Mục Lục
Triệu chứng đau bụng quanh vùng rốn xuất hiện và thường xuyên xảy ra khiến nhiều người lo lắng, bởi nó là nguy cơ tiềm ẩn của nhiều bệnh như rối loạn tiêu hóa, viêm ruột thừa, đau dạ dày,… Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về vấn đề này và giải đáp câu hỏi “Đau bụng vùng rốn thường xuyên có nguy cơ bị bệnh gì?”.

Triệu chứng đau bụng vùng rốn
Vị trí đau tại nửa bụng trên rốn
Nếu gặp phải trường hợp đau bụng tại nửa bụng trên rốn, có thể do một số bệnh lý gây ra bao gồm:
- Bệnh lý về gan hoặc mật như: viêm gan, ung thư gan, sỏi mật, viêm túi mật cấp tính, viêm túi mật mãn tính, giun chui ống mật làm tắc nghẽn,…
- Bệnh lý về dạ dày như viêm dạ dày cấp tính, viêm dạ dày mãn tính, viêm loét tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, loét dạ dày, ung thư dạ dày,…
- Bệnh lý đại tràng ngang như viêm đại tràng cấp tính, viêm đại tràng mãn tính, hội chứng ruột kích thích, ung thư đại tràng, túi thừa đại tràng, loét tá tràng,…
- Các bệnh lý khác như viêm tụy cấp tính, ung thư tụy, lá lách to, tắc mạch lá lách,…

Đau bụng vùng rốn
Vị trí đau tại nửa bụng dưới rốn
Tình trạng đau bụng ở vị trí nửa bụng dưới rốn ở người bệnh còn có thể do nguyên nhân như:
- Vấn đề ở hệ tiêu hóa: viêm ruột thừa, ung thư đại tràng, ung thư trực tràng,…
- Một số bệnh về hệ tiết niệu: sỏi thận, tắc nghẽn đường tiết niệu, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, viêm đường tiết niệu
- Một số bệnh ở nữ cũng gây ra tình trạng này như: u nang buồng trứng, viêm buồng trứng, ung thư buồng trứng, viêm phần phụ, u xơ tử cung, ung thư tử cung, xoắn buồng trứng,…
Vị trí đau toàn ổ bụng và không có vị trí xác định
Nếu gặp tình trạng đau bụng ở toàn ổ bụng thì cần phải chú ý đến một số bệnh nguy hiểm như: viêm phúc mạc, di căn ung thư tới màng bụng, lồng ruột, viêm ruột cấp tính, lao màng bụng,…
Đau bụng vùng rốn thường xuyên có nguy cơ tiềm ẩn bệnh gì?
Rối loạn tiêu hóa:
Người bệnh gặp vấn đề bất thường tại ruột non thì vùng xung quanh rốn sẽ có biểu hiện đau bụng quặn thành từng cơn, đây là biểu hiện của sự rối loạn tiêu hóa. Người bệnh sẽ có cảm giác đau đớn hơn khi ấn nhẹ vào vùng bụng, kèm theo đau bụng xung quanh vùng rốn quặn từng cơn còn có sự hiện diện tiêu chảy, nôn ói, khó chịu trong người…

Đau bụng vùng rốn do rối loạn tiêu hóa
Hội chứng ruột kích thích:
Hay còn có tên gọi khác là bệnh viêm đại tràng co thắt, nguyên nhân này làm cho vùng xung quanh rốn sẽ xuất hiện đột ngột những cơn đau bụng quặn lên từng cơn rất khó chịu, kèm theo là cảm giác đầy hơi, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy, phân ra lỏng,…
Các bệnh phụ khoa:
Nếu phụ nữ xuất hiện tình trạng đau bụng vùng rốn quặn từng cơn thì rất có khả năng là do các bệnh lý gây ra như: u xơ tử cung, u nang buồng trứng, lạc niêm mạc tử cung, viêm vùng chậu…
Bệnh lý liên quan đến gan:
Viêm gan, ung thư gan thì cũng sẽ xuất hiện triệu chứng đau bụng quặn từng cơn ở vùng trên rốn và kèm theo đó là hiện tượng vàng da ở người bệnh.
Bệnh liên quan đến dạ dày:
Trào ngược axit (đau dạ dày), trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày,… cũng có khả năng gây ra các cơn đau bụng vùng rốn.
Đau ruột thừa:
Cơn đau bụng quặn thành vùng xung quanh rốn sau đó di chuyển vùng bụng thấp bên phải, kèm theo đó là các triệu chứng như sốt nhẹ, tiêu chảy, buồn nôn,…

