Trĩ là một bệnh lý gây nhiều khó chịu ở khu vực hậu môn trực tràng, tuy nhiên có rất nhiều phương pháp dân gian được lưu truyền mang lại hiệu quả trong việc điều trị bệnh trĩ vào giai đoạn ban đầu hoặc khi bệnh chưa gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, bài viết sau sẽ cung cấp thông tin về 7 cây thuốc nam chữa bệnh trĩ hiệu quả tại nhà, bạn đọc quan tâm hãy cùng theo dõi nhé.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

7 Cây thuốc nam chữa bệnh trĩ hiệu quả ngay tại nhà

Lá trầu không

Cây trầu không là một cây thuộc họ Tiêu đã được sử dụng trong lĩnh vực y học cổ truyền từ rất lâu. Đặc trưng của cây là những tầng lá cây có màu xanh tươi kèm với mùi thơm đặc trưng và vị cay nhẹ. Ngoài việc được sử dụng trong nghi lễ (tục ăn trầu cưới hỏi) và làm gia vị, cây trầu không cũng được coi là một cây thuốc nam tiềm năng trong việc chữa trị bệnh trĩ.

Trong y học hiện đại, các nghiên cứu cho thấy bên trong lá trầu không chứa chavicol, estragole, eugenol và các chất khoáng như đồng và mangan. Những chất này được cho là có khả năng chống khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa cao, đây chính là những yếu tố quan trọng trong việc điều trị bệnh trĩ và tái tạo lại các mô mềm niêm mạc ở hậu môn bị tổn thương.

Cây thuốc nam chữa bệnh trĩ - Lá trầu không

Cây thuốc nam chữa bệnh trĩ – Lá trầu không

Các nghiên cứu cũng cho biết lá trầu không còn đem lại một số lợi ích cho người bệnh trĩ. Các hoạt chất có trong cây trầu không có thể giúp giảm sưng đau, viêm nhiễm và ngứa rát xung quanh khu vực hình thành búi trĩ ở hậu môn. Lá trầu không mang lại hoạt động tích cực trong việc tăng cường lưu thông ở các mạch máu và làm vững bền thành mạch, từ đó hạn chế nguy cơ hình thành và tái phát bệnh trĩ. Để sử dụng cây trầu không cho mục đích chữa trị bệnh trĩ, người ta thường sử dụng lá của cây.

  • Cách 1:

Lấy 1 nắm lá trầu không tươi đem ngâm nước muối loãng từ 15-20 phút, sau đó rửa sạch lại với nước và đun sôi với 4-5 lít nước. Chờ đến khi nước sôi thêm 10 phút thì tắt bếp và đổ nước ra chậu lớn. Đợi nước nguội bớt thì tiến hành ngâm rửa hậu môn cho đến khi nước trong chậu nguội hẳn thì lau khô hậu môn sạch sẽ.

Kiên trì thực hiện phương pháp này mỗi ngày sẽ giúp cải thiện hoạt động lưu thông máu ở hậu môn, giảm thiểu tình trạng viêm sưng, đau nhức và thu nhỏ dần búi trĩ.

  • Cách 2:

Lấy 1 nắm lá trầu không tươi đem ngâm nước muối loãng từ 15-20 phút, sau đó rửa sạch lại với nước và để ráo. Tiếp theo lấy phần lá trầu không này giã nát bằng cối cùng một ít muối sẽ thu được ít nước cốt bôi thoa nhẹ lên búi trĩ, còn phần bã đắp lên khu vực hậu môn bị sưng đau và viêm nhiễm trong vòng 20 phút rồi rửa sạch lại bằng nước và lau khô bằng khăn mềm.

Người bệnh nên thực hiện phương pháp này từ 1-2 lần/ngày để giảm triệu chứng bệnh trĩ và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở khu vực hậu môn.

Thầu dầu tía

Thầu dầu tía là một loại cây được sử dụng làm nguyên liệu trong y học cổ truyền trong hàng nghìn năm. Loại cây này có nguồn gốc từ vùng Đông Phi nhưng hiện nay đã được trồng và phân bố rộng rãi trên khắp thế giới. Thầu dầu tía có nhiều thành phần hoạt chất quan trọng và có nhiều công dụng trong việc chữa trị bệnh trĩ.

