Mục Lục
Hàng tháng, mọi chị em phụ nữ đều trải qua hiện tượng kinh nguyệt, đây là quá trình sinh lý cần thiết không chỉ giữ cho khu vực các cơ quan phụ khoa bên trong sạch sẽ mà còn cho thấy rằng các chức năng sinh sản của chị em đang hoạt động rất tốt. Bởi vậy tình trạng chậm trễ kinh xảy ra khiến cho nhiều chị em lo lắng hoang mang. Bài viết sau đây sẽ mang đến những thông tin liên quan trong chuyên mục giải đáp “Chậm kinh 2 tháng có sao không? Nguyên nhân do đâu?”, bạn đọc và các chị em gái quan tâm hãy cùng theo dõi nhé.

Chậm kinh 2 tháng nguyên nhân do đâu?
Kinh nguyệt không chỉ là biểu hiện của cơ thể cho khả năng sinh sản ở phụ nữ, mà còn là thước đo phản ánh tương đối chính xác về tình trạng sức khỏe sinh sản của họ. Mỗi chu kỳ kinh nguyệt có thể kéo dài khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của từng người, nhưng thường rơi vào khoảng từ 3 đến 5 ngày (trong một số trường hợp có thể lên tới 7 ngày).
Đối với trường hợp kinh nguyệt chậm trễ từ 2 tháng trở lên, các chị em gái không nên xem thường mà cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này cũng như cách khắc phục hiệu quả để hạn chế những hậu quả không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe và chức năng sinh sản trong tương lai. Các chuyên gia cho biết, tình trạng chậm kinh 2 tháng thường là bởi các nguyên nhân sau đây:
Mang thai

Chậm kinh 2 tháng do mang thai
Các chị em hẳn cũng đã biết rằng một trong những dấu hiệu phổ biến của việc mang thai đó chính là tình trạng chậm trễ kinh nguyệt. Do đó, việc bị chậm kinh trong vòng 2 tháng cũng có thể là biểu hiện của giai đoạn thai kỳ này, nó thường xảy ra khi chị em phụ nữ có hoạt động quan hệ tình dục không kèm theo biện pháp an toàn, đặc biệt là trong khoảng thời gian rụng trứng (khả năng mang thai sẽ tăng lên).
Sau khi thụ tinh thành công, nữ giới sẽ gặp tình trạng chậm kinh không chỉ 2 tháng mà còn có thể kéo dài trong suốt giai đoạn thai kỳ, thậm chí chậm kinh từ 2 đến 3 tháng sau khi sinh hoặc lâu hơn nếu cho con bú.
Ngoài dấu hiệu thay đổi trong kinh nguyệt, chị em cũng có thể nhận biết những biểu hiện khác khi mang thai như sự mệt mỏi, thường xuyên buồn nôn, sự thèm ăn và buồn ngủ nhiều hơn, căng tức nhẹ ở vú,… Khi gặp những dấu hiệu trên, chị em nên sử dụng que thử thai hoặc đến cơ sở y tế chuyên khoa để có được kết quả chính xác nhất.
Căng thẳng, stress
Hormone nội tiết tố nữ estrogen đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc điều tiết hoạt động chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ. Chính vì vậy, các yếu tố tác động đến hormone estrogen đều có thể khiến cho chu kỳ kinh bị thay đổi thất thường, bị chậm trễ hoặc thậm chí là mất kinh trong một khoảng thời gian.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu trạng thái tinh thần chịu nhiều tác động tiêu cực như căng thẳng áp lực liên tục, sự mệt mỏi, buồn bực và lo âu,… thì có thể làm gia tăng kích thích sản xuất lượng lớn hormone cortisol – một hormone ức chế có thể gây ra sự rối loạn về nội tiết. Hậu quả của tình trạng này là làm cho chu kỳ kinh nguyệt diễn ra sớm hoặc chậm hơn so với bình thường.
Vì vậy, việc duy trì tinh thần và cảm xúc thoải mái, thư giãn, ổn định luôn được xem là một phương pháp điều tiết tự nhiên giúp cho các hoạt động nội tiết trong cơ thể diễn ra một cách bình thường.
Cân nặng thay đổi đột ngột

Chậm kinh 2 tháng do cân nặng thay đổi đột ngột
Nhu cầu giảm hoặc tăng cân để có một ngoại hình hoàn hảo là điều mà rất nhiều phụ nữ mong muốn thực hiện, tuy nhiên việc chọn lựa các biện pháp nhanh chóng để tăng hoặc giảm cân có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, vì vậy mà chị em nên xem xét kỹ lưỡng trước khi bắt đầu thực hiện.
Sự thay đổi cân nặng quá nhanh và đột ngột có thể khiến cho cơ thể không kịp thích nghi, bao gồm cả hệ thống nội tiết. Sự mất cân bằng trong hệ thống nội tiết có thể gây tăng hoặc giảm sự sản xuất hormone estrogen, từ đó dẫn đến sự rối loạn và không ổn định trong chu kỳ kinh nguyệt.
Để kiểm soát cân nặng ở mức ổn định cũng như giúp cho chu kỳ kinh nguyệt thường sẽ trở lại bình thường, chị em phụ nữ nên có cho mình một kế hoạch cải thiện vóc dáng một cách khoa học và hợp lý trong khoảng thời gian tương xứng.
Biện pháp tránh thai sử dụng
Các phương pháp tránh thai có tác động đến nội tiết tố, đặc biệt là thuốc tránh thai có thể gây ra tình trạng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt nếu sử dụng sai cách hoặc lạm dụng thuốc.
Trong trường hợp dùng thuốc tránh thai hàng ngày, nếu chị em sử dụng thuốc đều đặn sẽ giúp duy trì cân bằng nội tiết tố trong cơ thể và ổn định chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, khi ngừng sử dụng thuốc thì khả năng sản xuất hormone estrogen có thể giảm đột ngột, gây ra tình trạng chu kỳ kinh rối loạn thất thường.
Trong trường hợp dùng thuốc tránh thai khẩn cấp, nó sẽ bổ sung một lượng lớn hormone nữ estrogen để ức chế quá trình rụng trứng. Do đó, sử dụng loại thuốc này thường xuyên có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt, khiến kinh nguyệt bị rối loạn và thay đổi, diễn ra chậm hơn so với bình thường, trong một số trường hợp nó còn có thể dẫn đến tình trạng vô kinh.
Trải qua tiền mãn kinh
Tiền mãn kinh thường bắt đầu xuất hiện khi phụ nữ bước vào độ tuổi 45- 55, tuy vậy nó cũng có thể bắt đầu từ tuổi 40 trong một số trường hợp. Trong giai đoạn này, cơ thể nữ giới sẽ dần sản xuất ít hormone nội tiết estrogen hơn, khiến cho lớp niêm mạc tử cung không phát triển dày dặn như bình thường. Điều này kéo theo quá trình kinh nguyệt diễn ra muộn hơn và dần dần ngừng hẳn, tiến dần vào giai đoạn mãn kinh.

Chậm kinh 2 tháng do tiền mãn kinh
Mãn kinh sớm có thể xảy ra do thường xuyên tiếp cận các phương pháp can thiệp phẫu thuật, hóa trị, hoặc xạ trị tại khu vực bụng và các cơ quan sinh dục. Ngoài ra, môi trường sống ô nhiễm và lối sống không lành mạnh cũng có thể là những yếu tố tác động đáng kể đến việc mãn kinh xảy ra sớm hơn so với bình thường.
Bệnh lý tiềm ẩn
– Các bệnh phụ khoa: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng trễ kinh 2 tháng trở lên, đặc biệt là các bệnh lý ở cơ quan sinh sản như u nang buồng trứng, viêm vùng chậu, viêm cổ tử cung, u xơ tử cung và ung thư cổ tử cung,… đều có khả năng làm rối loạn hệ thống nội tiết trong cơ thể và khiến cho chu kỳ kinh nguyệt trở nên không đều. Chị em có thể nhận ra các bệnh lý này bởi các triệu chứng bất thường đi kèm như đau bụng dưới dữ dội, có mùi khó chịu, cảm giác ngứa rát, sưng đỏ tại khu vực kín,…
– Buồng trứng đa nang: Đây là tình trạng buồng trứng phát triển nhiều nang nhỏ, gây cản trở quá trình rụng trứng xảy ra. Tình trạng này phát sinh do sự rối loạn nội tiết nữ và gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của phụ nữ. Bệnh lý này nếu không được phát hiện và điều trị sớm còn có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như tiểu đường, bệnh tim mạch, tắc nghẽn ống dẫn trứng,…
– Bất thường ở tuyến giáp: Tuyến giáp là cơ quan nằm ở phía trước khí quản, có vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng nội tiết tố. Vì vậy, khi tuyến giáp hoạt động quá mức – cường giáp hoặc suy yếu nghiêm trọng – suy giáp, thì đều có thể gây rối loạn chu kỳ kinh, làm cho kinh nguyệt có thể xuất hiện sớm hoặc trễ hơn so với chu kỳ bình thường.
Chậm kinh 2 tháng có sao không?
Ảnh hưởng chức năng sinh sản
Kinh nguyệt có vai trò quan trọng trong cho biết khả năng sinh sản của phụ nữ. Tình trạng chậm kinh kéo dài sẽ gây rối loạn nội tiết tố, làm suy giảm chức năng buồng trứng, thậm chí là dẫn đến các bệnh lý phụ khoa,…từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh sản về sau.