Đau bụng vùng rốn do đau ruột thừa
Thoát vị rốn:
Tình trạng này thường xảy ra đối với trẻ sơ sinh hoặc các bé lớn hơn, khi một phần nội tạng bên trong cơ thể bị lồi ra ngoài do cơ bụng đóng không kín ở vùng rốn. Với trường hợp này cơn đau thường xuất hiện ở vị trí quanh rốn hoặc tại vị trí thoát vị. Tuy số lượng trẻ bị thoát vị rốn ít nhưng đa phần những người hợp bị có nguy cơ tử vong rất cao.
Tắc ruột non:
Tình trạng này thường xảy ra ở một phần nhỏ hoặc toàn bộ ruột non, khi bị tắc nghẽn khiến thức ăn không tiến sâu được vào đường tiêu hóa gây ra đau bụng quanh rốn nếu không kịp thời điều trị có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe, ngoài ra còn kèm theo các triệu chứng khác nhận biết được bao gồm:
- Chướng bụng, đầy hơi ở bụng
- Mất nước, có thể nóng sốt
- Nhịp tim tăng nhanh
- Buồn nôn và nôn mửa
- Táo bón nặng, kéo dài
- Ăn uống không ngon miệng
Viêm tụy cấp:
Chứng viêm tụy cấp tính thường xảy ra do người bệnh sử dụng nhiều chất có cồn, các loại thuốc, tác nhân gây hại hoặc sỏi mật. Nhiều trường hợp khi bị viêm tụy cấp người bệnh có biểu hiện đau bụng quanh rốn, ngoài ra còn có thể bị buồn nôn, nôn mửa, nhịp tim tăng cao.
Với những trường hợp bệnh nhẹ chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế vận động mạnh, sử dụng thuốc giảm đau là tình trạng đau sẽ giảm nhưng nếu trường hợp trở nặng cần phải nhập viện để được can thiệp điều trị ngay.
Phình động mạch chủ:
Động mạch chủ thay đổi kích thước hoặc bị biến dạng thành hình túi, hình thoi khiến thành mạch dễ bị vỡ. Những trường hợp có nguy cơ mắc bệnh này là người thường xuyên sử dụng thuốc lá, người có tiền sử bệnh tiểu đường, tăng huyết áp. Không chỉ nguy hiểm vì nó có thể gây vỡ mạch tại vị trí phình mà còn có thể dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
Các biểu hiện của bệnh như đau bụng quanh rốn, đau lưng,… các cơn đau này đột ngột xuất hiện và có thể lan xuống vùng bẹn, mông và chân. Ngoài ra còn có thể xuất hiện tình trạng bụng bị gồng căng cứng, cảm giác mạch đập mạnh ở vùng bụng, tâm trạng lo âu, tim đập nhanh, khó thở, tụt huyết áp,…
Ngộ độc thực phẩm:
Trường hợp này là khi người bệnh ăn phải những thực phẩm bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc chứa chất gây ra ngộ độc cấp tính thông thường là do ăn phải thức ăn ôi thiu bị biến chất.

Đau bụng vùng rốn do ngộ độc thực phẩm
Người bệnh bị đau bụng dữ dội ở vùng quanh rốn kèm theo cảm giác buồn nôn, nôn mửa, người nóng sốt, có thể xuất hiện các triệu chứng giống như cảm cúm, tiêu chảy hoặc đi ngoài phân lỏng trên 2 ngày cùng với dấu hiệu bị mất nước, chóng mặt, choáng váng,…
Nguyên nhân khác:
Nhiễm trùng đường tiết niệu, tắc ruột, đau bụng do giun, đau bụng do nhiễm trùng hậu môn,… cũng gây ra đau bụng vùng rốn.
Xem thêm bài viết khác : Đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn là biểu hiện của bệnh gì?
Giải pháp xử lý giảm đau bụng vùng rốn
Uống các loại trà gừng, trà mật ong bạc hà
Chườm túi nước nóng hay khăn nóng quanh vùng bụng
Có chế độ ăn uống cũng như nghỉ ngơi hợp lý theo phương pháp khoa học
Khi bị đau bụng vùng rốn cần phải nghỉ ngơi tránh hoạt động mạnh khiến cơn đau xuất hiện nhiều hơn. Đồng thời chế độ ăn uống nhẹ nhàng, dễ tiêu hóa.
Khi chườm túi nước nóng hay khăn nóng quanh vùng bụng sẽ làm dịu cơn đau bụng vùng rốn rõ rệt, phương pháp này đơn giản và dễ dàng thực hiện.
Trà gừng và trà mật ong bạc hà có tác dụng làm ấm và dịu bụng, giảm nhẹ cơn cơ thắt ruột, làm giảm cảm giác buồn nôn.
Đối với những cơn đau bụng vùng rốn thông thường, chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn thì có thể không nguy hiểm. Tuy nhiên nếu tình trạng đau bụng vùng rốn kéo dài và có nhiều tình trạng bất thường khác đi kèm như nóng sốt, vàng da, ra máu,… khiến sức khỏe ngày càng sa sút thì người bệnh nên nhanh chóng đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện như Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị (Đà Nẵng) để được thăm khám, kiểm tra.
Ở trên đã giải đáp “Đau bụng vùng rốn thường xuyên có nguy cơ bị bệnh gì?” cũng như cách làm giảm cơn đau bụng đơn giản tại nhà, hy vọng đã đem lại nhiều thông tin hữu ích cho người đọc. Nếu có triệu chứng đau bụng vùng rốn người bệnh có thể gọi ngay Hotline: 039 957 5631, (Zalo: 039 666 2154) hoặc nhấp vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được tư vấn cũng như lên lịch khám ngay nhé.