Mục Lục
Khi mang thai, thai phụ trở nên rất mẫn cảm và cần có sự chăm sóc chu đáo đặc biệt, phải chú ý các dấu hiệu bất thường xảy ra có thể ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi. Bài viết sau giải đáp thắc mắc “Đau bụng dưới khi mang thai là biểu hiện gì? Có nguy hiểm không?” tới bạn đọc đang quan tâm vấn đề này.

Nguyên nhân và biểu hiện của tình trạng đau bụng dưới khi mang thai
Phôi thai bắt đầu hình thành và làm tổ trong buồng tử cung
Trong thời gian đầu mang thai, người phụ nữ sẽ có cảm giác đau nhẹ, hơi âm ỉ ở bụng dưới. Nguyên nhân chính là do phôi thai đã bắt đầu vào tử cung và làm tổ trong buồng tử cung, tình trạng đau nhẹ này chỉ xuất hiện trong khoảng 2 – 3 ngày rồi dần dần biến mất.

Đau bụng dưới khi mang thai
Phôi thai phát triển sai vị trí, ở bên ngoài tử cung
Đau bụng dưới khi mang thai có thể là dấu hiệu cảnh báo người phụ nữ đang mang thai ngoài tử cung. Một số nguyên nhân dẫn đến thai ngoài tử cung có thể do viêm nhiễm đường sinh dục, vòi tử cung bất thường, chlamydia, lậu, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, hẹp tắc dẫn vòi trứng,…
Một số triệu chứng khác cảnh báo thai phát triển bên ngoài tử cung bao gồm: sản phụ bị đau bụng dưới khi mang thai, kèm theo đó ra máu ở âm đạo.
Thai phụ ăn uống không hợp lý, bị thiếu dinh dưỡng
Một số thai phụ gặp phải tình trạng đau vùng bụng dưới khi mang thai, nguyên nhân chính là do chưa có chế độ ăn uống phù hợp, kèm theo đó xuất hiện tình trạng táo bón thai kỳ. Đồng thời do tử cung người mẹ chịu nhiều áp lực do thai nhi tác động lên, vô tình khiến thai phụ gặp nhiều khó khăn trong vấn đề về đường tiêu hóa.

Đau bụng dưới khi mang thai do thai phụ thiếu dinh dưỡng
Ngoài ra lượng nồng độ nội tiết progesterone trong thời thai kỳ tăng cao hơn rất nhiều so với bình thường. Vì vậy đã gây ra hiện tượng thai phụ tiêu hóa kém hơn, dẫn đến chứng đau bụng, căng tức bụng khi mang thai, đi kèm theo đó là hiện tượng táo bón thai kỳ.
Bong lớp nhau thai
Dấu hiệu thường gặp đó là đau bụng dưới khi mang thai vào những tháng cuối thai kỳ, đồng thời dịch âm đạo tiết ra nhiều, có thể xuất hiện máu đỏ hoặc màu đen. Thai phụ gặp phải tình trạng này rất hiếm, nhưng phải nên cẩn thận nếu có những triệu chứng kể trên. Tốt nhất thai phụ nên đi khám và kiểm tra kịp thời, tránh những hậu quả nghiêm trọng.
Thai nhi phát triển, đôi lúc đạp bụng mẹ
Đây là một hiện tượng bình thường, chúng là dấu hiệu cho thấy em bé trong bụng đang phát triển rất tốt. Khi thai nhi bắt đầu đạp bụng mẹ, thành ổ bụng của thai phụ dần trở nên căng cứng hơn so với bình thường. Đồng thời, sản phụ sẽ cảm thấy hơi đau nhẹ vùng bụng dưới, tình trạng này sẽ không kéo dài quá lâu, người mẹ không bị ảnh hưởng nhiều, triệu chứng này sẽ dần dần biến mất.
Xem thêm : Đa nang buồng trứng là gì? Tìm hiểu về bệnh đa nang buồng trứng ở nữ
Tình trạng: Đau bụng dưới khi mang thai có nguy hiểm không?
Nếu thai phụ đang gặp phải tình trạng đau bụng khi mang thai đi kèm với những triệu chứng bất thường thì cần tới bệnh viện để được thăm khám ngay bao gồm:
-Đôi khi còn kèm xuất huyết ra máu âm đạo
-Đau bụng liên tục kéo dài, không thuyên giảm
-Khi đi ngoài và nôn thì có dịch nhầy màu nâu như bã cà phê
-Cơn đau bụng ngày càng tăng lên rõ rệt, đau từng cơn, đau quặn
-Cơ thể mệt mỏi mất sức, thường xuyên choáng váng và thậm chí là ngất xỉu
Vị trí đau bụng có thể xảy ra khi mang thai cần chú ý
Đau vùng bụng dưới trong giai đoạn mang thai
Người mẹ sẽ có cảm giác đau bụng dưới khi mang thai trong giai đoạn đầu này rất nhẹ như đau lâm râm, âm ỉ. Do lúc này thai nhi đang bắt đầu làm tổ trong bụng mẹ nên tình trạng đau ít và nhẹ, chỉ xuất hiện trong khoảng từ 2 – 3 ngày rồi dần biến mất.

