Mục Lục
Sau khi trải qua giai đoạn sinh nở, cơ thể chị em phụ nữ cần được nghỉ ngơi mới có thể phục hồi hoàn toàn. Chính vì vậy, phòng tránh việc mang thai sớm là điều rất cần thiết. Bài viết sau đây sẽ giải đáp một trong những thắc mắc được các chị em phụ nữ quan tâm “Đẻ mổ có nên đặt vòng tránh thai không?”.

Vòng tránh thai hoạt động như thế nào?
Vòng tránh thai IUD (Intrauterine Device) là biện pháp ngừa thai được nhiều chị em lựa chọn sử dụng bởi độ hiệu quả và tiện lời mà nó đem lại. Vòng là một dụng cụ chuyên dụng nhỏ gọn được làm từ nhựa dẻo và thường có hình dạng giống với chữ “T”. Đoạn cuối của vòng có đính kèm một dây nhỏ giúp thuận tiện cho việc kiểm tra và loại bỏ vòng khi cần thiết.
Vòng tránh thai đặt cho hiệu quả ngừa thai từ 3 đến 10 năm tùy thuộc vào loại vòng sử dụng. Đây là một phương pháp tránh thai rất hiệu quả với tỷ lệ cao lên đến hơn 99%. Vòng có thể được loại bỏ hoặc thay thế bất cứ lúc nào nếu chị em phụ nữ muốn có con hoặc không muốn sử dụng nữa.

Vòng tránh thai
Cơ chế hoạt động của vòng tránh thai phụ thuộc vào thành phần chất liệu của vòng, bao gồm vòng chứa hormone và vòng bằng đồng:
Đối với vòng chứa hormone: Sau khi đặt vòng vào trong tử cung, một lượng levonorgestrel – hormone nội tiết progesterone tổng hợp được giải phóng liên tục sẽ làm gia tăng nồng độ hormone progesterone trong cơ thể. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình rụng trứng, biến đổi lớp màng niêm mạc trong tử cung nhằm ngăn chặn tinh trùng thụ tinh và khiến phôi thai không thể phát triển ở tử cung.
Đối với vòng bằng đồng: Sau khi đặt vòng vào trong tử cung, ion đồng từ vòng sẽ ra tạo phản ứng viêm nhẹ, từ đó hình thành một môi trường không thích hợp cho tinh trùng, ngăn cản quá trình thụ tinh và phôi thai phát triển ở tử cung. Ngoài ra, ion đồng còn làm đặc chất dịch nhầy xung quanh cổ tử cung, từ đó hạn chế hoạt động của tinh trùng, ngăn chặn tình trạng mang thai ngoài ý muốn.
Đẻ mổ có nên đặt vòng tránh thai không? Thời điểm đặt thích hợp
Đối với các chị em phụ nữ vừa trải qua giai đoạn sinh nở, đặc biệt là đẻ mổ thì nên nghỉ ngơi một thời gian để ổn định sức khỏe. Những trường hợp này có thể đặt vòng tránh thai, tuy nhiên thời gian có thể đặt vòng cần chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa.

