Que tránh thai đang là biện pháp ngừa thai được nhiều chị em phụ nữ lựa chọn hiện nay bởi sự tiện lợi và độ hiệu quả khi sử dụng. Bởi vậy, có rất nhiều chị em quan tâm tìm hiểu và thắc mắc “Cấy que tránh thai có an toàn không?”. Bài viết dưới đây từ các chuyên gia sẽ giải đáp chi tiết về vấn đề này để bạn đọc và chị em phụ nữ có sự lựa chọn phù hợp cho bản thân nhé.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tìm hiểu chung: Que tránh thai

Que cấy tránh thai là một phương pháp tránh thai chủ động có thời gian hoạt động khá dài (khoảng từ 3-7 năm tùy vào loại que ngừa thai sử dụng). Đây là que có dạng giống như ống nhựa dẻo nhỏ gọn với chiều dài khoảng 4cm, được cấy vào vùng dưới da cánh tay của chị em phụ nữ nhằm ức chế, ngăn cản quá trình rụng trứng và mang thai. Có nhiều loại que tránh thai khác nhau nhưng chúng đều chứa thành phần hormone nội tiết có tác dụng ức chế quá trình sinh sản tự nhiên của chị em phụ nữ.

Que tránh thai

Que tránh thai

Thủ thuật cấy que tránh thai có thể được bác sĩ có kinh nghiệm thực hiện dễ dàng và nhanh chóng (khoảng 15-20 phút) tại các cơ sở hoặc trung tâm y tế chuyên khoa, chị em phụ nữ khi mới cấy que chỉ cảm thấy hơi khó chịu ở vùng da dưới cánh tay trong khoảng thời gian ban đầu, sau đó cơ thể sẽ thích ứng và quen dần, chị em lại có thể tham gia vào các sinh hoạt hàng ngày như trước.

Nếu chị em phụ nữ muốn khôi phục lại khả năng thụ thai và mang thai thì chỉ cần tháo gỡ que cấy ra, thủ thuật tháo gỡ cũng được thực hiện nhanh chóng tại cơ sở hoặc trung tâm y tế, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê rồi gắp bỏ que cấy ra ngoài, sau khoảng thời gian ngắn thì chị em phụ nữ sẽ có thể xuất hiện lại khả năng rụng trứng và mang thai trở lại.

Tìm hiểu thêm: Cấy que tránh thai có đau không?

Một số que cấy tránh thai phổ biến trên thị trường

Các loại que cấy ngừa thai thường được sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm:

icon Implanon: Đây là loại que cấy gồm 1 que duy nhất có chứa hormone progestin – một loại hormone progesterone tổng hợp. Hormone progestin này có tác dụng ngăn chặn quá trình rụng trứng, làm mềm thành niêm mạc tử cung và làm đặc chất dịch xung quanh cổ tử cung, từ đó gây khó khăn cho tinh trùng vào tử cung để thụ tinh, tránh được nguy cơ mang thai ngoài ý muốn.

icon Norplant: Đây là loại que tránh thai chứa hormone progestin gồm có 6 que nhựa, mỗi que dài khoảng 4cm được đặt dưới vùng da cánh tay. Hormone progesterone tổng hợp bên trong que sẽ được giải phóng từ từ vào cơ thể qua màng nhựa, giúp ngăn chặn quá trình rụng trứng, đồng thời còn làm mềm niêm mạc tử cung và làm đặc chất nhầy quanh cổ tử cung, ngăn chặn tinh trùng di chuyển vào tử cung thụ tinh.

icon Femplant: Đây là loại que tránh thai gồm 2 que nhựa, mỗi que dài khoảng 4cm chứa hormone progesterone và được cấy vào dưới vùng da ở cánh tay. Hormone progesterone tổng hợp bên trong que sẽ được giải phóng dần vào cơ thể giúp ngăn chặn quá trình rụng trứng, làm mềm niêm mạc tử cung và làm đặc chất nhầy bao quanh cổ tử cung, từ đó ngăn chặn tinh trùng di chuyển vào tử cung để thụ tinh và cản trở quá trình phôi thai phát triển.

Giải đáp: Cấy que tránh thai có an toàn không?

Cấy que tránh thai có an toàn không?

Cấy que tránh thai có an toàn không?

Que tránh thai được cấy vào vùng da dưới cánh tay không có tác động lớn đến sức khỏe tổng thể. Hormone progestin có bên trong que tránh thai không gây nguy cơ nguy hiểm nào, chúng chỉ tác động đến nồng độ hormone nội tiết bên trong cơ thể phụ nữ.

Tuy nhiên, que tránh thai cũng giống với bất kỳ biện pháp tránh thai khác, chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ nhất định, bao gồm tình trạng chu kỳ kinh nguyệt không đều, đau vùng chậu, chảy máu âm đạo bất thường, tâm trạng dễ thay đổi,… Những tác dụng phụ này thường là nhẹ và mang tính tạm thời, có thể giảm dần và biến mất sau một thời gian sử dụng que ngừa thai.