Đau vùng bụng dưới khi mang thai
Tuy nhiên trong trường hợp nhiều cơn đau xuất hiện ở một bên bụng dưới (có thể xảy ra ở bất kỳ bên trái hay bên phải) ở thai phụ nhiều lần, cơn đau có thể tự giảm dần nhưng cũng có lúc lại đau cực kỳ dữ dội, hay đau quặn thắt kéo dài. Nhiều thai phụ bị đau bụng quặn từng cơn nhưng thường xuyên gặp nhất là ở những trường hợp nữ giới đã từng bị u xơ tử cung, u nang buồng trứng. Do sự xuất hiện của khối u sẽ khiến thai phụ gặp phải các triệu chứng đau quặn bụng dưới, đau quằn quại và có thể cơn đau sẽ dần thuyên giảm.
Rối loạn tiêu hóa cũng được cho rằng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng thai phụ đau bụng dưới khi mang thai quặn thành từng cơn. Ngoài ra tiền sản giật, tình trạng dọa sảy thai hay mang thai ngoài dạ con cũng được cho là nguyên nhân gây ra đau quặn dữ dội bụng dưới.
Đau bụng trên trong giai đoạn mang thai
Mẹ bầu đau bụng trên khi mang thai còn có thể là do các nguyên nhân như sự chèn ép của tử cung khi thai nhi phát triển ngày càng lớn,hoặc do ăn quá nhiều làm cho da và cơ bắp bị căng ra,…một số trường hợp rất nguy hiểm cần can thiệp y tế kịp thời.

Đau vùng bụng trên khi mang thai
Đau bụng bên trái trong giai đoạn mang thai
Vùng bụng dưới bên trái là những bộ phận thuộc khu vực bên trái từ rốn đến xương chậu. Do lúc này tử cung của người mẹ bị kéo giãn dài ra cùng với những áp lực lớn lên dây chằng chính là nguyên nhân khiến bà bầu bị đau bụng dưới bên trái.
Ngoài ra thì sự phát triển của thai nhi sẽ làm cho dây chằng bên trái chịu tác động mạnh và bị kéo căng hơn. Gây ra những cơn đau dữ dội có khi kéo dài lan tới tận vùng bẹn. Đau bụng dưới khi mang thai về phía bên trái là một triệu chứng thông thường của thai kỳ thường gặp ở mọi phụ nữ.
Nên xử lý tình trạng đau bụng dưới khi mang thai như thế nào?
Nếu như trong thời gian đang mang thai, thai phụ gặp phải tình trạng đau bụng dưới thì cần xác định nguyên nhân của hiện tượng này. Bởi do từng trường hợp khác nhau sẽ có những cách xử lý khác nhau.

Nên xử lý tình trạng đau bụng dưới khi mang thai như thế nào?
Đối với hiện tượng đau bụng do thai phụ ăn uống thiếu dinh dưỡng hoặc thai nhi đạp bụng mẹ thì thai phụ chỉ cần tuân thủ một số điều như sau để hạn chế tình trạng trên:
Nghiên cứu và xây dựng chế độ ăn hợp lý đầy đủ dưỡng chất như đạm, canxi,.. trong đó việc bổ sung thêm nhiều loại chất xơ là vô cùng cần thiết. Chất xơ này thường có trong rau củ quả, trái cây và một số loại ngũ cốc như đậu, hạt,… Đồng thời cũng nên uống thật nhiều nước để bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể, giảm thiểu chứng táo bón thai kỳ.
Khi thai nhi con nhỏ thì mẹ bầu không nên nằm một chỗ quá lâu, tốt nhất nên tập luyện một số bài thể dục nhẹ nhàng, thường xuyên vận động để duy trì sức khỏe. Đến khi chuẩn bị sinh, chuyển dạ thì thai phụ nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi hợp lý, đặc biệt tránh vận động mạnh và quá sức ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và thai nhi.
Một số thai phụ có tình trạng đau bụng dưới khi mang thai là dấu hiệu thông báo tình trạng thai nhi không ổn định, như trường hợp mang thai ngoài tử cung hoặc là bị bong nhau thai.
Đây là những vấn đề cực kỳ nghiêm trọng, cần đưa thai phụ đi kiểm tra bác sĩ nhiều kinh nghiệm chuyên môn sản khoa ở các cơ sở y tế uy tín như Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị (Đà Nẵng) càng sớm càng tốt.
Hy vọng bài viết trên đã trả lời câu hỏi “Đau bụng dưới khi mang thai là biểu hiện gì? Có nguy hiểm không?”, và mang đến nhiều thông tin hữu ích cho người đọc. Nếu còn băn khoăn đau bụng dưới khi mang thai là gì hoặc vấn đề nào cần giải đáp liên hệ ngay ngay Hotline: 039 957 5631, (Zalo: 039 666 2154) hoặc bấm vào khung chat ngay >>Tư Vấn Trực Tuyến<<, để được chuyên gia y tế giàu kinh nghiệm tư vấn đau bụng dưới khi mang thai cụ thể hơn, bảo mật và miễn phí.