Mục Lục
Chậm trễ kinh nguyệt chính là một trong những biểu hiện mang thai sớm ở phụ nữ, tuy nhiên một vài trường hợp bị chậm trễ kinh lại xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác, trong đó có cả vấn đề sinh lý lẫn bệnh lý gây ra. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, bạn đọc và chị em quan tâm hãy cùng theo dõi chuyên mục tư vấn “Chậm kinh bao lâu thì có thai?” trong bài viết dưới đây nhé!

Chậm kinh là gì?
Chu kỳ kinh nguyệt là khoảng thời gian tính từ ngày bắt đầu kinh của một chu kỳ đến trước ngày bắt đầu kinh của chu kỳ tiếp theo. Một chu kỳ kinh nguyệt thường sẽ kéo dài từ 28 ngày được minh họa cụ thể qua mô hình như sau:
- Ngày 1: Niêm mạc tử cung bắt đầu bong tróc sẽ cùng với máu bị đẩy ra bên ngoài qua đường âm đạo tạo thành kinh nguyệt, quá trình này có thể kéo dài từ 3-5 ngày (vẫn có thể xảy ra trường hợp kinh nguyệt kéo dài từ 5-7 ngày).
- Ngày 8: Lớp niêm mạc tử cung bắt đầu tái tạo và phát triển trở lại để sẵn sàng nuôi dưỡng phôi thai (nếu trứng được thụ tinh).
- Ngày 14: Trứng được phóng thích từ buồng trứng (hiện tượng rụng trứng). Lúc này, khả năng thụ thai và mang thai sẽ tăng cao nếu có quan hệ tình dục vào ngày rụng trứng hoặc ba ngày trước đó.
- Ngày 15 đến ngày 24: Trứng di chuyển xuống ống dẫn trứng hướng tới tử cung. Nếu trứng gặp tinh trùng và thụ tinh thành công, nó sẽ bám vào lớp niêm mạc tử cung để bắt đầu quá trình thai kỳ.
- Ngày 24: Nếu không có quá trình thụ tinh xảy ra, trứng sẽ bắt đầu phân hủy và tiêu biến. Điều này sẽ làm giảm hormone trong cơ thể, từ đó phát tín hiệu đến khu vực tử cung không cần phải phát triển lớp niêm mạc duy trì thai kỳ trong tháng này.

Chậm kinh là gì?
Chậm kinh (hay trễ kinh) là tình trạng bất thường xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, điều này là khi đến thời điểm hành kinh dự kiến nhưng kinh nguyệt không xuất hiện. Chị em có thể nhận biết tình trạng chậm kinh khi đã qua hơn 35 ngày kể từ kỳ kinh nguyệt gần nhất mà không có sự xuất hiện của kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Nếu kinh nguyệt không xuất hiện trong ba chu kỳ kinh liên tiếp mà không liên quan đến thai kỳ thì được xem là vô kinh (mất kinh).
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, chu kỳ kinh nguyệt của chị em vẫn được xem là bình thường miễn là nó xuất hiện đều đặn sau khoảng thời gian từ 21 đến 35 ngày.
Nguyên nhân chậm kinh
– Mang thai: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến sự thay đổi trong chu kỳ kinh. Khi mang thai, hormone thai kỳ sẽ tác động lên niêm mạc tử cung, làm cho chu kỳ kinh ngừng hoàn toàn trong giai đoạn này. Nếu chị em quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp bảo vệ và bị trễ kinh khoảng một tuần thì khả năng cao là đã mang thai. Lúc này, bạn có thể kiểm tra tình trạng thai kỳ bằng cách dùng que thử thai tại nhà để đo nồng độ hCG trong nước tiểu hoặc đến cơ sở y tế thực hiện xét nghiệm máu để đo nồng độ beta hCG.
– Cho con bú: Phụ nữ có thể gặp tình trạng trễ kinh hoặc mất kinh trong thời gian họ đang cho con bú, đặc biệt khi trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Hormone tạo ra tuyến sữa sẽ tác động ức chế hormone estrogen và làm tạm dừng chu kỳ kinh nguyệt trong thời gian này. Mặc dù cho con bú vẫn được xem là một phương pháp tránh thai hiệu quả sau sinh, nhưng khả năng mang thai sớm vẫn có thể xảy ra. Do đó, chị em nên trao đổi cụ thể với bác sĩ về việc sử dụng phương pháp tránh thai phù hợp trong trường hợp này.
– Sử dụng thuốc tránh thai: Trong thời gian đầu sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày, chị em phụ nữ có thể xuất hiện một số tác dụng phụ ngắn hạn như buồn nôn, chán ăn, đau bụng dưới, đau tức ngực và chu kỳ kinh nguyệt thất thường. Đặc biệt, những trường hợp lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp thường xuyên còn làm mỏng lớp niêm mạc tử cung, từ đó dẫn đến tình trạng chậm kinh và suy giảm khả năng thụ thai trong tương lai.
– Sử dụng các loại thuốc điều trị: Thuốc kháng sinh, thuốc hạ huyết áp, thuốc hóa trị, thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống đông máu,… đều có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng chậm kinh, đặc biệt là những trường hợp phụ nữ thường xuyên sử dụng. Do đó, nếu tình trạng chậm kinh tiếp tục kéo dài, chị em nên trao đổi lại với bác sĩ điều trị để có phương pháp thay thế thích hợp.

