Khi bị chậm trễ kinh nguyệt, phần lớn các chị em phụ nữ đều sẽ nghĩ ngay đến khả năng mang thai. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây ra hiện tượng này. Để tìm hiểu cụ thể hơn về tình trạng này, chị em và bạn đọc hãy cùng theo dõi chuyên mục tư vấn “Chậm kinh 15 ngày có thai không?” từ các chuyên gia sản phụ khoa qua bài viết dưới đây nhé!

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Chậm kinh 15 ngày có thai không?

Thông thường, một chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ sẽ kéo dài trong khoảng từ 22 đến 35 ngày phụ thuộc vào đặc điểm cá nhân của từng người. Quá trình mang thai của phụ nữ bắt đầu khi trứng gặp tinh trùng để thụ tinh và tạo thành phôi thai. Sau đó, phôi thai sẽ di chuyển đến tử cung và bám vào lớp niêm mạc để làm tổ phát triển tiếp tục, sau đó bắt đầu sản xuất hormone hCG (hormone thai kỳ).

Toàn bộ quá trình trên thường kéo dài trong khoảng từ 7 đến 14 ngày, vì vậy chu kỳ kinh trong giai đoạn này thường bị ức chế và không xuất hiện, chị em tạm thời sẽ không có kinh nguyệt cho đến khi quá trình mang thai kết thúc.

Chậm kinh 15 ngày có thai không?

Chậm kinh 15 ngày có thai không?

Để trả lời câu hỏi “Chậm kinh 15 ngày có thai không?”, các chuyên gia giải đáp rằng phụ nữ trong trường hợp bị chậm kinh kéo dài hơn 15 ngày có thể sử dụng que thử thai để tự kiểm tra thai kỳ tại nhà. Nếu que thử thai hiển thị 2 vạch, thì đó là dấu hiệu bạn đã mang thai. Tuy nhiên, nếu kết quả trên que thử thai chỉ hiển thị một vạch, bạn nên quan sát thêm các triệu chứng bất thường của cơ thể và đến bệnh viện kiểm tra lại để nhận biết tình trạng sức khỏe bất thường.

Ngoài ra, bạn cũng có thể nhận biết dấu hiệu mang thai sớm sau khi chậm trễ kinh khoảng 15 ngày thông qua các biểu hiện sau:

– Ra máu âm đạo: Đa số các chị em phụ nữ sẽ gặp phải tình trạng ra máu vùng âm đạo trong những tuần đầu của thai kỳ (hiện tượng này được gọi là máu báo thai). Máu báo thai thường xuất hiện dưới dạng một vài giọt, chỉ lốm đốm dính trên bề mặt giấy hoặc dưới đáy quần lót. Máu này thường có màu hồng nhạt và chỉ xuất hiện trong khoảng 1-2 ngày trước rồi biến mất. Các chị em không cần lo lắng vì đây chỉ là một hiện tượng sinh lý bình thường do phôi thai bám vào niêm mạc tử cung phát triển.

– Thay đổi vùng ngực: Trong khi mang thai, vùng ngực của phụ nữ thường trở nên nhạy cảm và căng tròn hơn, thậm chí có thể cảm thấy đau nhức ở đầu ngực, đồng thời quầng thâm ở bầu vú cũng có thể trở nên đậm màu và lớn hơn. Hiện tượng này xuất phát từ sự biến đổi của hai loại hormone quan trọng trong giai đoạn mang thai là estrogen và progesterone. Tuy nhiên, những thay đổi ở vùng ngực này khi mang thai thường dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng tiền kinh nguyệt.

– Đi tiểu thường xuyên: Triệu chứng này thường xuất hiện khá sớm trong giai đoạn đầu của thai kỳ, bởi vì sự gia tăng mạnh nồng độ hormone có thể gây ra những thay đổi trong hoạt động của cơ thể, bao gồm cả việc mắc tiểu thường xuyên hơn.

– Đau lưng và hai bên hông dưới: Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, khu vực tử cung sẽ dần phát triển để chuẩn bị cho việc che chở và bảo vệ thai nhi phát triển, từ đó tạo áp lực lên các cơ bụng. Tình trạng này có thể kéo dãn dây chằng ở lưng, dẫn đến cảm giác đau ở vùng lưng và đau ở phía hai bên hông dưới.

– Buồn nôn và nôn mửa: Một trong những dấu hiệu thường xuyên xuất hiện nhất khi có thai chính là triệu chứng buồn nôn và nôn mửa, đặc biệt là vào buổi sáng khi hormone thai kỳ hCG tăng cao gây tác động đến hệ tiêu hóa và kích thích ruột. Ngoài ra, một số trường hợp phụ nữ còn trở nên nhạy cảm với mùi vị thức ăn, điều này cũng có thể gây ra buồn nôn và nôn mửa.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chậm kinh nguyệt

Trong trường hợp chậm kinh kéo dài nhưng không phải do mang thai, các chuyên gia cho biết rằng đây có thể là do một số nguyên nhân khác gây ra, bao gồm vấn đề sinh lý lẫn vấn đề bệnh lý.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chậm kinh nguyệt

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chậm kinh nguyệt

– Tác dụng phụ của thuốc tránh thai: Khi vừa bắt đầu sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày, những tác dụng phụ như buồn nôn, đau bụng dưới âm ỉ, nhạy cảm vùng ngực, chu kỳ kinh nguyệt rối loạn bất thường,… có thể có thể xuất hiện. Đặc biệt, nếu sử dụng làm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp, nó có thể làm cho niêm mạc tử cung mỏng dần, làm ảnh hưởng chu kỳ kinh cũng như khả năng thụ thai có con của phụ nữ trong tương lai.

– Tác dụng phụ từ thuốc điều trị: Không chỉ các loại thuốc tránh thai, việc sử dụng các loại kháng sinh, thuốc hạ huyết áp, thuốc chống trầm cảm, thuốc ngủ, thuốc chống đông máu,… trong một thời gian dài cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và dẫn đến tình trạng trễ kinh 15 ngày và que thử thai chỉ hiển thị một vạch.

– Áp lực và căng thẳng: Hormone nội tiết estrogen đóng một vai trò quan trọng trong việc điều tiết sự rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, mọi yếu tố có thể ảnh hưởng đến nồng độ hormone này trong cơ thể, đặc biệt là tình trạng tâm lý căng thẳng và áp lực thường xuyên có thể gây ức chế sản xuất estrogen và làm cho chu kỳ kinh trở nên không đều, gây trễ kinh hoặc thậm chí là mất kinh trong khoảng thời gian dài.

– Mãn kinh sớm: Khi phụ nữ dưới 40 tuổi trải qua sự thiếu hụt lượng lớn các hormone nội tiết quan trọng, điều này có thể là biểu hiện của hiện tượng mãn kinh sớm. Ngoài bị trễ kinh, mãn kinh sớm còn gây ra những triệu chứng khác như đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm, khô rát âm đạo, bốc hỏa, đánh trống ngực, cảm giác cáu gắt không rõ nguyên nhân, tóc rụng nhiều,…

– Bệnh lý: Các bệnh lý ở khu vực phụ khoa như viêm lộ tuyến cổ tử cung, u xơ tử cung, buồng trứng đa nang, suy giảm chức năng buồng trứng, viêm buồng trứng, viêm âm đạo, viêm vùng chậu,… cũng thường gây ra các triệu chứng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ, dẫn đến tình trạng trễ kinh hoặc kinh nguyệt kéo dài. Ngoài ra, một số vấn đề bất thường xảy ra ở tuyến giáp hoặc tuyến yên cũng có thể gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và làm chậm kinh.

Bị chậm kinh 15 ngày cần làm gì để khắc phục?

Bị chậm kinh 15 ngày cần làm gì để khắc phục?

Bị chậm kinh 15 ngày cần làm gì để khắc phục?

♦ Nếu trễ kinh do lối sống không lành mạnh, bao gồm tình trạng thường xuyên thức khuya, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá hoặc ăn thực phẩm cay nóng,… thì chị em nên thay đổi lối sống lành mạnh hơn để cải thiện rối loạn trong chu kỳ kinh nguyệt.

♦ Nếu trễ kinh là kết quả của tình trạng căng thẳng và áp lực tâm lý kéo dài, chị em nên dành nhiều thời gian cho bản thân để thư giãn, duy trì suy nghĩ tích cực và lạc quan, phân bố thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để giảm bớt áp lực lên tinh thần.

♦ Nếu trễ kinh là bởi của các vấn đề nhiễm trùng phụ khoa như viêm phần phụ, viêm cổ tử cung, viêm âm đạo hoặc viêm vùng chậu,… chị em nên tìm kiếm sự tư vấn và điều trị từ bác sĩ để khắc phục tổn thương, kiểm soát viêm nhiễm, tăng cường hệ thống miễn dịch, cũng như giúp hạn chế nguy cơ tái phát trong tương lai.

♦ Nếu trễ kinh do rối loạn nội tiết và suy giảm hormone estrogen trong cơ thể, phụ nữ có thể thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế về việc sử dụng các loại thuốc bổ sung hormone estrogen tổng hợp. Điều này sẽ giúp cải thiện tình trạng suy giảm nội tiết và ổn định lại chu kỳ kinh nguyệt.

Để được điều trị chính xác tình trạng chậm kinh hơn 15 ngày, chị em phụ nữ có thể đến khám tại Phòng khám đa khoa Hữu Nghị Đà Nẵng – đây hiện là đơn vị y tế uy tín và chất lượng, được nhiều người tin tưởng và lựa chọn khi cần chăm sóc sức khỏe sinh sản trong khu vực Đà Nẵng cũng như các tỉnh thành lân cận.

Qua bài viết “Chậm kinh 15 ngày có thai không?” vừa rối, nếu bạn đang có nhu cầu tư vấn, giải đáp hoặc hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại số Hotline: 039 957 5631 hoặc khung: >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được giải đáp nhanh chóng và miễn phí.