Mục Lục
Chảy máu hậu môn xuất hiện khiến nhiều người không khỏi lo lắng và hoang mang, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng năng suất học tập và làm việc hàng ngày của người bệnh. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu cụ thể về tình trạng bệnh lý này nhé.

Chảy máu hậu môn: Hiện trạng như thế nào?
Người bệnh xuất hiện triệu chứng chảy máu tiêu hóa (hay còn gọi là xuất huyết tiêu hóa), đây là tình trạng khi một lượng máu thoát ra khỏi mao mạch và lẫn vào ống tiêu hóa, gây nên tình trạng đại tiện ra máu (có thể gặp ở cả xuất huyết tiêu hóa trên và dưới). Do hậu môn là đoạn tận cùng của ống tiêu hóa nên người bệnh thường đi ngoài ra chất dịch nhầy và máu khi bị chảy máu tiêu hóa.

Chảy máu hậu môn
Chảy máu ở hậu môn thường ám chỉ cho những trường hợp chảy máu tiêu hóa có nguyên nhân tại ống hậu môn hay gần ống hậu môn. Chảy máu hậu môn là hiện tượng bất thường xuất hiện máu chảy ra màu đỏ tươi hoặc đen ở phân, trong bồn cầu hoặc thấy ở giấy vệ sinh sau khi đi đại tiện,…
Màu máu bất thường của phân có thể chỉ ra được người bệnh đang gặp vấn đề ở cơ quan nào dẫn đến chảy máu hậu môn:
- Màu máu đỏ tươi có thể là do bị chảy máu đâu đó tại phần ruột kết hoặc trực tràng.
- Màu máu đỏ sẫm hoặc đậm màu là dấu hiệu báo rằng có thể đã gặp vấn đề ở phần ruột non hay đầu đại tràng.
- Nếu như phân có máu màu đen, có thể đã đặc lại thì vấn đề xuất huyết từ phần dạ dày hoặc phần trên ruột non.
Khi có tình trạng này sẽ người bệnh lo lắng, không dám đi ngoài từ đó dẫn đến người bệnh lại không dám ăn, khiến người bệnh mau mất sức, suy nhược cả về thể trạng lẫn tâm lý do tình trạng thiếu máu, ăn không đủ và sự lo lắng kéo dài. Vì vậy người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời.
Chảy máu hậu môn: Nguyên nhân dẫn đến là gì?
Chảy máu hậu môn có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến cơ quan tiêu hóa trực tràng và hậu môn khác nhau bao gồm:
Bệnh trĩ
Đây thường là lý do hàng đầu cho hiện tượng chảy máu ở hậu môn, cũng là một trong những biểu hiện đầu tiên của bệnh trĩ, do mỗi lần đi đại tiện khiến đám rối tĩnh mạch (búi trĩ) ở hậu bị chèn ép dẫn tới chảy máu, xuất huyết.

Chảy máu hậu môn do bệnh trĩ
Lúc này khi bị trĩ, người bệnh sẽ thấy có máu dính vào giấy vệ sinh hoặc lẫn vào trong phân, nặng hơn là máu chảy thành tia, thành dòng ướt cả quần lót nếu vận động mạnh. Nếu để tình trạng chảy máu hậu môn này tiếp tục kéo dài sẽ khiến cơ thể đối mặt với nguy cơ mất máu nghiêm trọng. Vì vậy người bệnh khi có dấu hiệu không nên chủ quan mà cần chữa trị sớm để ngăn ngừa viêm nhiễm, mất máu cục bộ cũng như tránh được các biến chứng nguy hiểm xảy ra như ung thư trực tràng.
Viêm loét, nứt kẽ hậu môn
Viêm loét, nứt kẽ hậu môn cũng là nguyên nhân thường gặp của tình trạng chảy máu vùng hậu môn, đây là hậu quả của chứng bị táo bón mãn tính lâu ngày. Phân to, khô và cứng khiến người bệnh phải dùng nhiều sức để rặn khi đi đại tiện dẫn đến hậu môn trở nên sưng phù, đỏ tấy, nứt kẽ gây đau rát, chảy máu thành từng giọt xung quanh hậu môn, người bệnh sau đi đại tiện còn cảm thấy ngứa ngáy khó chịu ở hậu môn thì đã vị viêm nhiễm nghiêm trọng hơn.
Polyp trực tràng và đại tràng
Bệnh Polyp đại tràng và trực tràng là hiện tượng xuất hiện các khối u nhỏ nằm trong lòng trực tràng, đại tràng. Dấu hiệu nhận biết của bệnh này là chảy máu hậu môn ngay cả khi người bệnh không hề bị táo bón, phân lỏng. Càng để kéo dài mà không chữa trị, bệnh sẽ càng trở nặng hơn, lúc đó khối polyp sẽ hình thành cuống và trồi ra ngoài hậu môn tương tự như búi trĩ khiến người bệnh đau rát khó chịu ở hậu môn.