Nguyên nhân chậm kinh
– Thay đổi đột ngột về cân nặng: Sự thay đổi đột ngột về cân nặng, bất kể là tăng hay giảm cân bởi chế độ ăn uống không cân đối, quá trình kiêng cữ quá mức hoặc tiêu thụ thức ăn quá nhiều,… đều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sản xuất hormone nội tiết tố estrogen trong cơ thể và ảnh hưởng đến phát triển của niêm mạc tử cung. Điều này có thể góp phần vào tình trạng chậm trễ kinh trong một khoảng thời gian nhất định.
– Áp lực và căng thẳng: Mọi cảm xúc tiêu cực, tâm trạng chịu sự căng thẳng, stress hoặc lo âu quá mức có thể làm tăng sản xuất hormone cortisol, đồng thời làm giảm sản xuất progesterone khiến nồng độ hormone nội tiết trong cơ thể bị thay đổi bất thường. Điều này gây ra sự rối loạn trong quá trình rụng trứng và kinh nguyệt, kết quả làm xuất hiện tình trạng trễ kinh hoặc mất kinh hoàn toàn trong một thời gian dài.
– Mãn kinh sớm: Hiện tượng mãn kinh sớm xảy ra khi phụ nữ dưới 40 tuổi xuất hiện các triệu chứng bất thường như trễ kinh, ra nhiều mồ hôi vào ban đêm, teo âm đạo, khô rát âm đạo, cảm giác bốc hỏa trong cơ thể, đánh trống ngực, tâm trạng và cảm xúc không ổn định, thường xuyên bị rụng tóc và mất trí nhớ,… Điều này xảy ra là bởi chức năng điều tiết và sản xuất hormone nội tiết trong cơ thể bị suy giảm mạnh, từ đó làm thiếu hụt các loại hormone nội tiết nữ quan trọng trong cơ thể.
– Mắc bệnh lý: Các bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, polyp cổ tử cung, đa nang buồng trứng, suy buồng trứng, viêm nhiễm vùng kín, viêm vùng chậu,… hoặc các bệnh mãn tính như đái tháo đường, Celiac, hội chứng Asherman, hội chứng Cushing,… đều có thể dẫn đến sự rối loạn thất thường trong chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Ngoài ra, các tình trạng bất thường liên quan đến tuyến giáp và tuyến yên cũng có thể gây ra tình trạng trễ kinh hoặc rong kinh kéo dài.
– Nguyên nhân khác: Thường xuyên sử dụng các chất kích thích như hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia,… cũng có thể gây ra tình trạng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Các chất gây hại này tác động đến quá trình rụng trứng và làm cho lớp niêm mạc tử cung mỏng dần, điều này không chỉ làm kinh nguyệt chậm trễ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng mang thai về lâu về dài.
Chậm kinh bao lâu thì có thai?

