Mục Lục
Trĩ là bệnh lý phổ biến ở khu vực hậu môn – trực tràng có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau. Trong dân gian y học cổ lưu truyền rất nhiều bài thuốc chữa bệnh trĩ, đặc biệt là các loại nguyên liệu tự nhiên như cây thầu dầu tía, lá trầu không, rau diếp cá, tía tô,… Vì vậy, bài viết sau đây sẽ giải đáp nhiều thông tin liên quan đến vấn đề này qua chuyên mục “3 Cách chữa bệnh trĩ bằng cây thầu dầu tía hiệu quả”.

Cây thầu dầu tía chữa bệnh trĩ được không?
Bệnh trĩ là bệnh lý khá phổ biến trong xã hội ngày nay, nó có thể xuất hiện trên nhiều đối tượng khác nhau từ nam đến nữ, từ thanh niên cho đến người cao tuổi. Biểu hiện của bệnh là tình trạng các mao mạch ở hậu môn – trực tràng bị đè nén quá mức dẫn tới biến dạng bất thường như sưng phồng, phình to, tắc nghẽn mạch,… và có thể trở thành búi trĩ.
Nếu người bệnh để tình trạng búi trĩ tắc nghẽn kéo dài mà không tiến hành điều trị phù hợp, các búi trĩ sẽ trở nên to hơn gây sưng đau, ngứa rát, chảy dịch vàng, chảy máu,… khi đại tiện hoặc vận động mạnh, thậm chí búi trĩ có thể sa hẳn ra bên ngoài hậu môn (sa búi trĩ) gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Cây thầu dầu tía chữa bệnh trĩ được không?
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh trĩ là do thói quen ít vận động, táo bón kéo dài, ăn uống thiếu chất xơ, ăn nhiều dầu mỡ hoặc thực phẩm chế biến sẵn, không uống đủ nước cần thiết cho cơ thể, lớn tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc mãn kinh, phải ngồi hoặc đứng làm việc liên tục, tâm trạng căng thẳng, lo lắng hoặc stress,… thường xuyên.
Nếu để bệnh trĩ trở nặng sẽ khiến người bệnh chịu nhiều đau nhức, ngứa rát, sưng đỏ, nóng buốt, khó chịu, thậm chí bị chảy máu hậu môn khi đại tiện hoặc vận động mạnh, điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, tổn thương niêm mạc mô mềm hậu môn, đồng thời dẫn đến tình trạng thiếu máu, mệt mỏi xanh xao và suy nhược cơ thể.
Cây thầu dầu là một loài cây thân thảo có nguồn gốc từ khu vực Đông Phi. Nó đã được trồng và sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới vì dầu thầu dầu thu được trong hạt của cây có nhiều ứng dụng công nghiệp. Loại hạt này có kích thước nhỏ, có màu nâu đậm và chứa dầu thầu dầu có thể sử dụng trong sản xuất sơn, dầu mỡ công nghiệp, chất bôi trơn, sáp, nhựa tổng hợp và các sản phẩm chống thấm. Đặc biệt, dầu thầu dầu cũng được sử dụng trong ngành dược phẩm và mỹ phẩm.
Trong nền y học hiện đại, các nghiên cứu đã xác định cây thầu dầu tía chứa nhiều thành phần hữu ích trong việc điều trị bệnh trĩ gồm các hợp chất Flavonoid – một loại hợp chất có hoạt tính chống oxy hóa có khả năng chống lại sự lão hóa và các tác nhân gây hại khác, Triterpenoid – một nhóm hợp chất có tính kháng khuẩn và kháng viêm cao, giúp chống lại các tác nhân gây bệnh và bảo vệ khỏi sự tấn công của vi khuẩn và nấm gây hại.