Chảy máu hậu môn do polyp trực tràng
Viêm loét đại tràng
Đây là căn bệnh có thể dễ dàng nhận biết thông qua các dấu hiệu như hậu môn bị chảy máu, đi nặng nhiều lần trong ngày, đau rát hậu môn, trong phân có lẫn máu và chất dịch nhầy. Một số triệu chứng khác có thể kèm theo như lên cơn sốt, đau bụng, sụt cân, chán ăn,… Bệnh ở giai đoạn mãn tính, trầm trọng hơn nếu không được điều trị kịp thời sẽ dễ đưa đến biến chứng nguy hiểm như phình đại tràng nhiễm độc, hẹp ống đại tràng, thậm chí là ung thư đại tràng dẫn đến nguy cơ tử vong.
Áp xe hậu môn
Là tình trạng ở cuối hậu môn xuất hiện một khối căng cứng có chứa mủ bên trong, gây đau nhức, ngứa hậu môn, nghiêm trọng hơn có thể chảy kèm dịch mủ lẫn máu tươi ra bên ngoài. Đó chính là dấu hiệu cho thấy người bệnh đang bị áp xe hậu môn, cần điều trị càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân khác
Tình trạng chảy máu hậu môn còn có thể là hậu quả của một số bệnh lý khác gây ra bệnh viêm nhiễm, nhiễm trùng ở khu vực hậu môn, các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh máu khó đông, ung thư,… hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị bệnh. Vì vậy người bệnh cần đến cơ sở y tế, bệnh viện để kiểm tra xét nghiệm tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến chảy máu hậu môn.
Xem thêm bài viết được quan tâm : Tìm hiểu nguyên nhân bị trĩ và biện pháp phòng tránh hiệu quả
Cách phòng ngừa chảy máu hậu môn
Để tránh bị những biến chứng của chảy máu ở hậu môn làm phiền thì ngay từ đầu cần có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả như:
- Giữ cho vùng hậu môn luôn sạch sẽ, khô ráo, không bị ẩm ướt.
- Rửa hậu môn bằng nước sạch, khăn mềm hoặc giấy vệ sinh loại mềm để lau khô, tránh dùng giấy vệ sinh có chất liệu thô ráp vì có thể gây đau rát khó chịu cho vùng hậu môn.
- Tốt nhất nên lựa chọn mặc đồ lót có chất liệu cotton thấm hút mồ hôi tốt, giúp vùng hậu môn cũng như bộ phận sinh dục được thông khí, không bị bí bách, ngăn ngừa ẩm ướt mồ hôi và hạn chế được vi khuẩn sinh sôi phát triển.

Cách phòng ngừa chảy máu hậu môn
- Không đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu, vì khi ngồi hoặc đứng ở một vị trí quá lâu sẽ gây áp lực lên trực tràng và hậu môn, có thể làm các bệnh ở hậu môn trở nặng và dẫn đến tình trạng xuất huyết.
- Điều trị dứt điểm táo bón hoặc tiêu chảy mãn tính vì táo bón và tiêu chảy đều có thể gây kích ứng niêm mạc vùng trực tràng, hậu môn. Các rối loạn tại những khu vực này có thể khiến người bệnh bị chảy máu hậu môn ngay cả khi không đi đại tiện.
- Có chế độ ăn giàu chất xơ, nên cân bằng chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường bổ sung rau củ quả trái cây chứa nhiều chất xơ và vitamin C, tránh ăn quá nhiều đồ chiên xào, cay nóng.
- Tập luyện thể dục lành mạnh, đều đặn thường xuyên sẽ giúp nâng cao tuần hoàn máu đến khắp cơ thể cũng như tuần hoàn ở vùng trực tràng, hậu môn. Đồng thời nâng cao sức đề kháng của cơ thể nhằm hạn chế xảy ra tình viêm nhiễm hậu môn, trực tràng xảy ra.
- Uống nhiều nước, cơ thể cần bổ sung lượng nước nhất định để tạo nhu động ruột, dễ đi ngoài.
- Tránh rặn nhiều, rặn mạnh và ngồi quá lâu khi đi đại tiện
- Chườm đá lạnh hay chườm khăn ấm vùng hậu môn để giảm bớt cơn đau và sưng đỏ.
Hy vọng bài viết” “Chảy máu hậu môn: Bệnh lý không nên chủ quan” ở trên đã giải đáp cụ thể về tình trạng chảy máu hậu môn xuất hiện, nếu người bệnh có triệu chứng trên thì nên thăm khám tại Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và sớm điều trị dứt điểm bệnh. Hoặc cần tư vấn hãy gọi ngay Hotline: 039 957 5631, (Zalo: 039 666 2154) và nhấp khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< nhé.