Chậm kinh bao lâu thì có thai?
Việc xác định tình trạng chậm kinh bao lâu thì có thai không phải là điều dễ dàng, bởi chu kỳ kinh nguyệt của mỗi phụ nữ có sự thay đổi khác nhau. Tuy vậy, các chuyên gia cho biết rằng thường thì khi chị em bị chậm kinh từ 5 đến 7 ngày và trước đó có quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp phòng tránh nào thì khả năng mang thai là rất cao.
Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, hiện tượng rụng trứng chỉ xảy ra một lần. Nếu trứng này được thụ tinh bởi tinh trùng, nó sẽ phát triển thành phôi thai và bắt đầu di chuyển xuống tử cung qua ống dẫn trứng. Lúc này cơ thể sẽ gia tăng sản xuất một loại hormone đặc biệt trong cơ thể, được gọi là hormone thai kỳ hCG (human Chorionic Gonadotropin hormone).
Sự gia tăng đột ngột của hormone hCG là một trong các dấu hiệu giúp xác định xem chị em phụ nữ có mang thai hay không. Hormone hCG không chỉ tồn tại trong máu mà còn xuất hiện trong nước tiểu, điều này cho phép bạn sử dụng que thử thai để tự kiểm tra tại nhà.
Tuy nhiên, thường thì trong vài ngày đầu sau khi chậm kinh, kết quả thử thai có thể là âm tính. Nếu kiểm tra quá sớm, lúc này cơ thể chưa sản xuất ra đủ lượng hormone hCG cần thiết để đạt kết quả dương tính. Chị em có thể kiểm tra lại vào khoảng một tuần sau khi chậm kinh để có kết quả thử thai chính xác hơn.
Các triệu chứng của chậm kinh và có thai

Các triệu chứng của chậm kinh và mang thai
Chu kỳ kinh nguyệt trung bình của phụ nữ thường kéo dài từ 28 đến 32 ngày. Nếu chị em nhận thấy rằng kỳ kinh của mình đã chậm hơn so với khoảng thời gian trên (hơn 33-35 ngày) mà kinh nguyệt vẫn chưa xuất hiện, điều này cho thấy chị em đang trải qua tình trạng chậm kinh.
Ngoài việc chu kỳ kinh bị thay đổi, chị em cũng có thể gặp phải một số triệu chứng bất thường khác như mệt mỏi, đau nhức cơ thể, đau đầu, nổi mụn, rụng tóc, đau vùng xương chậu, rậm lông (ở mặt, bụng, đùi…).
Nếu tình trạng chậm kinh liên quan đến thai kỳ, chị em có thể nhận thấy một số biểu hiện khác như ra máu báo thai (rất ít chỉ vài giọt, máu có màu hồng nhạt, kéo dài từ 1-2 ngày), vùng ngực thay đổi (ngực căng tức và hơi sưng đau, quầng thâm ngực sẫm màu và to hơn bình thường), buồn nôn nôn mửa (nhất là vào buổi sáng), đi tiểu thường xuyên,….
Để được tư vấn và chẩn đoán cụ thể hơn về triệu chứng chậm kinh, chị em hãy đến ngay Phòng khám Đa khoa Hữu Nghị Đà Nẵng – địa chỉ y tế chăm sóc sức khỏe sản phụ khoa uy tín, chất lượng hàng đầu tại khu vực Đà Nẵng và các tỉnh thành lân cận. Với đội ngũ bác sĩ chuyên môn sản khoa nhiều kinh nghiệm cùng cơ sở vật chất hiện đại và các thiết bị đầy đủ sẽ mang đến dịch vụ thăm khám, chăm sóc sức khỏe sinh sản và điều trị y tế tốt nhất cho từng chị em phụ nữ.
Với những chia sẻ liên quan đến vấn đề “Chậm kinh bao lâu thì có thai?” trong bài viết trên, hy vọng rằng chúng tôi đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc và chị em quan tâm theo dõi. Nếu bạn đang có biểu hiện kinh nguyệt chậm trễ bất thường hoặc cần hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số đường dây nóng này Hotline: 039 957 5631 hoặc khung chat này: >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được hỗ trợ nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí.