Mục Lục
Tình trạng đau bụng quanh rốn có thể xuất hiện ở mọi loại đối tượng, từ trẻ em cho đến người lớn tuổi. Cơn đau không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt học tập và làm việc hàng ngày mà nó còn có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh.

Đau bụng quanh rốn cảnh báo điều gì? Có nguy hiểm không?
Nhiễm giun, sán ký sinh
Khi có tình trạng bị đau bụng quanh rốn do giun hoặc sán ký sinh gây ra, người bệnh sẽ có triệu chứng buồn nôn dữ dội, cảm giác khó chịu, đau đớn ở vùng bụng, nhất là khi đói thì các triệu chứng này lại mạnh lên.
Cần lưu ý: Trường hợp giun đũa ký sinh nhiều còn có thể gây ra tình trạng tắc ruột vô cùng nguy hiểm. Người bệnh có thể bị nôn mửa nghiêm trọng dẫn đến mất nước nghiêm trọng, choáng váng,… thậm chí là ngất xỉu. Nếu tình trạng tắc ruột do giun không sớm được xử lý sẽ dẫn đến hoại tử và làm thủng ruột.

Đau bụng quanh rốn
Viêm dạ dày
Một số loại virus hoặc vi khuẩn cũng có thể gây chứng viêm dạ dày dẫn đến đau bụng xung quanh rốn, cụ thể như:
- Cúm dạ dày là loại nhiễm trùng đường ruột và dạ dày lành tính, có thể tự khỏi sau vài ngày đến một tuần.
- Nhiễm khuẩn dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra các triệu chứng như đau bụng, nóng bỏng rát, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đầy bụng và khó tiêu.
- Nhiễm khuẩn đường ruột do vi khuẩn có trong thực phẩm hư hỏng, hết hạn hoặc trong nguồn nước sinh hoạt.
Viêm ruột thừa
Ruột thừa là một đoạn ruột nhỏ và ngắn gắn liền với ruột già. Khi đoạn ruột thừa này bị viêm, nó có thể gây ra các cơn đau âm ỉ quanh vùng rốn và đau nhiều hơn ở khu vực phía dưới của bụng hoặc lưng. Ngoài ra, chứng viêm ruột thừa còn gây ra các triệu chứng khác như sốt, buồn nôn, nôn mửa, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy, chán ăn hay đầy hơi, chướng bụng.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu là những bệnh lý viêm nhiễm ở các cơ quan của hệ tiết niệu, trong đó nhiễm trùng bàng quang cũng có thể là nguyên nhân xuất hiện tình trạng đau bụng âm ỉ xung quanh rốn khó chịu. Nếu tình trạng nhiễm trùng lan nhanh sang thận thì cơn đau có thể xảy ra ở vùng bụng trên hoặc lan ra phía sau lưng, gần với phần hông.

