Chóng mặt và buồn nôn là những triệu chứng có thể gặp phải trong thai kỳ, tuy nhiên chúng cũng có thể xuất hiện trong nhiều trường hợp khác. Chính vì vậy, bài viết sau sẽ trả lời thắc mắc “Chóng mặt buồn nôn có phải dấu hiệu mang thai không?”, các chị em phụ nữ hãy cùng theo dõi nhé.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Những dấu hiệu mang thai thường gặp nhất mà phụ nữ có thể nhận biết

Chậm kinh

Đây là dấu hiệu đầu tiên và phổ biến nhất của giai đoạn thai kỳ. Khi phụ nữ mang thai, nồng độ hormone sinh dục estrogen và progesterone trong cơ thể sẽ tăng lên nhanh chóng để giúp cho quá trình thụ thai và thai nghén diễn ra tốt hơn. Sự gia tăng hormone sinh dục này nhằm mục đích làm cho lớp niêm mạc tử cung dày hơn để bào thai bám vào, ngăn cản quá trình rụng trứng diễn ra nên dẫn đến tình trạng chậm kinh hoặc vô kinh.

Chậm kinh: Dấu hiệu mang thai

Chậm kinh: Dấu hiệu mang thai

Buồn nôn

Buồn nôn là một trong những dấu hiệu đầu tiên của thai kỳ, thường bắt đầu từ 2-8 tuần đầu tiên sau khi thụ thai thành công. Thai phụ sẽ cảm thấy khó chịu, chóng mặt buồn nôn bất cứ lúc nào trong ngày, nhất là khi hít phải mùi hương nồng. Tình trạng này có thể là do sự tác động của hormone thai kỳ hCG và sự thay đổi nhanh chóng của cơ thể phụ nữ khi mang thai.

Chóng mặt

Chóng mặt cũng là một triệu chứng phổ biến ở phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu tiên. Nguyên nhân của tình trạng chóng mặt buồn nôn này xảy ra là do sự thay đổi của lưu lượng máu trong cơ thể phụ nữ. Khi mang thai, cơ thể phụ nữ sản xuất nhiều hormone, đặc biệt là hormone progesterone có tác dụng duy trì thai kỳ ổn định. Loại hormone progesterone này có thể làm giãn mạch máu và làm giảm huyết áp, vì vậy mà thai phụ sẽ cảm thấy chóng mặt buồn nôn nhiều hơn.

Mệt mỏi

Ngoài chóng mặt buồn nôn thì chị em còn cảm thấy mệt mỏi, đây cũng là một dấu hiệu phổ biến khác khi mang thai, đặc biệt là trong 12 tuần đầu tiên. Nguyên nhân của mệt mỏi cũng là do sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể phụ nữ. Hormone estrogen và progesterone tác động sẽ làm cho cơ thể phụ nữ cần nhiều năng lượng hơn để duy trì thai kỳ. Do đó, nếu phụ nữ cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường, đặc biệt là trong buổi sáng sớm thì đây có thể là một dấu hiệu thông báo sớm của quá trình thai kỳ.

Thay đổi cảm giác về khứu giác và vị giác

Thay đổi khứu giác và vị giác: Dấu hiệu mang thai

Thay đổi khứu giác và vị giác: Dấu hiệu mang thai

Một số phụ nữ sẽ có sự thay đổi cảm giác khứu giác và vị giác khi mang thai. Chẳng hạn như đột nhiên cảm thấy không thích những thực phẩm bản thân từng thích trước đó hoặc những thực phẩm không thích khác lại trở nên hấp dẫn hơn. Sự thay đổi cảm giác về khứu giác và vị giác này được cho là do sự tác động của 2 hormone estrogen và progesterone.

Đau tức ngực

Trong khi mang thai, vùng ngực của chị em phụ nữ có thể sẽ căng to, hơi sưng hoặc cảm giác đau nhức hơn, quầng thâm trên vú cũng trở nên lớn hơn. Điều này là do hormone estrogen và progesterone gây ra, nó thúc đẩy tuyến vú phát triển để chuẩn bị cho việc trẻ bú mẹ sau này.

Đau đầu

Đau đầu và cảm thấy mệt mỏi thường xuyên là triệu chứng khá phổ biến trong thai kỳ, đặc biệt là trong 12 tuần đầu tiên. Nguyên nhân của đau đầu không rõ ràng, nhưng được cho là do sự tác động của hormone hCG thai kỳ và thay đổi chức năng của hệ thống cơ thể.

Đổi màu da

Một số phụ nữ có thể thấy da của họ đổi màu trong quá trình thai kỳ. Đặc biệt, da trên mặt và vùng chậu có thể trở nên tối màu hơn do sự tác động của hormone estrogen và progesterone trên da.

Thay đổi tâm trạng

Phụ nữ khi mang thai có thể cảm thấy sự thay đổi tâm trạng thất thường, nhiều lúc sẽ khó chịu hoặc dễ bị tổn thương hơn. Điều này cũng có thể do sự tác động của hormone thai kỳ và sự thay đổi về cơ thể, đồng thời áp lực tâm lý của việc mang thai và chuẩn bị cho việc chăm sóc con cái cũng khiến chị em phiền muộn, lo lắng hơn.