Chậm kinh 2 tháng có sao không?
Ảnh hưởng tâm lý, đời sống hôn nhân tình cảm
Tình trạng chậm kinh kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, khiến cho các chị em gái thường xuyên cảm thấy lo lắng, bất an, stress… Điều này làm cho quá trình ổn định của hormone nội tiết diễn ra lâu hơn, có thể gây tác động đến các cơ quan sinh sản trong tương lai.
Ngoài ra, việc chậm kinh quá lâu còn làm ảnh hưởng tới đời sống tình cảm gia đình. Tâm trạng không ổn định sẽ khiến cho các chị em gái thường xuyên cáu gắt, khó chịu, thậm chí là một số triệu chứng đau rát, xuất huyết âm đạo bất thường,…đều làm giảm ham muốn tình dục và gây rạn nứt tình cảm hạnh phúc gia đình về lâu về dài.
Ảnh hưởng tới sức khỏe
Chậm trễ kinh kéo dài thường là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm như polyp tử cung, viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung,…gây nguy hiểm đến sức khỏe và các chức năng hoạt động của cơ thể, thậm chí là cả tính mạng của người bệnh.
Vậy 2 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao?
Khi xảy ra tình trạng 2 tháng không có kinh nguyệt, chị em phụ nữ nên đến thăm khám tại các phòng khám chuyên khoa uy tín càng sớm càng tốt để được chẩn đoán tình hình sức khỏe hiện tại, từ đó được bác sĩ đưa ra tư vấn và phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh lý của bản thân.

2 Tháng không có kinh nguyệt phải làm sao?
Đối với tình trạng chậm trễ kinh nguyệt do các bệnh phụ khoa
Với những bệnh phụ khoa nhẹ như buồng trứng đa nang hoặc viêm cổ tử cung, thường sẽ được bác sĩ điều trị bằng thuốc kháng sinh đặc trị và thuốc chống viêm để ức chế sự tiến triển của bệnh, nó cũng hỗ trợ giúp làm lành vết thương nhanh chóng và ngăn ngừa tình trạng tái phát của bệnh.
Trong trường hợp bệnh trở nặng, các phương pháp can thiệp ngoại khoa có thể được áp dụng để điều trị, tuy nhiên chị em cần thực hiện các phương pháp này tại phòng khám chuyên khoa sử dụng các thiết bị tiên tiến và hiện đại, không chỉ giúp giảm đau cho người bệnh mà còn đảm bảo hiệu quả và an toàn trong quá trình điều trị.
Đối với tình trạng chậm trễ kinh nguyệt do dùng thuốc
Chị em phụ nữ hãy trao đổi cụ thể với bác sĩ về tình trạng chậm trễ kinh nguyệt để kiểm tra tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị, nếu đúng là nguyên nhân này gây ra thì sẽ được xem xét việc thay đổi loại thuốc hoặc điều chỉnh liều lượng. Đối với trường hợp chậm kinh do thuốc tránh thai thì chị em có thể sử dụng phương pháp tránh thai khác phù hợp hơn.
Đối với tình trạng chậm trễ kinh nguyệt do mất cân bằng nội tiết tố
Nếu chậm trễ kinh nguyệt do mất cân bằng nội tiết tố, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chứa hormone để điều tiết lại nội tiết tố trong cơ thể chị em phụ nữ để giúp kinh nguyệt sớm ổn định trở lại. Tuy nhiên chị em cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định và liều lượng của bác sĩ để đạt hiệu quả, đồng thời bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết có lợi cho sức khỏe và hệ miễn dịch.
Với những chia sẻ trong bài viết “Chậm kinh 2 tháng có sao không? Nguyên nhân do đâu?”, hy vọng chúng tôi – đội ngũ bác sĩ tại Phòng khám Đa khoa Hữu Nghị Đà Nẵng đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc và chị em quan tâm. Nếu cần thêm tư vấn hoặc hỗ trợ liên quan thì xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Hotline: 039 957 5631 hay là >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được hỗ trợ nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí.