Mục Lục
Cấy que tránh thai là một biện pháp hữu hiệu trong việc phòng ngừa tình trạng mang thai ngoài ý muốn. Việc cấy que cần được thực hiện tại các trung tâm, cơ sở y tế chuyên khoa và bác sĩ có kinh nghiệm chuyên môn. Bài viết sau sẽ giải đáp cụ thể hơn về biện pháp này qua chuyên mục “Cấy que tránh thai có đau không?”, bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé.

Tìm hiểu cụ thể biện pháp cấy que tránh thai
Que tránh thai là một dụng cụ ngừa thai làm từ chất nhựa dẻo có dạng que nhỏ như que tăm, dài khoảng 4cm, chứa thành phần hormone nội tiết bên trong. Bên ngoài que tránh thai được bọc bởi một lớp bảo vệ chất liệu không gây dị ứng khi được cấy vào vùng da ở phía dưới cánh tay phụ nữ.
Sau khi được cấy, que tránh thai sẽ tiết ra dần hormone nội tiết có tác dụng ngăn chặn quá trình rụng trứng bằng cách ức chế sự phát triển và giải phóng noãn từ buồng trứng. Nó cũng làm thay đổi môi trường bên trong tử cung, làm cho chất dịch bao bọc xung quanh cổ tử cung dày và đặc hơn, niêm mạc tử cung mềm và dễ bị bong tróc khi co bóp, từ đó cản trở quá trình thụ tinh và hình thành phôi thai ở tử cung.

Cấy que tránh thai
Bác sĩ thực hiện cấy que tránh thai rất nhanh chóng, chỉ từ 15-20 phút. Sau khi thực hiện cấy que được khoảng 1 ngày (24 giờ) là que đã phát huy tác dụng, chị em có thể thực hiện quan hệ tình dục mà không cần sử dụng thêm bất kỳ biện pháp ngừa thai nào khác. Tùy vào từng loại que sử dụng mà hiệu quả của que có thể lên tới 3 – 5 năm, thậm chí là lâu hơn.
Khi chị em muốn thay đổi phương pháp tránh thai khác hoặc khôi phục khả năng thụ tinh và mang thai thì việc tháo bỏ que cấy cũng được thực hiện rất dễ dàng. Bác sĩ thể tiến hành tháo bỏ que cấy trong vòng từ 15-20 phút, khoảng một thời gian ngắn sau khi tháo bỏ que, chị em phụ nữ sẽ khôi phục lại khả năng thụ tinh và mang thai.
Que cấy tránh thai có hiệu quả lên tới 99% nên được rất nhiều chị em phụ nữ tin tưởng lựa chọn, trong đó các loại que cấy được sử dụng phổ biến nhất là:
Que tránh thai Implanon: Implanon chứa hormone tổng hợp gọi là etonogestrel – một loại progesterone tổng hợp – hormone tự nhiên có trong cơ thể phụ nữ. Que tránh thai Implanon không chứa hormone estrogen, phụ nữ khi sử dụng chỉ cần cấy 1 que, đảm bảo hiệu quả ngừa thai trong vòng 3 năm (sau 3 năm que cần được thay thế).
Que tránh thai Jadelle: Jadelle là một loại que có chứa levonorgestrel – một loại hormone progesterone tổng hợp – có tác dụng ngăn chặn quá trình rụng trứng và thay đổi niêm mạc tử cung ngăn chặn phôi thai bám vào tử cung phát triển. Phụ nữ khi sử dụng cần cấy 2 que, đảm bảo hiệu quả ngừa thai trong vòng 5 năm (sau 5 năm que cần được thay thế).
Que tránh thai Norplant: Norplant chứa levonorgestrel – hormone progesterone tổng hợp cũng có tác dụng ngăn chặn quá trình rụng trứng và thay đổi niêm mạc tử cung để ngăn chặn phôi thai bám vào phát triển. Phụ nữ khi sử dụng cần cấy 6 que, đảm bảo hiệu quả ngừa thai trong khoảng trên 5 năm (thường là từ 5-7 năm). Hiện tại loại que này ít được sử dụng hơn so với hai loại que ở trên.
Tìm hiểu thêm: Một số biện pháp tránh thai sau mổ thai ngoài tử cung an toàn và hiệu quả
Các trường hợp nào không nên thực hiện cấy que tránh thai?
Phụ nữ đang mang thai: Chị em cần kiểm tra xét nghiệm để đảm bảo bản thân không mang thai.
Phụ nữ đang sử dụng thuốc điều trị: Nếu đang sử dụng các loại thuốc kháng sinh điều trị bệnh lao, HIV/AIDS,…
Phụ nữ bị xuất huyết âm đạo bất thường: Để tránh nhầm lẫn với những bệnh lý có thể gây ra xuất huyết âm đạo, chị em nên đi thăm khám kiểm tra nguyên nhân gây ra.
Phản ứng với thành phần hormone: Các trường hợp phụ nữ quá mẫn cảm hoặc dị ứng với thành phần hormone có trong que thì không nên sử dụng biện pháp này, cần thảo luận với bác sĩ để chuyển sang phương pháp ngừa thai khác.
Phụ nữ có tiền sử bệnh lý nghiêm trọng: Nếu có tiền sử đột quỵ, bệnh tim, huyết áp hay ung thư vú,… thì những tình trạng này có thể bị kích thích khi sử dụng liệu pháp ngừa thai có chứa hormone. Chị em cần thảo luận với bác sĩ trước khi thực hiện cấy que.
Tìm hiểu thêm: Các triệu chứng sau khi cấy que tránh thai thường gặp nhất
Quy trình bác sĩ thực hiện cấy que tránh thai

