Cổ tử cung có cục cứng đã và đang là vấn đề khiến nhiều chị em phụ nữ cảm thấy hoang mang, lo lắng. Tình trạng này xảy ra có thể là dấu hiệu cảnh bảo sức khỏe nghiêm trọng liên quan đến các bệnh lý phụ khoa. Chính vì vậy, bài viết dưới đây từ các bác sĩ tại Đa khoa Hữu Nghị sẽ cung cấp thông tin cụ thể về nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả nhất của tình trạng cổ tử cung bất thường này.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Cổ tử cung có cục cứng nguyên nhân do đâu?

Cổ tử cung được biết đến như một bộ phận kết nối giữa khu vực tử cung và âm đạo. Khi cổ tử cung trở có tình trạng bất thường, chẳng hạn như xuất hiện khối u hoặc cục cứng, lúc này chị em phụ nữ có thể dễ dàng nhận ra tại vị trí cổ tử cung có cục cứng khi sờ hoặc quan sát bằng dụng cụ chuyên dụng.

Tình trạng bất thường này nếu kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung cũng như gia tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn ở nữ. Do đó, chị em khi gặp tình trạng cổ tử cung có cục cứng hoặc có nốt sần sùi nhỏ thì nên đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa ngay để hạn chế các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của mình.

Cổ tử cung có cục cứng

Cổ tử cung có cục cứng

Các bác sĩ cho biết, nguyên nhân dẫn đến khu vực cổ tử cung có cục cứng thường là bởi các bệnh lý phụ khoa sau:

Polyp cổ tử cung 

Polyp tử cung đề cập đến tình trạng các tế bào nội mạc tử cung tăng sinh quá mức dẫn đến hình thành các khối u nhỏ với kích thước to nhỏ khác nhau, khi khi thì như hạt gạo nhưng cũng có lúc to gần bằng quả bóng bàn. Những khối polyp này có thể xuất hiện dưới dạng đơn lẻ hoặc thành chùm.

Khối polyp gắn chặt vào tử cung thông qua một cuống nhỏ hoặc một chân đế. Trong một số trường hợp, chân đế có thể mọc dài làm cho các polyp có khả năng trồi lên và vượt qua cổ tử cung, thậm chí thoát ra ngoài âm đạo. Giữa chân đế hoặc cuống thường là các mạch máu có nhiệm vụ cung cấp dưỡng chất nuôi dưỡng khối polyp này.

Polyp cổ tử cung do nhiều nguyên nhân gây ra như tình trạng viêm nhiễm phụ khoa, tắc nghẽn mạch khiến cổ tử cung nhiễm trùng, thay đổi nội tiết tố estrogen, nạo phá thai không an toàn,… Khi mắc polyp cổ tử cung, chị em phụ nữ sẽ xuất hiện các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt kéo dài, chậm kinh hoặc rong kinh, xuất huyết âm đạo, cổ tử cung có cục cứng, tiết dịch nhầy ở cổ tử cung và âm đạo nhiều hơn, khí hư đục hơn,…

Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là một tình trạng bệnh ác tính xuất phát từ sự phát triển bất thường của các tế bào biểu mô lát (tế bào biểu mô vảy) hoặc cũng có thể tế bào biểu mô tuyến cổ tử cung. Dưới tác động của yếu tố khiến cho các khối u hình thành trong cổ tử cung bắt đầu phát triển một cách không kiểm soát.

Những khối u này không chỉ phát triển nhanh chóng, xâm lấn vào các cơ quan lân cận như gan, bàng quang, âm đạo và trực tràng,… đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe hay thậm chí là cả tính mạng của chị em phụ nữ.

Phần lớn trường hợp ung thư cổ tử cung phát triển ở giai đoạn đầu không rõ ràng, chủ yếu là do loại vi khuẩn HPV lây nhiễm gây ra. Triệu chứng nhận biết có thể là tình trạng có khối u cứng ở cổ tử cung. Nếu được phát hiện sớm, bệnh nhân có thể tiến hành liệu pháp hóa trị, còn trong các trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể cần phải thực hiện việc loại bỏ cổ tử cung để bảo vệ tính mạng, tuy nhiên điều này cũng đồng nghĩa với việc người bệnh mất đi cơ hội sinh sản vĩnh viễn.

Nang naboth cổ tử cung

Nang naboth khiến cổ tử cung có cục cứng

Nang naboth khiến cổ tử cung có cục cứng

Nang naboth cổ tử cung là những cục u nhỏ, chủ yếu xuất hiện trên bề mặt cổ tử cung và thường là lành tính. Những nang này hình thành khi tế bào biểu mô lát phát triển quá mức và đè lên lớp biểu mô tuyến tại khu vực chỗ giáp nối ở cổ tử cung. Khi biểu mô cổ tử cung tiết dịch nhầy, phần dịch này không thể chảy ra ngoài, từ đó dẫn đến tình trạng kết tụ tạo thành nang naboth.

Nang naboth có thể có kích thước tương đương hạt gạo hoặc hạt đỗ, khiến cổ tử cung có cục u cứng. Đôi khi, chúng cũng có thể lớn hơn tùy thuộc vào thời gian và mức độ phát triển của bệnh. Màu sắc của lớp nang này thường là trắng hoặc vàng, rất dễ nhận biết qua quan sát bằng dụng cụ chuyên dụng. Tình trạng bệnh lý này thường phát hiện ngẫu nhiên trong quá trình kiểm tra sức khỏe tổng quát phụ khoa.