Que tránh thai có thể sử dụng cho cả những phụ nữ trên 40 tuổi, đang cho con bú hoặc không sử dụng được liệu pháp estrogen, có tiền sử bệnh lý huyết áp, tiểu đường,…

Tìm hiểu thêm: Cấy que tránh thai có bị nám da không?

Một số tác dụng phụ của cấy que tránh thai chị em cần lưu ý

Đau sưng tại vị trí cấy que: Một số chị em phụ nữ có thể trải qua tình trạng đau nhức hoặc sưng nhẹ tại vị trí cấy que. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ giảm đi sau một thời gian ngắn và không gây ra vấn đề nghiêm trọng nào khác.

Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt: Cấy que tránh thai có thể tạo ra sự thay đổi bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt, bao gồm triệu chứng kinh nguyệt kéo dài hoặc ngắn hơn, ra máu kinh ít hoặc nhiều, thậm chí không có kinh nguyệt,… Sau một thời gian sử dụng que ngừa thai, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ sẽ ổn định trở lại như cũ.

Bất thường tại âm đạo: Một vài trường hợp phụ nữ có thể gặp thay đổi bất thường ở âm đạo, bao gồm triệu chứng khí hư tăng lên hoặc giảm đi, khô rát âm đạo, tiểu buốt rắt,…

Triệu chứng khác: Một số tác dụng phụ khác cũng có thể xảy ra như triệu chứng mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn, tăng cân, cơ thể kiệt quệ, nổi mụn trứng cá, đau tức ngực hoặc thay đổi tâm trạng thất thường.

Tìm hiểu thêm: Cấy que tránh thai bị mất kinh có sao không ?

Các trường hợp phụ nữ không nên cấy que tránh thai

Trường hợp phụ nữ không nên cấy que tránh thai

Trường hợp phụ nữ không nên cấy que tránh thai

icon Mang thai: Nếu chị em có nghi ngờ hoặc đã mang thai thì không nên cấy que tránh thai dưới da cánh tay mà cần phải kiểm tra trước xem bản thân có đang mang thai hay không.

icon Khó khăn khi lựa chọn: Nếu chị em đang băn khoăn bận tâm về việc sử dụng que tránh thai, hãy thảo luận với bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn sử dụng cụ thể, tuyệt đối không được tự ý sử dụng khi chưa tham vấn qua ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

icon Nhiễm trùng khu vực sinh dục: Nếu chị em đang mắc bất kỳ nhiễm trùng nào tại khu vực sinh dục thì nên tiến hành điều trị và chờ cho đến khi nhiễm trùng được kiểm soát hoặc chữa trị hoàn toàn trước khi thực hiện cấy que tránh thai.

icon U nội mạc tử cung: Nếu phụ nữ đang bị u nội mạc tử cung, que tránh thai dưới da cánh tay có thể không phù hợp để sử dụng. Trong trường hợp này, phụ nữ nên thảo luận với bác sĩ về các phương pháp tránh thai thay thế khác.

icon Bị dị ứng với thành phần của que tránh thai: Nếu chị em có bất kỳ dị ứng nào với hormone progestin hoặc các thành phần khác của que tránh thai dưới da cánh tay thì nên tìm phương pháp tránh thai khác không sử dụng hormone nội tiết.

icon Có tiền sử bệnh lý hoặc vấn đề sức khỏe nghiêm trọng: Nếu đã có tiền sử bệnh lý nghiêm trọng như ung thư tử cung, bệnh gan thận hoặc bệnh tim, que tránh thai dưới da cánh tay có thể không phù hợp. Chị em cần thảo luận với bác sĩ về các phương pháp tránh thai thích hợp khác trong tình huống này.

Nếu cần tư vấn về biện pháp cấy que tránh thai hoặc những biện pháp tránh thai hiệu quả khác thì chị em phụ nữ hãy đến ngay trung tâm y tế chuyên sản phụ khoa uy tín chất lượng – Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị để được các bác sĩ giàu kinh nghiệm tư vấn và hướng dẫn cụ thể, từ đó có được biện pháp tránh thai phù hợp với nhu cầu của bản thân.

Hy vọng chuyên mục “Cấy que tránh thai có an toàn không? Giải đáp từ chuyên gia” đã mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc và chị em quan tâm theo dõi từ đầu bài viết. Nếu còn có băn khoăn khác liên quan đến bài viết này thì hãy liên hệ ngay lập tức tới số tư vấn: Hotline: 039 957 5631, (Zalo: 039 666 2154) hay nhấn vào khung chat giải đáp trực tuyến: >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được nhân viên y tế hỗ trợ tư vấn và sắp xếp lịch thăm khám tư vấn sớm nhất.

Tìm hiểu thêm: Cấy que tránh thai bao nhiêu tiền? Cấy que ở đâu uy tín nhất Đà Nẵng