Quy trình cấy que tránh thai
Thăm khám và tư vấn: Bước đầu tiên để thực hiện cấy que là chị em phải thăm khám với bác sĩ chuyên khoa, từ đó được kiểm tra sức khỏe xem có phù hợp để cấy que hay không, tiếp theo sẽ được bác sĩ tư vấn cụ thể về việc sử dụng que tránh thai và các lực chọn phù hợp khác. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe, tiền sử bệnh lý và mong muốn của chị em để đảm bảo lựa chọn được loại que tránh thai phù hợp.
Đánh giá vị trí cấy: Bác sĩ sẽ kiểm tra vị trí cấy que tránh thai. Thông thường, que tránh thai được cấy vào vùng da dưới da cánh tay trong khu vực gần xương cánh tay.
Vô trùng: Trước khi tiến hành cấy que, vùng da cấy que sẽ được làm sạch và khử trùng theo quy định y tế nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
Gây tê: Bác sĩ sẽ sử dụng thuốc gây tê ngoại vi để giảm đau và khó chịu trong quá trình cấy que. Thuốc gây tê có thể được tiêm vào vùng da gần khu vực cấy.
Cấy que: Bác sĩ sẽ đưa que tránh thai gắn vào đầu dụng cụ chuyên dụng để cấy vào vùng da dưới cánh tay. Quá trình cấy này thường nhanh chóng và ít đau đớn trong khoảng vài phút.
Kiểm tra và hướng dẫn vệ sinh: Sau khi que tránh thai được cấy, bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo nó được cấy đúng vị trí. Vùng da sẽ xuất hiện một dấu kim bé nhưng sẽ nhanh chóng lành lại. Sau đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn chị em cách vệ sinh và chăm sóc vùng da vừa cấy que để giữ que ổn định, bảo vệ vùng cấy không bị nhiễm trùng.
Tìm hiểu thêm: Cấy que tránh thai có an toàn không? Giải đáp từ chuyên gia
Cấy que tránh thai có đau không? Có gây ra tác dụng phụ không?

Cấy que tránh thai có đau không? Có tác dụng phụ không?
Trước khi cấy que tránh thai, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc gây tê để giảm đau và khó chịu trong quá trình cấy. Chị em sẽ không cảm nhận nhiều cơn đau trong quá trình cấy que. Một vài trường hợp chỉ trải qua cảm giác đau nhẹ hoặc hơi khó chịu khi que được cấy vào da, tuy nhiên cơn đau chỉ kéo dài trong một vài giây hoặc vài phút, sau đó giảm dần và biến mất.
Sau quá trình cấy, chị em có thể cảm thấy vùng da cấy que hơi nhức nhối hoặc nhạy cảm trong một thời gian ngắn. Tình trạng đau nhẹ và hơi sưng có thể xuất hiện trong vài ngày đầu tiên sau khi cấy, nhưng cảm giác đau này thường sẽ giảm dần theo thời gian. Chị em có thể yên tâm khi thực hiện cấy que ngừa thai này.
Ngoài ra, khi cấy que tránh thai chị em sẽ gặp một số tác dụng phụ như:
- Sưng đỏ, kích ứng tại vùng da cấy
- Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, kinh nguyệt ra ít hoặc nhiều hơn, rong kinh, mất kinh
- Bị chóng mặt, buồn nôn, thay đổi tâm trạng thất thường, mệt mỏi, nổi mụn, đau tức ngực hoặc tăng cân,…
Tuy nhiên, các tác dụng phụ này chỉ là tạm thời và có thể biến mất sau một thời gian sử dụng, chị em phụ nữ có thể yên tâm khi lựa chọn biện pháp que ngừa thai.
Để có biện pháp ngừa thai lâu dài và hiệu quả thì chị em phụ nữ có thể đến ngay cơ sở y tế uy tín – Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị để được các bác sĩ có nhiều kinh nghiệm tư vấn và hướng dẫn cụ thể các biện pháp tránh thai phù hợp và hiệu quả nhất với bản thân.
Hy vọng bài viết “Cấy que tránh thai có đau không? [Góc giải đáp]” ở trên đã mang lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc cũng như các chị em quan tâm theo dõi. Nếu có băn khoăn khác hãy liên hệ ngay lập tức đến số tư vấn 24/24 sau: Hotline: 039 957 5631, (Zalo: 039 666 2154) hay nhấn ngay vào khung chat giải đáp này: >>Tư Vấn Trực Tuyến<<, nhân viên y tế sẽ hỗ trợ và sắp xếp ngay lịch thăm khám tư vấn cho chị em sớm nhất.
Có thể bạn quan tâm: Cấy que tránh thai bao nhiêu tiền? Cấy que ở đâu uy tín nhất Đà Nẵng