Một trong những thành phần chính mà thầu dầu tía mang lại chính là dầu thầu dầu (bên trong hạt thầu dầu). Đây là một loại dầu thực vật có chứa axit ricinoleic – một axit béo không bão hòa đặc biệt có tính chất chống viêm, kháng khuẩn và kháng nấm, có tác dụng giúp giảm sưng và viêm xung quanh khu vực búi trĩ ở hậu môn. Ngoài ra, dầu thầu dầu còn có khả năng làm mềm phân và giảm đau khi đại tiện.

Có thể bạn quan tâm: Ngâm nước muối chữa bệnh trĩ có hiệu quả không?

Cây thuốc nam chữa bệnh trĩ - Thầu dầu tía

Cây thuốc nam chữa bệnh trĩ – Thầu dầu tía

Trong lá thầu dầu có chứa nhiều flavonoid như quercetin, kaempferol và isorhamnetin với đặc tính chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng viêm và hỗ trợ trong việc hồi phục tổn thương viêm nhiễm, lở loét ở hậu môn do búi trĩ gây ra.

Bên cạnh đó, lá thầu dầu cũng chứa các chất khác như protein, polisakkarit, vitamin và khoáng chất như canxi, magie, sắt,… đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng nhằm ngăn chặn nguy cơ viêm – nhiễm trùng xảy ra khi búi trĩ sưng to.

  • Cách 1:

Lấy 1 nắm lá thầu dầu tía rửa sạch và đun sôi trong vòng 10 phút để thu được tinh chất từ trong lá. Sau đó để nước lá nguội bớt rồi sử dụng nước này để ngâm rửa búi trĩ trong vòng 5-10 phút. Người bệnh nên thực hiện cách này đều đặn hàng ngày để giảm thiểu triệu chứng sưng đau, ngứa rát khó chịu ở hậu môn

  • Cách 2:

Lấy 1 nắm lá và hoa thầu dầu tía rửa sạch và giã nát bằng cối. Sau đó tiến hành xao hỗn hợp hoa và lá thầu dầu giã nhuyễn này trên bếp cho đến khi nóng vừa đủ thì tắt bếp và cho hỗn hợp trên vào bọc vải. Đắp bọc vải này trực tiếp lên khu vực sưng đau do búi trĩ, kiên trì thực hiện từ 1-2 lần/ngày để thu nhỏ dần búi trĩ.

  • Cách 3:

Đây là phương pháp cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi thực hiện vì hạt thầu dầu có chứa độc tố mang nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nếu sử dụng quá liều hoặc sai cách. Đầu tiên lấy hạt thầu dầu đã được phơi khô đem giã nát và tán thành bột mịn, sau đó mỗi ngày lấy một ít bột này uống với nước để hỗ trợ hệ tiêu hóa – nhuận tràng và điều trị bệnh trĩ. Lưu ý không dùng quá một hạt/ngày và cần khoảng nghỉ từ 3-5 mới có thể sử dụng tiếp tục.

Lá thiên lý

Cây thiên lý được trồng và sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như trang trí vườn, ẩm thực và trong y học cổ truyền. Lá và hoa thiên lý chứa nhiều thành phần hữu ích có thể mang lại nhiều tác dụng trong việc chữa trị một số vấn đề về sức khỏe, bao gồm cả bệnh trĩ.

Cây thuốc nam chữa bệnh trĩ - Lá thiên lý

Cây thuốc nam chữa bệnh trĩ – Lá thiên lý

Đặc biệt, lá và hoa thiên lý chứa một số thành phần hoạt chất quan trọng như alkaloid (nicotine, dihydrocodeine và ajmalicine) có tác dụng kháng khuẩn và an thần; flavonoid (quercetin, kaempferol và rutin) có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm và chống oxy hóa, giảm sưng, viêm và ngứa.

Một số thành phần khác cũng được tìm thấy trong lá thiên lý như saponin, tannin, triterpenoid (oleanolic acid và ursolic acid),… cũng mang lại hiệu quả kháng khuẩn, kháng viêm, chống oxi hóa và giảm sưng đau ở khu vực hậu môn hiệu quả.