Cây thầu dầu tía trong y học
Đặc biệt, trong lá cây thầu dầu còn chứa một loại dầu cỏ nhẹ (thường được tìm thấy trong các tuyến dầu của cây) có mùi hương đặc trưng và axit ricinoleic (axit béo không bão hòa) đều có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm và kháng viêm hiệu quả, cũng là những thành phần chính trong lá cây thầu dầu.
Tuy nhiên, các nghiên cứu còn cho thấy bên trong cây thầu dầu cũng chứa một chất độc gọi là ricin trong hạt – một độc tố protein rất mạnh và nguy hiểm đối với người và động vật. Vì vậy, việc sử dụng loại cây này làm thuốc cần có sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia có kinh nghiệm.
Trong y học dân gian, lá cây thầu đầu mang tính bình, vị ngọt cay, ít độc có công dụng trong việc điều trị các vấn đề về da như viêm nhiễm, ngứa ngáy, bài trừ độc tố. Dầu từ cây thầu đầu cũng dùng để điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa, hỗ trợ quá trình nhuận tràng, thông tiện,…
Loại tinh dầu thu được từ lá cây thầu dầu được sử dụng để làm sạch ruột và kích thích tiêu hóa, chúng có khả năng kích thích hoạt động nhu động của ruột, từ đó giúp giảm chứng táo bón và kích thích tiêu hóa, điều này có lợi trong việc điều trị bệnh trĩ. Ngoài ra, lá cây thầu dầu có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm bên ngoài da. Người bệnh trĩ có thể nghiền nát lá hoặc thu nước ép từ lá để bôi thoa lên vùng da bị nhiễm trùng hoặc viêm sưng, tấy đỏ để giảm triệu chứng.
Có thể bạn quan tâm: Cắt trĩ bằng phương pháp milligan morgan phổ biến nhất hiện nay
3 Cách chữa bệnh trĩ bằng cây thầu dầu tía hiệu quả
Ngâm rửa bằng nước lá cây thầu dầu tía

Cách chữa bệnh trĩ bằng cây thầu dầu tía – Ngâm rửa bằng nước lá
Cách sử dụng này dễ dàng thực hiện tại nhà, nó mang lại hiệu quả trong việc giảm tình trạng sưng đau, ngứa ngáy và khó chịu do búi trĩ gây ra. Việc ngâm rửa lá thầu dầu còn giúp hoạt động lưu thông máu ở khu vực hậu môn diễn ra thuận lợi hơn, từ đó giúp búi trĩ dần co lại và tiêu biến.
- Chuẩn bị: Lấy một số lá cây thầu dầu tía tươi, ngâm nước muối trong vòng 15-20 phút rồi rửa thật sạch với nước để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất trên lá.
- Nấu nước: Cho lá cây thầu dầu tía đã rửa sạch vào nồi nước (khoảng 2-3l nước), đun lửa nhỏ từ 7-10 phút để tính dầu trong lá thẩm thấu và hòa tan vào trong nước.
- Ngâm rửa: Sau khi tắt bếp chờ cho nước đã bớt nóng có thể sử dụng ngâm rửa khu vực hậu môn bị viêm nhiễm. Sau đó, rửa hậu môn bằng nước sạch và lau khô nhẹ nhàng bằng khăn mềm. Kiên trì áp dụng cách thực hiện này thường xuyên sẽ giảm thiểu triệu chứng bệnh trĩ rõ rệt.
Sử dụng lá cây thầu dầu tía đắp lên hậu môn

