Việc điều trị bệnh trĩ là cần thiết và quan trọng, không chỉ làm giảm các triệu chứng bệnh mà còn ngăn chặn nguy cơ trĩ tái phát hoặc tiến triển nặng hơn. Trong dân gian có nhiều phương pháp sử dụng nguyên liệu tự nhiên sử dụng để điều trị bệnh trĩ hiệu quả. Bài viết sau sẽ cung cấp thêm thông tin cụ thể hơn trong chuyên mục “2 Cách chữa bệnh trĩ bằng cây lộc vừng hiệu quả tại nhà”.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tác dụng của cây lộc vừng trong chữa bệnh trĩ

Bệnh trĩ (dân gian còn gọi là bệnh lòi dom) là một bệnh lý xảy ra tại vùng hậu môn trực tràng khá phổ biến hiện nay, không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây cản trở đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Bệnh trĩ có thể xảy ra khi mà các tĩnh mạch tại khu vực hậu môn trực tràng phải chịu áp lực kéo dài liên tục, điều này khiến những tĩnh mạch ở trên bị biến dạng, phình to, sưng phồng và viêm nhiễm, lâu dần sẽ gây tắc mạch và hình thành búi trĩ.

Tác dụng của cây lộc vừng trong chữa bệnh trĩ

Tác dụng của cây lộc vừng trong chữa bệnh trĩ

Khi búi trĩ hình thành, chúng sẽ khiến khu vực hậu môn hơi sưng hoặc có khối u, đồng thời gây ra các triệu chứng đau rát, kích ứng, nóng buốt, nứt kẽ hoặc chảy máu hậu môn khi đại tiện. Nếu không điều trị và khắc phục, búi trĩ sẽ phát triển to hơn và lòi ra bên ngoài hậu môn. Điều này gây viêm nhiễm và lở loét nghiêm trọng, nó kéo theo nhiều triệu chứng như sưng đỏ, đau nhức, chảy dịch mủ và chảy máu ở hậu môn ngay cả khi người bệnh không đại tiện. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động sinh hoạt thường nhật của người bệnh.

Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ là do thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh, chứng thừa cân béo phì, táo bón mãn tính, ăn thiếu chất xơ hoặc uống ít nước, người lớn tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc mãn kinh, ít vận động hoặc thay đổi tư thế trong thời gian dài, tâm lý thường xuyên chịu sự căng thẳng, lo lắng hoặc stress,…

Cây lộc vừng thường cao từ 10 – 20 mét, có thân cây to và tán lá rộng. Lá cây hình dẹp, mọc so le với phần đầu hơi nhọn. Hoa của cây lộc vừng có màu trắng hoặc hồng nhạt, thường mọc thành từng chùm dài. Cây có quả hình tròn và chứa các hạt màu đen bên trong.

Cây lộc vừng được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Với phần vỏ cây có thể dùng để làm thuốc trong y học dân gian, đặc biệt trong điều trị các vấn đề về da như viêm nhiễm hoặc tổn thương. Dầu từ hạt cây lộc vừng cũng được sử dụng trong công nghiệp dược phẩm và mỹ phẩm. Ngoài ra, cây còn được trồng làm cảnh trong các vườn hoặc công viên, nhờ vẻ đẹp của hoa và tán cây.

Cây lộc vừng trong y học

Cây lộc vừng trong y học

Trong nền y học hiện đại, các nhà nghiên cứu đã xác định bên trong cây lộc vừng chứa nhiều thành phần hữu ích trong việc điều trị và khắc phục bệnh trĩ, cụ thể như:

– Saponin: Cây lộc vừng chứa các hợp chất saponin – một loại chất có tính kháng khuẩn và kháng viêm, chúng giúp làm giảm viêm sưng, đau nhức và có tác dụng làm dịu các vết thương do búi trĩ gây ra.

– Flavonoid và Tanin: Flavonoid và Tanin đều là nhóm chất chống oxy hóa mạnh có trong cây lộc vừng, giúp ngăn chặn quá trình lão hóa sớm, nhiễm trùng, viêm sưng,…. cũng như giảm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch, ung thư và các bệnh mãn tính khác. Hai nhóm chất này cũng hỗ trợ trong việc đẩy nhanh tốc độ hồi phục của những tổn thương ở hậu môn.

– Cumarin, Triterpenoid và một số Alkaloid: Các thành phần chất cumarin, triterpenoid và một số alkaloid cũng được tìm thấy trong cây lộc vừng, đây là những chất đặc trưng có tác dụng làm dịu tổn thương trên da và niêm mạc, chúng cũng giúp làm giảm những cơn đau, đặc biệt hiệu quả trong việc kháng khuẩn và nấm gây hại tại khu vực hậu môn hoặc mô mềm.

Trong y học dân gian, cây lộc vừng có khả năng kháng viêm nhiễm, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ hệ tiêu hóa. Loại cây này còn hỗ trợ quá trình hồi phục những tổn thương viêm sưng, đỏ tấy ở hậu môn, giảm nguy cơ táo bón và thu nhỏ dần các búi trĩ.