  • Cách 1:

Lấy 1 nắm lá thiên lý ngâm nước muối loãng và rửa sạch lại với nước để loại bỏ bụi bẩn, sau đó xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố kèm theo 1 ít muối và nước lọc, lọc lấy phần nước cốt để sử dụng. Vệ sinh sạch sẽ khu vực hậu môn bằng nước ấm, sau đó dùng bông gòn thấm phần nước cốt lá thiên lý đắp lên khu vực búi trĩ sưng đau trong khoảng 10-15 phút và rửa lại bằng nước sạch.

Thực hiện biện pháp này thường xuyên sẽ giúp người bệnh giảm sưng đau khó chịu tại khu vực hậu môn và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Để mang lại hiệu quả điều trị tốt hơn cũng như hỗ trợ quá trình hoạt động ở hệ tiêu hóa và nhuận tràng thì người bệnh có thể uống kèm nước ép từ hoa thiên lý.

  • Cách 2:

Chế biến hoa thiên lý thành món ăn hàng ngày để hỗ trợ hoạt động đường tiêu hóa. Chuẩn bị 300-500gr hoa thiên lý rửa sạch đem nấu canh hoặc xào với thịt bò và sử dụng thường xuyên trong các bữa ăn hàng ngày sẽ giúp thanh nhiệt, tăng cường sức khỏe, bổ sung chất xơ và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể, đồng thời cải thiện tình trạng bệnh trĩ dần tốt lên.

Cây lá bỏng

Cây lá bỏng (còn gọi là cây thuốc bỏng hoặc cây sống đời ta) có các thành phần hoạt chất quan trọng với nhiều công dụng trong y học cổ truyền để điều trị viêm da, bệnh nhiễm trùng, viêm khớp, bệnh đường tiêu hóa và bệnh trĩ. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng cây lá bỏng có khả năng chống khuẩn, chống viêm và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Cây thuốc nam chữa bệnh trĩ - Cây lá bỏng

Cây thuốc nam chữa bệnh trĩ – Cây lá bỏng

Các thành phần hoạt chất được tìm thấy trong cây lá bòng như flavonoid (quercetin và kaempferol); alkaloid (bufadienolides và alkaloid pyrrolizidine); triterpenoid (lupeol và triterpene) có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm và chống oxy hóa cao, từ đó cho tác dụng giảm viêm và làm dịu các triệu chứng đau nhức, ngứa ngáy, bỏng rát khó chịu ở hậu môn do bệnh trĩ gây ra.

Đặc biệt, cây lá bỏng còn chứa chất nhựa có khả năng tạo thành một lớp bảo vệ trên da, làm mát và dịu nhẹ cho da, giúp làm lành vết thương và bảo vệ da khỏi kích ứng khó chịu.

  • Cách 1:

Chuẩn bị vài lá cây lá bỏng đem ngâm trong nước muối loãng 5-10 phút rồi rửa lại bằng nước sạch và để ráo. Cho lá cây lá bỏng vào cối cùng một ít muối và giã nhuyễn. Vệ sinh sạch sẽ khu vực hậu môn rồi đắp hỗn hợp lá bỏng giã nhuyễn lên khu vực sưng đau viêm nhiễm do búi trĩ trong vòng 15-20 phút, sau đó vệ sinh và lau khô sạch sẽ. Người bệnh trĩ nhẹ có thể áp dụng cách điều trị này để giảm viêm ngứa, cầm máu và thu nhỏ dần búi trĩ.

  • Cách 2:

Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp lá cây lá bỏng với lá rau sam – một loại cây có thể điều trị chứng táo bón, rối loạn tiêu hóa và các viêm nhiễm ở hệ bài tiết. Chuẩn bị 6gr cây lá bỏng và rau sam, đem rửa sạch rồi đun sôi nước 1l nước trong khoảng 15-20 phút. Sử dụng nước đun sôi từ hai loại nguyên liệu trên hàng ngày để cải thiện hoạt động ở hệ tiêu hóa, từ đó giảm dần triệu chứng bệnh trĩ.

Hương nhu

Cây hương nhu hay còn được gọi là cây húng quế, là một loại cây được trồng và sử dụng rộng rãi trong nhiều nền văn hóa với các ứng dụng trong ẩm thực, y học dân tộc và tôn giáo. Lá cây hương nhu thường được sử dụng như một loại rau sống hoặc làm gia vị trong các món ăn Việt Nam.