Cách chữa bệnh trĩ bằng cây thầu dầu tía – Đắp lá thầu dầu
Người bệnh có thể sử dụng lá cây thầu dầu tía để đắp lên vết tổn thương sưng đau, ngứa rát do trĩ gây ra để làm dịu các triệu chứng và hạn chế tình trạng viêm nhiễm.
- Chuẩn bị: Rửa sạch lá cây thầu dầu tía bằng nước muối và để ráo nước. Sau khi ráo thì đem đi giã nhuyễn bằng cối.
- Sử dụng: Vệ sinh sạch sẽ khu vực hậu môn bằng nước ấm và lau khô bằng khăn mềm, lấy phần bã lá thầu dầu đã giã nhuyễn ở trên đắp vào vùng hậu môn bị sưng đau ngứa ngáy trong vòng 30 phút. Người bệnh nên thực hiện vào buổi tối trước khi ngủ mỗi ngày để búi trĩ mau chóng thu nhỏ lại.
Sử dụng lá cây thầu dầu tía với lá vông
Cây vông (Erythrina orientalis) là một loại cây gỗ nhỏ và nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á và Châu Đại Dương. Lá của nó được sử dụng trong y học dân gian vì có khả năng kháng khuẩn và chống viêm, nó có thể được sử dụng để chữa trị một số vấn đề sức khỏe như viêm họng, viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm da, bệnh trĩ,… với khả năng kích thích phục hồi nhanh chóng các vết tổn thương. Vì vậy, người bệnh trĩ có thể sử dụng lá cây thầu dầu tía với lá vông để mang lại hiệu quả điều trị cao hơn.

Cách chữa bệnh trĩ bằng cây thầu dầu tía – Sử dụng lá thầu dầu và lá vông
- Chuẩn bị: Rửa sạch lá cây thầu dầu tía với lá vông, sau đó đem đun với ở mức lửa nhỏ trong vòng 15 phút, sau đó tắt bếp để đổ nước ra chậu, tiến hành lọc lấy phần bã để riêng, đem phần bã này đi giã nát bằng cối để sử dụng.
- Ngâm rửa: Khi nước đun hỗn hợp lá cây thầu dầu tía với lá vông đã nguội bớt, bệnh nhân sử dụng nó để ngâm rửa hậu môn. Sau đó dùng vải sạch mỏng bọc lại phần bã đã giã nát ở trên để đắp lên vùng sưng đau, ngứa rát do búi trĩ trong vòng 10-15 phút. Cuối cùng chỉ cần rửa sạch lại hậu môn bằng nước và lau khô bằng khăn mềm.
Lá cây thầu dầu tía mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe như kháng viêm và kháng khuẩn, giúp làm giảm triệu chứng đau nhức, sưng đỏ, còn hỗ trợ giúp các búi trĩ mau chóng thu nhỏ và lành lại. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý rằng việc sử dụng lá cây thầu dầu tía cần có sự hướng dẫn của chuyên gia và chỉ có thể hỗ trợ quá trình điều trị chứ không thể chữa trị hoàn toàn nếu búi trĩ đã ở mức trung bình hoặc sa ra bên ngoài hậu môn.
Do vậy, nếu bệnh trĩ không thuyên giảm sau quá trình điều trị tại nhà thì người bệnh nên đến ngay các cơ sở chuyên khoa bệnh lý hậu môn – trực tràng uy tín như Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị. Đội ngũ bác sĩ tại đa khoa có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn sẽ thực hiện điều trị y tế hiệu quả, qua đó hạn chế các tình huống nghiêm trọng do trĩ gây ra.
Mong là bài viết “3 Cách chữa bệnh trĩ bằng cây thầu dầu tía hiệu quả” ở trên đã mang đến nhiều thông tin bổ ích liên quan đến việc điều trị bệnh trĩ cho bạn đọc quan tâm theo dõi. Nếu có vấn đề khác hoặc cần sự hỗ trợ thì xin hãy liên hệ ngay đến số điện thoại tư vấn: Hotline: 039 957 5631 hoặc chỉ cần nhắn tin vào khung tư vấn online: >>Tư Vấn Trực Tuyến<<; đội ngũ nhân viên y tế tại đa khoa sẽ giải đáp và hỗ trợ lên lịch điều trị sớm nhất nếu cần thiết.
Có thể bạn quan tâm: Chữa bệnh trĩ bằng phèn chua có an toàn và hiệu quả không?