Cây lộc vừng với tính bình và có vị ngọt thanh có tác dụng bổ thận, bổ huyết, nhuận tràng. Vì vậy, nó được sử dụng để điều trị các bệnh lý liên quan đến chức năng đường ruột như rối loạn tiêu hóa, táo bón, tiêu chảy, kiết lỵ và huyết niệu.

Có thể bạn quan tâm: Chữa bệnh trĩ bằng hoa thiên lý

2 Cách chữa bệnh trĩ bằng cây lộc vừng hiệu quả tại nhà

Sử dụng hạt cây lộc vừng

Cách chữa bệnh trĩ bằng cây lộc vừng - Sử dụng hạt lộc vừng

Cách chữa bệnh trĩ bằng cây lộc vừng – Sử dụng hạt lộc vừng

Hạt lộc vừng có tính chất chống viêm và làm dịu vết thương. Chúng được sử dụng để điều trị viêm nhiễm, tổn thương, vết cắt hoặc vết bỏng. Hạt lộc vừng thường được chế biến thành dạng kem bôi để sử dụng ngoài da hoặc kết hợp với ngưu tất và hà thủ ô để uống. Việc uống thuốc được bào chế từ cây lộc vừng sẽ giúp hỗ trợ quá trình nhuận tràng, làm mềm phân và đem lại hiệu quả trong việc điều trị bệnh trĩ.

  • Chuẩn bị: Lấy 50gr hạt lộc vừng, 50gr ngưu tất và 50g hà thủ ô đem đi giã hoặc nghiền thành dạng bột mịn. Sau đó chia đều thành những phần nhỏ có dạng 10gr và vo viên để dễ sử dụng.
  • Sử dụng: Cất những viên thuốc đã vô viên vào lọ đựng sạch và đậy kín. Sử dụng thuốc liên tục 3 viên/ngày vào mỗi buổi sáng, trưa và chiều cho đến khi phân mềm thì ngưng sử dụng.

Sử dụng lá cây lộc vừng

Lá lộc vừng được sử dụng để điều trị một số vấn đề về da như viêm nhiễm, kích ứng da, vết thương và vết bỏng nhẹ. Nó cũng được cho là có tác dụng lợi tiểu và hỗ trợ các vấn đề ở hệ tiêu hóa như đầy hơi, tiêu chảy và táo bón. Ngoài ra, các thành phần kháng viêm cũng giúp làm dịu các triệu chứng liên quan đến bệnh trĩ.

Cách chữa bệnh trĩ bằng cây lộc vừng - Sử dụng lá lộc vừng

Cách chữa bệnh trĩ bằng cây lộc vừng – Sử dụng lá lộc vừng

  • Chuẩn bị: Lấy 30gr lá lộc vừng ngâm nước nước và rửa sạch sẽ để loại bỏ bụi bẩn cùng tạp chất. Sau đó cho lá lộc vừng cùng ít nước vào máy xay để xay nhuyễn.
  • Sử dụng: Lấy phần nước cốt thu được từ lá lộc vừng để uống, phần bã thu được thì đắp trực tiếp vào khu vực viêm sưng ở hậu môn trong vòng 15-20 phút, sau đó vệ sinh và lau khô sạch vùng hậu môn. Thực hiện điều này 1 lần/ngày liên tục từ 7-10 ngày, sau đó thì sử dụng thêm lá lộc vừng tươi trong vòng 10 ngày để hỗ trợ ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát.

Tuy rằng cây lộc vừng mang lại nhiều lợi ích trong việc điều trị bệnh trĩ với tác dụng chống viêm – kháng khuẩn, làm giảm triệu chứng khó chịu như đau nhức, viêm sưng, cũng như hỗ trợ thu nhỏ dần búi trĩ sưng phồng,… Nhưng người bệnh chủ quan vì cách chữa bệnh trĩ bằng cây lộc vừng chỉ có thể hỗ trợ quá trình điều trị chứ không thể chữa trị triệt để hoàn toàn búi trĩ đã sưng to, viêm nhiễm và sa tụt ra ngoài hậu môn.

Đối với những trường hợp búi trĩ đã ở mức độ nghiêm trọng như trên, người bệnh nên đến ngay các trung tâm y tế chuyên khoa uy tín như: Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị để thực hiện quá trình điều trị bệnh trĩ phù hợp và hiệu quả hơn, nhờ đó hạn chế nguy cơ xảy ra biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống.

Hy vọng rằng bài viết “2 Cách chữa bệnh trĩ bằng cây lộc vừng hiệu quả tại nhà” ở trên đã mang lại được nhiều thông tin bổ ích liên quan đến việc điều trị trĩ cho bạn đọc quan tâm và tham khảo. Nếu có vấn đề nào chưa hiểu rõ hoặc cần thêm hỗ trợ y tế thì xin hãy liên hệ nhanh chóng đến số đường dây nóng: Hotline: 039 957 5631 hoặc cũng có thể nhắn tin đến khung chat sau: >>Tư Vấn Trực Tuyến<<. Đội ngũ chuyên viên y tế tại đa khoa sẽ trực tiếp giải đáp và hỗ trợ lên lịch thăm khám điều trị cho bạn nếu cần thiết.

Có thể bạn quan tâm: Cách trị bệnh trĩ bằng đu đủ