Đau bụng quanh rốn do nhiễm trùng đường tiết niệu
Một trong những đặc điểm nhận biết cụ thể hiện trạng đau bụng do nhiễm trùng tiết niệu là sự xuất hiện của những triệu chứng bất thường như đau ở cả vùng chậu, tiểu rắt, tiểu buốt, nước tiểu có mùi hôi nồng, có màu đục hay lẫn máu bên trong,…
Sỏi mật
Túi mật là một cơ quan nhỏ nằm ở cạnh gan để trữ dịch mật do gan tổng hợp và bài tiết ra, nó có tác dụng co bóp thúc đẩy phân hủy các chất béo, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn. Sỏi túi mật là bệnh lý gây ra những cơn đau bụng xung quanh vùng rốn và có thể lan rộng đến lưng hoặc vai phải, nhất là khi người bệnh ăn đồ béo thì cơn đau càng trầm trọng hơn.
Đa phần các trường hợp sỏi mật thường diễn ra âm thầm và rất khó phát hiện, chỉ đến khi chúng bị kẹt trong các tuyến nang dẫn gây ra những cơn đau thắt mạnh thì người bệnh mới biết.
Viêm tụy cấp
Cơn đau bụng xung quanh rốn có thể do viêm tụy cấp gây ra (tụy là một cơ tuyến nhỏ nằm giữa dạ dày và đoạn đầu của ruột non). Cơn đau do chứng viêm tụy này có thể xảy ra đột ngột hoặc âm ỉ kéo dài và tăng dần theo thời gian. Ngoài ra, cơn đau do viêm tụy cấp còn có thể lan ra đến vùng lưng dưới.
Bệnh Crohn
Bệnh Crohn là một loại bệnh viêm ruột mãn tính từng vùng, nó có thể gây đau bụng quanh rốn và lan khắp bất kỳ vùng nào của bụng (bao gồm ruột non, ruột già, đại tràng, hậu môn,…), cơn đau này có cảm giác tương tự như bị chuột rút theo từng cơn. Ngoài ra, bệnh Crohn cũng gây ra các biểu hiện bất thường khác ở hệ tiêu hóa bao gồm tiêu chảy, táo bón, nôn mửa, phân có lẫn máu, khiến người bệnh chán ăn, sụt cân, mệt mỏi, suy nhược cơ thể,.. thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Đau bụng quanh rốn do bệnh Crohn
Thoát vị
Thoát vị là khi một tạng hoặc một lớp mô liên kết trong thành bụng lồi ra, rách khỏi vị trí bình thường của nó mà phổ biến nhất là thoát vị rốn. Đau bụng quanh rốn do chứng thoát vị thường lan xuống vùng bụng dưới và đau dữ dội hơn khi người bệnh ho, hắt hơi, gắng sức, nâng vác nặng hoặc vươn vai. Ngoài ra, người bệnh có thể cảm thấy nặng nề hoặc căng tức ở vùng háng, có khối phình nhỏ hoặc một cục u nổi lên ở háng.
Hầu hết các trường hợp thoát vị rốn đều có thể được chữa khỏi. Nhưng một số trường hợp thoát vị có thể tái phát hoặc tiến triển nặng nề hơn gây tổn thương và hoại tử ở vùng bị thoát vị nghẹt.
Tóm lại, các triệu chứng đau bụng xung quanh rốn dù là do nguyên nhân nào gây ra thì đều có thể biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và đe dọa tính mạng người bệnh. Vì vậy, người bệnh khi có dấu hiệu này thì cần đi kiểm tra thăm khám để được xử lý khắc phục ngay.
Tìm hiểu thêm bài viết khác : Nước tiểu màu cam do nguyên nhân gì? Có nguy hiểm không?
Cách chẩn đoán triệu chứng đau bụng quanh rốn
Để xác định nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng đau bụng xung quanh rốn thì đầu tiên bác sĩ thăm khám sẽ xem xét tiền sử bệnh án của người bệnh kèm một số câu hỏi liên quan đến triệu chứng phát bệnh và thực hiện kiểm tra lâm sàng. Tùy thuộc vào kết quả đánh giá, người bệnh cần phải thực hiện thêm một vài xét nghiệm chuyên sâu để bổ sung như:
- Xét nghiệm máu
- Phân tích nước tiểu
- Kiểm tra mẫu phân
- Xét nghiệm hình ảnh thông qua Chụp X-quang, CT…
Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng đau bụng quanh rốn, vì vậy người bệnh không nên xem nhẹ chủ quan trước tình trạng này mà cần theo dõi cụ thể và cẩn thận, nếu có bất kỳ vấn đề nào xảy ra cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời, tránh biến chứng không mong muốn đe dọa tính mạng.
Một số biện pháp khắc phục nhanh đau bụng quanh rốn tại nhà
Giảm bớt tình trạng đầy hơi, chướng bụng: Sử dụng hành – là một nguyên liệu phổ biến, không chỉ là gia vị nấu ăn mà nó còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt, đặc biệt là chứng đầy hơi, tiêu chảy, ợ nóng.
Massage bụng: Có thể làm dịu bớt các cơn đau bụng, đầy hơi bằng cách massage bụng thường xuyên, có thể sử dụng dầu massage để giúp máu lưu thông tốt hơn và giảm nhẹ triệu chứng đau bụng quanh rốn.
Chườm nóng: Hơi nóng tỏa ra có tác dụng làm máu lưu thông tốt hơn, thuyên giảm bớt triệu chứng đầy hơi và đau bụng quanh rốn.
Nghỉ ngơi: Khi có tình trạng đau bụng quanh rốn âm ỉ thì người bệnh cần nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh có thể làm dịu tình trạng đau bụng khó chịu này.
Nếu người bệnh có biểu hiện nước tiểu màu cam hoặc xuất hiện những dấu hiệu bất thường khác thì hãy đến ngay trung tâm y tế Đa Khoa Hữu Nghị để được các bác sĩ giàu kinh nghiệm đảm nhận thực hiện kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân gây ra tình trạng này để tư vấn và có biện pháp điều trị hợp lý và an toàn nhất.
Hy vọng bài viết “Đau bụng quanh rốn cảnh báo điều gì? Có nguy hiểm không?” đã mang lại nhiều thông tin cần thiết cho bạn đọc và bệnh nhân quan tâm, nếu còn câu hỏi liên quan khác về tình trạng đau bụng quanh rốn và cần được tư vấn rõ hơn hãy liên lạc tới Hotline: 039 957 5631, (Zalo: 039 666 2154) hoặc nhấp bảng chat sau >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên viên y khoa giải đáp tình trạng đau bụng quanh rốn cụ thể và hỗ trợ sắp xếp lịch thăm khám ngay.