệnh gì?” để người bệnh có thể phòng tránh hoặc sớm nhận biết điều trị và khắc phục tình trạng này nhé.

Tình trạng cụ thể: Đi tiểu ra máu là như thế nào?
Đi tiểu ra máu (còn gọi là đái ra máu) là hiện tượng nước tiểu đào thải ra khỏi cơ thể có lẫn ít máu, cục máu đông hoặc có màu hồng nhạt. Độ đậm màu của máu trong nước tiểu sẽ phụ thuộc vào loại bệnh tiểu máu mà người bệnh đang mắc phải và lượng hồng cầu trong máu bị rò rỉ vào bên trong nước tiểu. Có hai loại tiểu ra máu bao gồm tiểu máu vi thể và tiểu máu đại thể.

Đi tiểu ra máu
Nếu người bệnh mắc chứng tiểu máu đại thể có thể dễ dàng nhận biết bệnh bằng mắt thường với triệu chứng điển hình là nước tiểu chuyển màu hồng nhạt hoặc hơi đỏ. Tuy nhiên, nếu người bị tiểu máu vi thể thì sẽ rất khó để có thể thấy được máu trong nước tiểu vì hồng cầu của tiểu máu vi thể chỉ nhận thấy dưới kính hiển vi qua các xét nghiệm nước tiểu.
Ngoài ra, chứng tiểu ra máu này cũng nằm trong những dấu hiệu xảy ra khi người bệnh mắc các bệnh tiết niệu như thận, bàng quang hoặc niệu đạo. Chứng tiểu ra máu có thể điều trị khỏi hoàn toàn, khi người bệnh tìm hiểu và khắc phục được hết nguyên nhân gây ra tiểu máu – có thể là từ những bệnh ở các cơ quan của hệ tiết niệu.
Xem thêm : Vùng kín có mảng bám màu trắng là dấu hiệu của bệnh gì?
Giải đáp: Đi tiểu ra máu là bệnh gì?
Để trả lời câu hỏi “Đi tiểu ra máu là bệnh gì?” thì các chuyên gia cho biết đi tiểu ra máu có thể là dấu hiệu tổn thương ở một vài cơ quan nào đó liên quan đến hệ thống bài tiết của cơ thể và bệnh lý nguy hiểm đã gây ra tình trạng tiểu ra máu bất thường này, cụ thể như:

Đi tiểu ra máu là bệnh gì?
Sỏi thận
Đây là tình trạng bệnh đường tiết niệu thường hay gặp phải và cũng là nguyên nhân gây ra chứng tiểu ra máu nhất phổ biến nhất. Sự hình thành của chứng sỏi thận là do các chất cặn dư thừa trong nước tiểu lắng xuống và tích tụ dần thành các tinh thể rắn tạo nên chứng sỏi thận hoặc sỏi bàng quang.
Khi mới hình thành lúc đầu, các viên sỏi có kích thước khá nhỏ nên có thể dễ dàng tự đào thải qua đường tiểu. Nhưng khi có viên sỏi lớn hơn hoặc nhiều trường hợp viên sỏi lớn với góc cạnh sắc nhọn, cứng khi di chuyển đã tạo ma sát, trầy xước gây tổn thương và chảy máu niêm mạc đường tiết niệu. Bệnh lý này có thể được phát hiện thông qua siêu âm hoặc chụp thận với loại thuốc cản quang tĩnh mạch.
Thận đa nang
Các triệu chứng của bệnh thận đa nang bao gồm như đau thắt lưng, tiểu ra máu hoặc dịch mủ, có thể phát hiện khối u vùng hố thận và nồng độ ure trong máu tăng cao. Một số trường hợp bệnh nhân còn có biểu hiện bụng chướng to và khi sờ vùng cạnh rốn sẽ thấy có một khối sưng rõ rệt.
Lao thận
Đa phần các trường hợp bị lao thận sẽ đi kèm với cả chứng viêm bàng quang nên các biểu hiện lâm sàng đặc trưng tại vùng bàng quang như tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu thường xuyên nhưng tiểu khó,… Thông thường, chứng lao thận thường biểu hiện ra tình trạng tiểu ra máu vi thể và có thể xét nghiệm nước tiểu để nhận biết bệnh.
Ung thư thận
Tiểu hoặc đái ra máu là triệu chứng thường gặp ở người bệnh bị ung thư thận. Phần lớn các trường hợp bị ung thư thận tiểu ra máu đại thể không có máu cục, còn một số ít trường hợp sẽ tiểu ra máu vi thể với các cục máu đông kèm theo các cơn đau quặn thận. Kết quả chụp UIV có thể cho thấy kết quả là bể thận bị biến dạng hoặc khiếm khuyết.