Đau lưng và tình trạng đi tiểu thường xuyên hơn

Trong thai kỳ, phụ nữ có thể cảm thấy đau lưng do sự tăng trưởng của thai nhi và sự thay đổi của cơ thể. Điều này cũng có thể do sự thay đổi về lực căng cơ và áp lực trên các khớp và dây chằng. Ngoài ra thì phụ nữ cũng có thể cảm thấy mắc tiểu nhiều hơn, đặc biệt là vào ban đêm. Điều này là do sự tăng sản xuất hormone sinh dục đã tác động đến chức năng của thận và bàng quang của thai phụ.

Chóng mặt buồn nôn có phải dấu hiệu mang thai không?

Chóng mặt buồn nôn có phải dấu hiệu mang thai không?

Chóng mặt buồn nôn có phải dấu hiệu mang thai không?

Để giải đáp băn khoăn “Chóng mặt buồn nôn có phải dấu hiệu mang thai không?”, các chuyên cho cho biết chóng mặt buồn nôn là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ khi mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.

Nguyên nhân chính của chóng mặt buồn nôn trong thai kỳ được cho là do sự thay đổi của cơ thể phụ nữ khi mang thai. Trong thời kỳ này, cơ thể sản xuất nhiều hormone hơn để duy trì thai nhi, đặc biệt là hormone estrogen và progesterone. Hormone này có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây ra cảm giác buồn nôn và chóng mặt.

Vì vậy, chóng mặt buồn nôn là dấu hiệu của sự thay đổi hormone trong cơ thể phụ nữ, đồng thời là tín hiệu cảnh báo cho người mẹ để chăm sóc và bảo vệ thai nhi. Bên cạnh đó, việc tăng cường lưu thông máu trong cơ thể để cung cấp cho thai nhi cũng có thể gây ra tình trạng chóng mặt buồn nôn.

Tuy nhiên, chóng mặt buồn nôn cũng có thể là triệu chứng của nhiều căn bệnh khác về tiêu hóa, khối u, rối loạn tâm lý và cả bệnh lý liên quan đến nội tiết tố. Do đó, nếu phụ nữ không chắc chắn rằng bản thân đang mang thai thì hãy đến gặp bác sĩ để được khám và chẩn đoán rõ ràng hơn.

Xem thêm bài viết : Chi phí điều trị phì đại cổ tử cung tại Đà Nẵng là bao nhiêu?

Những cách thử thai chuẩn xác được áp dụng

Để xác định chắc chắn việc mang thai, ngoài những dấu hiệu thay đổi trên cơ thể như chóng mặt buồn nôn, tăng cân thèm ăn, chậm kinh,… được nói đến ở trên. Chị em có thể áp dụng một số cách thử thai chuẩn xác như:

Cách thử thai bằng que thử thai

Cách thử thai bằng que thử thai

Sử dụng que thử thai tại nhà

Đây là phương pháp đơn giản và phổ biến nhất để xác định có thai hay không. Que thử thai đo nồng độ hormone hCG trong nước tiểu của phụ nữ. Hormone hCG được sản xuất khi có thai và được giải phóng vào máu và nước tiểu của phụ nữ. Nếu que thử thai cho kết quả dương tính, điều đó có nghĩa là phụ nữ đang mang thai.

Ngoài ra, chị em phụ nữ có thể thăm khám bác sĩ để được khám và chẩn đoán chính xác. Bác sĩ có thể xét nghiệm máu hoặc siêu âm để xác định có thai hay không.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu có thể đo nồng độ hormone hCG trong máu của phụ nữ. Phương pháp này đáng tin cậy hơn que thử thai, nhưng phải đợi lâu hơn để biết kết quả lâu hơn một chút để nhận kết quả.

Siêu âm

Siêu âm là một phương pháp khác để xác định có thai hay không. Siêu âm có thể phát hiện được thai nhi trong tử cung của phụ nữ từ khoảng 4 đến 5 tuần sau khi cố định thai.

Nếu đang có những dấu hiệu mang thai hoặc cảm thấy bản thân đã mang thai, chị em phụ nữ có thể đến cơ sở y tế sản khoa Đa Khoa Hữu Nghị để được các bác sĩ trong lĩnh vực này tư vấn, xét nghiệm kiểm tra tình trạng thực tế có mang thai không để từ đó có cách chăm sóc bản thân và thai nhi tốt nhất.

Hy vọng bài viết “Chóng mặt buồn nôn có phải dấu hiệu mang thai không?” đã mang lại nhiều thông tin cần thiết cho bạn đọc và chị em quan tâm, nếu còn câu hỏi nào khác về tình trạng chóng mặt buồn nôn có phải dấu hiệu mang thai không hãy liên lạc tới Hotline: 039 957 5631, (Zalo: 039 666 2154) hoặc nhấp bảng chat này >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được nhân viên y tế tư vấn thêm về tình trạng chóng mặt buồn nôn và hỗ trợ sắp xếp lịch thăm khám ngay.