Cây thuốc nam chữa bệnh trĩ - Hương nhu

Cây thuốc nam chữa bệnh trĩ – Hương nhu

Các nguyên cứu đã cho thấy cây hương nhu chứa nhiều thành phần hữu ích trong việc điều trị bệnh trĩ như eugenol; triterpenoid (ursolic acid và oleanolic acid); flavonoid (luteolin và apigenin). Các chất này có tính chất kháng khuẩn, kháng nấm, kháng viêm, giảm đau và làm dịu các triệu chứng viêm nhiễm lở loét do búi trĩ gây ra.

Cây hương nhu cũng có có khả năng làm giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng, hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm chứng ợ chua – khó tiêu, tiêu chảy, táo bón và hỗ trợ đẩy nhanh quá trình phục hồi của các tổn thương viêm nhiễm ở khu vực hậu môn.

  • Cách 1:

Lấy 12gr hương nhu và tía tô, 9gr mộc qua rửa sạch. Sau đó đem các nguyên liệu trên sắc thành nước thuốc, sử dụng từ 2-3 lần trong ngày cho đến tri triệu chứng bệnh trĩ được cải thiện.

  • Cách 2:

Chuẩn bị ít lá cây hương nhu (húng quế) rửa sạch và dùng ăn kèm với các món ăn hàng ngày như phở, gỏi cuốn, thịt luộc,… Thường xuyên sử dụng lá hương nhu sẽ cải thiện chức năng tiêu hóa, làm mềm phân, hạn chế tình trạng táo bón và giảm sưng đau viêm nhiễm ở khu vực hậu môn.

Rau diếp cá

Rau diếp cá (còn gọi là rau dấp cá) thường được sử dụng như một loại rau sống ăn kèm với nhiều món ăn khác nhau, không những vậy nó còn mang lại nhiều công dụng trong việc điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như viêm da, nhiễm trùng và bệnh trĩ.

Cây thuốc nam chữa bệnh trĩ - Rau diếp cá

Cây thuốc nam chữa bệnh trĩ – Rau diếp cá

Trong y học cổ truyền, việc sử dụng rau diếp cá điều trị bệnh trĩ mang lại hiệu quả khả quan bởi nhiều thành phần hoạt chất quan trọng trong lá như flavonoid (quercetin và kaempferol); các acid hữu cơ (acid ascorbic, acid fumaric và acid malic); triterpenoid (lupeol và beta-sitosterol). Các hoạt chất trên có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm và chống oxy hóa, đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính.

Ngoài ra, rau diếp cá còn chứa các chất chống oxy hóa khác như vitamin C, chất xơ và quercetin giúp tăng cường hệ miễn dịch, quá trình trao đổi chất, làm mềm phân và hạn chế táo bón, qua đó giúp giảm tình trạng đau đớn khó chịu khi đại tiện và giảm thiểu triệu chứng bệnh trĩ tiến triển nghiêm trọng hơn.

  • Cách 1:

Người bệnh có thể sử dụng rau diếp cá trực tiếp bằng cách ăn sống kèm với các món ăn hoặc uống nước trà từ rau diếp cá. Nếu ăn sống thì chỉ cần ngâm rửa rau sạch sẽ rồi dùng chung với các món ăn hàng ngày. Nếu uống trà thì dùng lá diếp cá phơi khô rồi hãm như trà và sử dụng hàng ngày thay thế cho nước lọc.

Thường xuyên sử dụng rau diếp cá qua đường ăn uống sẽ cải thiện chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa, thanh lọc và giải độc cho cơ thể, giảm thiểu chứng táo bón, tăng cường độ bền chắc cho thành mạch máu, kháng viêm – nhiễm trùng ở khu vực hậu môn, qua đó làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ.

  • Cách 2:

Lấy 1 nắm lá diếp cá rửa sạch rồi đun sôi với 2-3l nước trong vòng 10 phút, sau đó đổ ra chậu lớn và thực hiện xông hơi khu vực hậu môn trong 20 phút đến khi nước nguội. Sau đó dùng nước rau diếp đã nguội này ngâm rửa vùng viêm nhiễm ở hậu môn và vệ sinh sạch sẽ lại với nước sạch. Người bệnh nên thực hiện cách điều trị này trong vòng từ 2-3 tháng để giảm thiểu triệu chứng và thu nhỏ dần búi trĩ.