Đi tiểu ra máu là bệnh gì? Ung thư thận
Viêm cầu thận cấp
Viêm cầu thận cấp là một đợt viêm cầu thận đột ngột, xảy ra nhanh bất ngờ với một tổn thương viêm cấp ở cầu thận có sự xuất hiện của các hồng cầu niệu, protein niệu, phù nề và bị tăng huyết áp. Bệnh lý này thường xuất hiện tình trạng tiểu ra máu vi thể kèm theo các biểu hiện phát ra toàn thân như sốt cao, đau 2 bên vùng thắt lưng và bị đau bụng dưới.
Viêm bể thận
Viêm thận/bể thận thường do thận bị nhiễm khuẩn cấp tính gây ra bởi các vi khuẩn gram xâm nhập và phát triển. Bệnh lý này thường đi kèm các biểu hiện rõ ràng như sốt cao rét run, tiểu buốt, tiểu rắt, đau vùng hạ vị thắt lưng, có thể có dịch mủ hoặc máu lẫn trong nước tiểu.
Bị chấn thương
Những chấn thương nghiêm trọng do tai nạn hoặc va chạm mạnh trong thể thao, vận động gây chấn thương ở bộ phận sinh dục như chấn thương thận, bàng quang, niệu quản, vùng thắt lưng hay vùng chậu cũng có thể là nguyên nhân gây chứng tiểu ra máu.Tuy nhiên, đa phần những tình trạng này không kéo dài và sẽ chấm dứt sau 24-48 giờ.
Bệnh niệu đạo
Các dấu hiệu liên quan đến chứng viêm niệu đạo hoặc phì đại tuyến tiền liệt ở niệu đạo bao gồm cảm giác buồn tiểu liên tục, tiểu ra máu nhiều lần (đại thể hoặc vi thể), tiểu rắt, đau rát khi tiểu và quan hệ tình dục, xuất tinh có lẫn máu,…
Nhiễm trùng đường tiểu
Các triệu chứng thường gặp của nhiễm trùng niệu đạo phải kể đến tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu có mùi khó chịu. Tuy nhiên, với các trường hợp người cao tuổi biểu hiện duy nhất được tìm thấy chỉ là tiểu ra máu vi thể, vì vậy cần phải chú ý để kịp thời đưa bệnh nhân đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để thực hiện các xét nghiệm cụ thể và điều trị kịp thời.

Đi tiểu ra máu là bệnh gì? Nhiễm trùng đường tiểu
Viêm tuyến tiền liệt
Tiền liệt tuyến chỉ có ở nam giới, nằm ở dưới bàng quang, bao bọc quanh phần đoạn đầu của ống niệu đạo, có vai trò sản xuất tinh dịch, đồng thời cũng là hàng rào bảo vệ đường tiết niệu khỏi các loại vi khuẩn và các chất độc hại xâm nhập. Khi tuyến tiền liệt phát triển bất thường quá mức sẽ gây chèn ép lên niệu đạo và cản trở dòng tiểu, làm tăng áp lực tại các mao mạch gây ra trạng thái chảy máu khi tiểu.
Viêm bàng quang
Một số bệnh lý ở bàng quang (như viêm bàng quang cấp, sỏi bàng quang, u ở bàng quang,…) cũng có thể gây tình trạng tiểu ra máu ở bệnh nhân. Các bệnh lý này có thể được phát hiện thông qua việc siêu âm hoặc chụp X – quang tại bệnh viện.
Viêm bàng quang cấp phần lớn là do nhiễm các loại vi khuẩn gram, đặc biệt là Escheria coli với con số lên đến 90% trường hợp viêm nhiễm. Ngoài ra cũng có nhiều loại vi khuẩn khác cũng có thể gây viêm bàng quang cấp (Proteus mirabilis, Staphylococcus saprophyticus, Klebsiella, Staphylococcus aureus,…).
Đến kỳ kinh nguyệt hàng tháng ở nữ
Do chu kỳ kinh nguyệt lặp lại hàng tháng ở chị em phụ nữ cũng có thể là nguyên nhân khi đi vệ sinh tiểu tiện sẽ dễ lẫn máu. Máu lẫn có thể có màu hồng hoặc đỏ cục phụ thuộc thể trạng chị em phụ nữ khi hành kinh.
Nếu muốn thực hiện kiểm tra thăm khám tình trạng tiểu ra máu bất thường thì bệnh nhân hãy đến ngay Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị để được các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm tiến hành các xét nghiệm nước tiểu, soi và siêu âm cụ thể để chẩn đoán và có biện pháp điều trị chấm dứt tình trạng này sớm nhất.
Hy vọng bài viết “Giải đáp: Đi tiểu ra máu là bệnh gì?” đã mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc và chị em phụ nữ quan tâm về bệnh lý đường tiết niệu, nếu còn câu hỏi về đi tiểu ra máu là bệnh gì và cần được tư vấn thêm thông tin hãy liên lạc tới số Hotline: 039 957 5631, (Zalo: 039 666 2154) hoặc nhấp khung tư vấn: >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được nhân viên y tế giải đáp đi tiểu ra máu là bệnh gì cụ thể hơn và hỗ trợ lên lịch thăm khám điều trị ngay nhé.