U xơ cổ tử cung

U xơ tử cung là một bệnh lành tính ở khu vực tử cung, đây là tình trạng xuất hiện những khối u được cấu tạo bởi tế bào cơ trơn và mô liên kết dạng sợi phát triển bên trong tử cung. Vì vậy, khi chị em phát hiện có sự xuất hiện của những khối u cứng tại cổ tử cung thì không nên loại trừ khả năng có u xơ tử cung.

Nguyên nhân gây ra u xơ cổ tử cung thường là do sự rối loạn nội tiết tố (sự gia tăng nồng độ hormone estrogen và progesteron) làm tăng trưởng lớp biểu mô và dẫn đến rối loạn nhiễm sắc thể trong khối u xơ. Một vài triệu chứng khác của u xơ tử cung có thể xuất hiện như chu kỳ kinh kéo dài hoặc rối loạn, xuất huyết âm đạo bất thường, đau nhức vùng chậu, đi tiểu thường xuyên, đau vùng lưng dưới, đầy hơi chướng bụng, khó có con, khí hư tiết ra nhiều,…

U lạc nội mạc cổ tử cung

U lạc nội mạc tử cung là tình trạng các mô giống như lớp niêm mạc ở bên trong tử cung phát triển ra bên ngoài tử cung hoặc ngay trên tử cung, chúng thường xuất hiện trên các cơ quan khác bên trong khung chậu hoặc khoang bụng. Các khối u lạc nội mạc tử cung có thể trở nên sưng phồng hơn bình thường và gây xuất huyết, kèm theo đó là cảm giác đau bụng giống như trong giai đoạn kinh nguyệt.

Tuy vậy, trong trường hợp bệnh nhân mắc phải lạc nội mạc, máu xuất ra sẽ không thoát được ra ngoài mà trào ngược lại vào cổ tử cung, điều này dẫn đến sự tích tụ lâu dài và góp phần hình thành những khối u cứng ở cổ tử cung.

Sùi mào gà 

Trong trường hợp phụ nữ từng thực hiện quan hệ tình dục không an toàn và sau đó nhận thấy có cục u nhú ở cổ tử cung thì đã có thể bị lây nhiễm bệnh sùi mào gà – đây là một bệnh lý lây truyền qua đường tình dục do virus HPV gây ra, nếu không được xử lý kịp thời, nó có thể tiến triển biến chứng trở nặng thành ung thư cổ tử cung.

Khi virus HPV tấn công và gây hại tại vị trí cổ tử cung, chị em sẽ nổi các u nhú, cụm mô mọc đơn lẻ hoặc kết hợp thành khối u hơi sần giống mào gà hoặc bông súp lơ. Những cụm mụn sùi mào gà này dễ bị tổn thương và chảy máu khi tiếp xúc và cọ xát khi quan hệ, gây chảy dịch máu, chảy dịch mủ và tăng nguy cơ viêm nhiễm nghiêm trọng tại cổ tử cung.

Điều trị cổ tử cung có cục cứng bằng cách nào?

Điều trị cổ tử cung có cục cứng

Điều trị cổ tử cung có cục cứng

Hầu hết các trường hợp chị em phát hiện cổ tử cung có cục cứng đều là do bệnh lý gây ra, không thể tự hỏi hoặc tự điều trị tại nhà mà cần sự can thiệp điều trị y tế chuyên môn.

Vì vậy, chị em cần đi thăm khám, kiểm tra siêu âm và xét nghiệm tại các cơ sở chuyên khoa như Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị Đà Nẵng để xác định rõ nguyên nhân gây ra bệnh. Điều này sẽ giúp người bệnh có phác đồ điều trị phù hợp, đảm bảo hiệu quả và an toàn, đồng thời thời hạn chế các biến chứng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và sức khỏe của bản thân.

Các phương pháp điều trị cổ tử cung có cục cứng

  • Điều trị nội khoa: Đối với các trường hợp bệnh do rối loạn nội tiết, viêm nhiễm do vi khuẩn hoặc nấm, việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa có thể giúp giảm đi các triệu chứng bệnh, hỗ trợ quá trình loại bỏ khối u cứng.
  • Can thiệp thủ thuật ngoại khoa: Được áp dụng trong trường hợp u cục là do polyp cổ tử cung, u xơ cổ tử cung, sùi mào gà hoặc nang naboth cổ tử cung, giúp loại bỏ nhanh chóng các khối u cứng và khôi phục lại bề mặt cổ tử cung như ban đầu.
  • Hóa trị – xạ trị: Áp dụng nếu người bệnh đã được chẩn đoán có nguy cơ hoặc đang bị ung thư cổ tử cung. Các phương pháp hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật sẽ được bác sĩ kết hợp sử dụng để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

Hy vọng rằng bài viết “Cổ tử cung có cục cứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không?” đã mang đến nhiều thông tin bổ ích liên quan đến vấn đề trên cho bạn đọc và các chị em quan tâm tham khảo. Nếu cần thêm tư vấn hoặc hỗ trợ y tế thì xin hãy gọi nhanh đến số Hotline: 039 957 5631 hoặc cũng có thể nhắn tin vào khung chat: >>Tư Vấn Trực Tuyến<<.