Lá lốt

Lá lốt thường được sử dụng trong các món ăn, nhưng nó cũng được sử dụng trong y học cổ truyền như một phương pháp điều trị tự nhiên cho bệnh trĩ. Nhiều nghiên cứu cho biết rằng lá lốt có tính chất kháng khuẩn, kháng viêm và làm dịu các triệu chứng của bệnh trĩ như ngứa, viêm và sưng.

Cây thuốc nam chữa bệnh trĩ - Lá lốt

Cây thuốc nam chữa bệnh trĩ – Lá lốt

Các thành phần quan trọng được tìm thấy trong lá lốt có khả năng giảm đau và làm dịu vùng hậu môn bị tổn thương như alkaloid (Piperlotine); flavonoid (quercetin và kaempferol); triterpenoid (lupeol và ursolic acid) và Piperine đều có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, giúp giảm sưng viêm, đau nhức khó chịu và bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương do sự nhiễm trùng khi có tình trạng xuất huyết ở hậu môn.

Lá lốt còn chứa nhiều vitamin C, carotenoid, polyphenol và chất xơ, từ đó mang lại nhiều tác dụng cho cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, hoạt động nhu động ở ruột, điều tiết quá trình nhuận tràng trơn tru, làm mềm phân và hạn chế nguy cơ táo bón.

  • Cách 1:

Lấy 1 nắm lá lốt rửa sạch đun sôi với 2-3l nước trong 10 phút rồi đổ ra chậu lớn và tiến hành xông hơi khu vực sưng đau, ngứa ngáy ở hậu môn trong vòng 15 phút. Khi nước đã nguội thì sử dụng để ngâm rửa hậu môn, sau đó vệ sinh sạch sẽ lại bằng nước và lau khô.

  • Cách 2:

Lấy 1 nắm lá lốt rửa sạch đun sôi với 4-5l nước trong 15 phút rồi đổ ra chậu lớn. Đợi đến khi nước nguội bớt chỉ còn ấm thì ngâm hậu môn cho đến khi nước nguội hẳn để tăng cường hoạt động lưu thông máu và thu nhỏ dần búi trĩ.

Ưu và nhược điểm chữa bệnh trĩ bằng thuốc nam

Ưu điểm

– Sử dụng nguyên liệu tự nhiên và không gây tác dụng phụ nghiêm trọng

– Dễ dàng chuẩn bị và thực hiện ngay tại nhà, tiết kiệm chi phí điều trị

– Giảm triệu chứng và làm dịu cảm giác khó chịu ở hậu môn, đồng thời cải thiện chức năng tiêu hóa và nhuận tràng

Nhược điểm

– Không phù hợp dùng điều trị cho trường hợp bệnh trĩ ở mức độ nặng đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng

– Mức độ hiệu quả và thời gian điều trị ở mỗi người là khác nhau

– Áp dụng sai cách hoặc sai liều lượng có thể khiến tình trạng bệnh trĩ trở nặng hơn

Đối với những trường hợp bệnh trĩ đã ở mức độ nghiêm trọng hoặc áp dụng điều trị tại nhà không hiệu quả thì người bệnh nên đến thăm khám trực tiếp tại các trung tâm y tế chuyên khoa bệnh hậu môn – trực tràng uy tín: Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị để thực hiện quy trình điều trị chuyên sâu và hiệu quả hơn, qua đó hạn chế được biến chứng của trĩ ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống bản thân.

Hy vọng rằng bài viết “7 Cây thuốc nam chữa bệnh trĩ hiệu quả tại nhà” đã mang lại được nhiều thông tin bổ ích liên quan đến việc điều trị bệnh trĩ cho bạn đọc theo dõi tham khảo. Nếu cần thêm sự tư vấn hoặc hỗ trợ thì xin hãy vui lòng liên hệ đến số đường dây nóng: Hotline: 039 957 5631 hoặc cũng có thể nhắn tin vào khung chat trực tuyến sau: >>Tư Vấn Trực Tuyến<<. Đội ngũ nhân viên y tế tại đa khoa sẽ nhanh chóng giải đáp và hỗ trợ lên lịch thăm khám điều trị cho bạn nếu cần.

Có thể bạn quan tâm: Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến sinh sản không?