Nhằm có được một kỳ thai nghén trọn vẹn, khỏe mạnh cho thai nhi phát triển thì chị em phụ nữ cần hết sức lưu ý các biểu hiện nhỏ của cơ thể trong quá trình biến đổi thích ứng khi mang thai. Đặc biệt là hiện tượng chất nhầy âm đạo tiết ra sẽ có sự thay đổi rõ ràng. Vì vậy, hãy cùng bài viết tìm hiểu “Chất nhầy như thế nào là có thai?” nhé.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Chất dịch nhầy tại sao lại hình thành khi mang thai?

Chất dịch nhầy có màu trắng trong do âm đạo tiết ra (hay còn gọi là khí hư hoặc huyết trắng) là một đặc trưng được tạo ra bởi các tuyến bên trong âm đạo và cổ tử cung có tác dụng đào thải các tế bào chết và vi khuẩn ra ngoài nhằm giữ cho âm đạo luôn sạch sẽ và tránh những nguy cơ gây nhiễm trùng vùng kín.

Căn bản, cơ thể của chị em phụ nữ sẽ sản xuất chất dịch nhầy ngay trước thời điểm rụng trứng, lúc này chất nhầy cổ tử cung trong và trơn, biểu hiện việc sắp rụng trứng. Đây là thời điểm chị em phụ nữ dễ thụ thai nhất. Ngược lại, khả năng thụ thai thành công sẽ thấp hơn nếu chị em nhận thấy dịch nhầy đục và hơi dính hoặc khô.

Chất dịch nhầy âm đạo

Chất dịch nhầy âm đạo

Ngoài ra, âm đạo phụ nữ xuất hiện dịch nhầy là do hàm lượng hormone sinh dục estrogen trong cơ thể tăng lên, máu được lưu thông đến bộ phận sinh dục nhiều hơn. Đồng thời khung xương chậu và thành âm đạo cũng mềm hơn nên khí hư tăng lên đáng kể để ngăn cản vi khuẩn xâm nhập vào tử cung. Đặc biệt, khi mang thai thì nồng độ hormone sinh dục trong cơ thể thai phụ sẽ bắt đầu tăng lên nhanh chóng nhằm giúp cơ thể thích ứng phù hợp, cùng như có thể bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi.

Có 3 cách thường được nhiều chị em phụ nữ áp dụng để kiểm tra chất nhầy cổ tử cung tiết qua âm đạo, cụ thể như sau:

  • Lau sạch khu vực vùng kín, âm đạo bằng giấy vệ sinh trắng sạch trước khi đi vệ sinh và quan sát bất kỳ dịch tiết nào trên giấy.
  • Đưa một ngón tay đã được rửa sạch vào trong âm đạo và dần dần chạm đến cổ tử cung sau đó rút ngón tay ra và kiểm tra chất dịch nhầy dính trên ngón tay
  • Kiểm tra dịch âm đạo xuất hiện trong quần lót và cảm nhận độ đặc dính của dịch nhầy âm đạo bằng cách xoa hai ngón tay cái và trỏ vào nhau sau đó kéo căng dịch tiết âm đạo hết mức có thể.

Tìm hiểu: Chất nhầy như thế nào là có thai?

Về tính chất

Hiện tượng về chất nhầy như thế nào là có thai? Lúc này, chất nhầy sẽ có tính chất giống như nước mũi, có thể hơi đục hoặc trong, loãng và dễ dính hơn so với bình thường.

Chất nhầy như thế nào là có thai?

Chất nhầy như thế nào là có thai?

Về số lượng

Giải đáp cho tình trạng chất nhầy như thế nào là có thai? Số lượng chất nhầy tiết ra ở âm đạo sẽ tiết ra nhiều hơn so với thông thường, như cần lưu ý là lượng chất nhầy khi mang thai ra nhiều hay ít còn tùy thuộc vào nồng độ hormone của chị em phụ nữ.

Vì số lượng chất nhầy tiết ra nhiều hơn bất thường sẽ khiến cho âm đạo luôn bị ẩm ướt nên chị em có thể lót băng vệ sinh và thay đồ lót thường xuyên để giữ cho vùng kín luôn sạch sẽ. Vậy nên đây chỉ là tình trạng này là sinh lý và không ảnh hưởng tới sức khoẻ của thai nhi.

Về màu sắc

Liệu chất nhầy như thế nào là có thai? Chất nhầy vào giai đoạn mang thai này sẽ có màu trắng đục hoặc trắng trong suốt. Bên cạnh đó, màu sắc của chất nhầy cũng có thể hơi ngả vàng do hàm lượng nội tiết tố thay đổi, tăng lên nhiều hơn nhằm thích ứng với việc thai nhi tạo tổ trong tử cung. Chị em nên chú ý nếu dịch nhầy có màu hồng nhạt tiết ra ở âm đạo cũng có thể chính là máu báo thai.

Về mùi hương

Tình trạng chất nhầy như thế nào là có thai? Chất dịch nhầy tiết ra ở âm đạo khi mang thai sẽ không có màu sắc và mùi hôi bất thường. Nhưng nếu chất nhầy có mùi hăng nhẹ mà không có dấu hiệu ngứa ngáy thì cũng không nên lo lắng vì đây chỉ là dấu hiệu sinh lý của khí hư thông thường.