Đẻ mổ có nên đặt vòng tránh thai không? Thời điểm đặt thích hợp
Phụ nữ sau giai đoạn sinh con, khu vực tử cung trong quá trình mang thai đã giãn rộng và chịu nhiều sức ép. Chính vì vậy, các chị em cần tối thiểu 6 tháng mới có thể hoàn toàn hồi phục sức khỏe và cơ tử cung co trở lại như bình thường. Tuy nhiên, đối với các chị em sinh mổ thì thời gian hồi phục này có thể diễn ra lâu hơn.
Khi tử cung hoàn toàn hồi phục thì chị em mới có thể đặt vòng, điều này nhằm hạn chế tình trạng viêm nhiễm tử cung, đau bụng dữ dội, viêm vùng chậu hoặc rơi tuột vòng tránh thai sau khi đặt. Thời gian đặt tốt nhất là sau khi phụ nữ sạch kinh từ 3-4 ngày. Đối với những trường hợp mất kinh kéo dài thì nên kiểm tra thai kỳ trước khi đặt để tránh tình trạng đã mang thai trước đó. Tốt nhất chị em nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và lên liệu trình phù hợp với sức khỏe của bản thân.
Một vài vấn đề cần lưu ý khi đặt vòng tránh thai khi đẻ mổ
- Kiểm tra tình trạng sức khỏe và cơ tử cung trước khi tiến hành đặt vòng để đảm bảo an toàn.
- Thực hiện đặt vòng tại cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, với các bác sĩ có kinh nghiệm trong việc đặt vòng tránh thai.
- Chị em có thể thực hiện đặt vòng tối thiểu 6 tháng khi cơ tử cung đã hồi phục và có sự đồng ý từ bác sĩ. Có thể đặt ngay sau khi sạch kinh từ 3 – 4 ngày.
- Không đặt vòng trong các trường hợp mắc bệnh phụ khoa, bệnh tử cung (u xơ, ung thư), bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (HIV/AIDS, giang mai, sùi mào gà,…) hoặc đang mang thai.
- Cần nghỉ ngơi đầy đủ sau khi vừa đặt vòng, tránh quan hệ tình dục hoặc vận động quá mức trong vòng 1-2 tuần để tránh ảnh hưởng tới vị trí đặt vòng.
- Không thụt rửa hoặc vệ sinh sâu trong âm đạo, gần khu vực tử cung để tránh viêm nhiễm phụ khoa.
- Nếu có bất cứ triệu chứng bất thường nào xảy ra sau khi đặt vòng cần thông báo ngay lập tức cho bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Biện pháp ngừa thai khác thay thế vòng tránh thai
Cho con bú
Chị em phụ nữ sau sinh có thể cho con bú, nhu cầu tiết sữa nuôi con sẽ kích thích cơ thể sẽ tự động phát ra tín hiệu tăng cường sản xuất hormone prolactin để sản xuất thêm nhiều sữa mẹ. Tuy nhiên, chị em cần lưu ý rằng phải cho con bú nhiều lần và với lượng sữa mẹ phù hợp để kích thích cơ thể tiếp tục duy trì sản xuất hormone prolactin. Việc cho con bú thường xuyên và đều đặn sẽ giúp ổn định nồng độ hormone prolactin trong cơ thể, qua đó hạn chế tình trạng mang thai quay trở lại sớm.
Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng các chị em chưa có kinh nguyệt trở lại sau sinh. Các chuyên gia cho biết phương pháp ngừa thai bằng cách cho con bú có mức độ hiệu quả trong vòng 6 tháng đầu tiên sau sinh. Sau đó, trẻ bắt đầu ăn thêm thức ăn bổ sung và giảm dần việc bú sữa mẹ, điều này sẽ làm giảm tác dụng ngăn chặn thai kỳ.
Bao cao su

Bao cao su
Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục có thể là cách ngừa thai đơn giản và hiệu quả cho các chị em phụ nữ sau khi sinh, đặc biệt là sinh mổ. Bao cao su có chức năng chính là tạo ra lớp màng ngăn cách sự tiếp xúc của tinh trùng và trứng, từ đó ngăn chặn quá trình thụ tinh xảy ra.
Ngoài ra, bao còn ngăn chặn tinh dịch xâm nhập vào âm đạo, từ đó phòng tránh được các bệnh lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm như HIV/AIDS, giang mai, sùi mào gà,… Tuy nhiên, chị em và bạn tình cần sử dụng bao cao su đúng cách và loại bỏ bao sau khi sử dụng.
Que tránh thai
Que tránh thai là phương pháp ngừa thai hiệu quả hiện nay, với thời gian sử dụng khá lâu khoảng từ 3-5 năm. Chị em có thể thực hiện cấy loại que tránh thai chỉ chứa hormone progesterone – loại hormone không gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ và sức khỏe của trẻ nhỏ.
Hormone progesterone có trong que cấy mang khả năng ngăn chặn quá trình rụng trứng và thụ tinh, đồng thời làm thay đổi niêm mạc tử cung, từ đó hạn chế phôi thai bám vào phát triển. Sử dụng que cấy chỉ chứa hormone progesterone trong giai đoạn sau sinh mổ là một lựa chọn an toàn và hiệu quả để ngăn ngừa mang thai không mong muốn.
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng các biện pháp tránh thai sau khi sinh mổ thì các chị em hãy đến ngay cơ sở chuyên khoa: Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị tại Đà Nẵng. Qua đó được các bác sĩ nhiều kinh nghiệm chuyên môn tư vấn và hỗ trợ cụ thể, tránh gặp phải các tình huống không mong muốn khi sử dụng.
Mong rằng bài viết “Đẻ mổ có nên đặt vòng tránh thai không?” vừa rồi đã giải đáp được nhiều thắc mắc cho bạn đọc và chị em phụ nữ quan tâm vấn đề này. Nếu còn câu hỏi hoặc cần hỗ trợ thì xin liên hệ trực tiếp qua đường dây nóng bên cạnh: Hotline: 039 957 5631, (Zalo: 039 666 2154) hoặc nhắn ngay qua link chat này: >>Tư Vấn Trực Tuyến<<. Đội ngũ nhân viên y tế trực ban sẽ hỗ trợ và sắp xếp lịch thăm khám nhanh nhất cho bạn.