Xem thêm bài viết khác : Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu phụ nữ cần lưu ý

Cần làm gì khi chất dịch nhầy tiết ra nhiều khi mang thai

Vệ sinh sạch sẽ vùng kín và thay quần lót thường xuyên (tối thiểu hai lần một ngày). Ngoài ra cần chú ý hạn chế sử dụng loại quần lót với chất liệu nilon và quá bó khít, ôm chặt vào cơ thể

Tránh thụt rửa sâu vào âm đạo vì việc này có thể sẽ tạo điều kiện cho sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh viêm nhiễm phụ khoa, có thể gây nhiễm trùng và ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sinh nở về sau.

Nên lau sạch vùng kín từ trước ra sau khi đi vệ sinh hoặc đi tắm để tránh vi khuẩn đi trực tiếp từ hậu môn lên âm đạo. 

Vệ sinh sạch sẽ vùng kín khi mang thai

Vệ sinh sạch sẽ vùng kín khi mang thai

Tránh sử dụng các loại xà phòng thơm hoặc dung dịch vệ sinh có mùi thơm nồng và chất kích ứng mạnh khi vệ sinh vùng kín. 

Tuyệt đối không được tự ý sử dụng các loại thuốc rửa âm đạo hoặc loại thuốc uống điều trị âm đạo nếu như không có chỉ định từ phía bác sĩ phụ khoa. Đặc biệt là những trường hợp nhiễm viêm âm đạo trong quá trình mang thai thì cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng thuốc và cần được chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. 

Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng một cách khoa học, không nên ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, đóng gói sẵn hoặc có tính kích thích như cà phê, rượu bia, đồ quá cay,…

Chị em nên đi thăm khám sản phụ khoa định kỳ để phát hiện sớm bệnh phụ khoa và kiểm tra khám thai nếu cần thiết.

Những dấu hiệu khác khi mang thai (ngoài chất dịch nhầy tử cung)

Vùng ngực bất thường

Sau khi thụ thai thành công, các hormone sinh dục trong cơ thể phụ nữ thay đổi và tăng lên nhanh chóng làm cho lượng máu đến hai bầu ngực cũng tăng lên theo khiến ngực có tình trạng sưng và đau nhức, đầu vú hơi căng và nhô ra, quầng thâm ở vú cũng to và sẫm màu hơn.

Dấu hiệu mang thai khác - Vùng ngực bất thường

Dấu hiệu mang thai khác – Vùng ngực bất thường

Chậm kinh

Tình trạng chậm kinh  là dấu hiệu rõ ràng và phổ biến nhất giúp chị em phụ nữ sớm nhận biết quá trình thai kỳ. Khi việc thụ thai hoàn thành thì cơ thể sẽ ngay lập tức tiết ra nội tiết tố hormone hCG, từ đó kỳ kinh tiếp theo sẽ không xảy ra. Nhưng cần chú ý, chị em nên thăm khám phụ khoa để tìm hiểu kỹ nguyên nhân chậm kinh là do mang thai hay nguyên nhân do bệnh phụ khoa nào đó gây ra.

Hiện tượng chuột rút

Thai phụ có thể cảm nhận được những cơn đau do bị vọp bẻ, chuột rút vào khoảng 1-2 tuần của thai kỳ. Hiện tượng này là do trứng được thụ tinh tạo thành phôi thai và bắt đầu bám chặt vào thành tử cung. Điều này khiến tử cung có thể bị kéo căng một chút, gây ra các cơn đau để chuẩn bị cho quá trình giãn nở trong suốt chín tháng mang thai và làm cho bị em bị chuột rút đau đớn.

Buồn nôn

Đây là một triệu chứng rõ ràng giúp chị em sớm nhận biết bản thân đã mang thai trong những tuần đầu tiên của thai kỳ. Nguyên nhân là sự gia tăng hormone sinh dục estrogen và progesterone trong cơ thể khi mang thai đã tác động đến cả hệ tiêu hóa khiến chị em dễ buồn nôn và nôn ọe.

Nếu chất dịch nhầy tiết ra liên tục, kéo dài và kèm theo nhiều biểu hiện bất thường khác thì chị em phụ nữ nên đi khám tại cơ sở y tế uy tín Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị để được các bác sĩ chuyên khoa – kinh nghiệm thâm niên nhiều năm thực hiện chẩn đoán và điều trị vì đây có thể là do bệnh lý phụ khoa gây ra chứ không phải vấn .

Hy vọng bài viết “Tìm hiểu: Chất nhầy như thế nào là có thai?” đã mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc và chị em quan tâm, nếu còn câu hỏi về chất nhầy như thế nào là có thai và cần được tư vấn hãy liên lạc tới số Hotline: 039 957 5631, (Zalo: 039 666 2154) hoặc nhấp khung chat: >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được nhân viên y tế giải đáp chất nhầy như thế nào là có thai và hỗ trợ lên lịch thăm khám ngay.