Que tránh thai là phương pháp hiệu quả và an toàn trong việc ngăn ngừa thai kỳ ở phụ nữ. Tuy nhiên, nhiều chị em phụ nữ vẫn chưa nắm rõ thông tin về loại que cấy này. Vì vậy, hãy cùng với bài viết sau tìm hiểu chi tiết hơn qua phần giải đáp từ chuyên gia “Cấy que tránh thai bao lâu thì có tác dụng?”.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Que cấy tránh thai là gì?

Que tránh thai là dụng cụ chuyên dụng có dạng như que tăm nhỏ khoảng 4cm có chứa hormone nội tiết bên trong. Khi được cấy vào vùng da dưới cánh tay của phụ nữ, nó sẽ giải phóng dần dần lượng hormone bên trong, từ đó tác động đến tử cung và buồng trứng.

Lượng hormone bổ sung sẽ ức chế quá trình rụng trứng và làm đặc chất dịch nhầy ở cổ tử cung, điều này khiến tinh trùng khó tiếp cận trứng để thụ tinh. Ngoài ra, lượng hormone trên còn tạo ra nhiều kích thích co bóp ở tử cung, khiến lớp niêm mạc ở tử cung dễ bị bong ra, phôi thai (trứng đã thụ tinh) không thể phát triển được.

Que cấy tránh thai

Que cấy tránh thai

Thành phần hormone nội tiết progesterone tổng hợp được sử dụng trong que tránh thai thường là levonorgestrel hay etonogestrel. Que tránh thai có tác dụng ngừa thai khá lâu, khoảng từ 3-7 năm tùy thuộc vào loại que mà chị em lựa chọn sử dụng.

Tìm hiểu thêm: Cấy que tránh thai có đau không?

Ưu – nhược điểm của que cấy tránh thai

Ưu điểm

Hiệu quả ngừa thai cao: Que cấy tránh thai là một phương pháp tránh thai rất hiệu quả, khi được sử dụng đúng cách, nó có tỷ lệ tránh thai cao lên đến gần 99%.

Tiện lợi và dễ sử dụng: Sau khi que được cấy vào dưới da cánh tay, chị em phụ nữ không cần phải thực hiện biện pháp tránh thai khác. Que được cấy vào cánh tay cũng không gây ra ảnh hưởng hoặc bất tiện nào trong sinh hoạt hàng ngày.

Thời gian sử dụng lâu dài: Một lần cấy que tránh thai cho hiệu quả ngừa thai khá lâu từ 3 năm đến 7 năm mà không cần sử dụng biện pháp ngừa thai nào khác.

Ưu điểm cấy que tránh thai

Ưu điểm cấy que tránh thai

Khôi phục khả năng mang thai nhanh chóng: Nếu chị em muốn khôi phục lại khả năng thụ thai, mang thai hoặc chuyển đổi sang phương pháp tránh thai khác, que cấy tránh thai có thể được bác sĩ thực hiện tháo gỡ dễ dàng và nhanh chóng. Hiệu quả ngừa thai sẽ ngừng sau khi que được tháo bỏ.

Tác động ít đến kinh nguyệt: So với một số phương pháp tránh thai khác, que cấy tránh thai ít gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Một số phụ nữ có thể gặp phải tình trạng thay đổi nhẹ trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc có chu kỳ kinh nguyệt không đều, nhưng điều này chỉ là tạm thời và có thể trở lại bình thường sau một thời gian ngắn sử dụng.

Giảm bệnh lý liên quan đến hormone: Que cấy tránh thai có thể giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý do rối loạn hormone gây ra như u xơ tử cung, buồng trứng đa nang và u nhú bất thường khác.

Nhược điểm

Tác dụng phụ ngắn hạn: Que cấy tránh thai có thể gây ra một số tác dụng phụ ngắn hạn như thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, xuất huyết âm đạo, nhức đầu, mệt mỏi, nhạy cảm vùng ngực, tăng cân, nổi mụn trứng cá và thay đổi tâm trạng thất thường. Mặc dù những tác dụng phụ này thường là tạm thời và nhẹ, nhưng cũng có một ít trường hợp phụ nữ có thể gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng hơn.

Không phòng tránh bệnh tình dục: Que cấy tránh thai phòng tránh được các bệnh lây truyền qua đường tình dục như HIV/AIDS, lậu, giang mai, viêm gan C,…

Nhược điểm cấy que tránh thai

Nhược điểm cấy que tránh thai

Chống chỉ định trong các trường hợp: Que cấy tránh thai không phải là phương pháp tránh thai phù hợp cho tất cả chị em phụ nữ. Phương pháp này chống chỉ định ở những phụ nữ có một số vấn đề sức khỏe như bệnh tim mạch, tiền sử ung thư vú, suy gan hoặc thận, rối loạn đông máu và một số tình trạng nguy hiểm khác.

Cần bác sĩ có kinh nghiệm chuyên môn thực hiện: Việc thực hiện cấy và gỡ que tránh thai cần phải được thực hiện bởi một bác sĩ có kinh nghiệm chuyên môn tại các cơ sở hoặc trung tâm y tế chuyên khoa.

Tìm hiểu thêm: Các triệu chứng sau khi cấy que tránh thai thường gặp nhất

Cấy que tránh thai bao lâu thì có tác dụng? Thời điểm nên cấy

Các chuyên gia khuyến nghị thời điểm nên cấy que tránh thai ở nữ đang cho con bú là vào tuần thứ 6 sau khi sinh con, thời gian này là bắt buộc để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Còn đối với phụ nữ không cho con bú thì có thể cấy ngay sau 21 ngày sinh nở.

Với các chị em phụ nữ bình thường thì chỉ cần cấy que vào khoảng thời gian:

  • Vào thời điểm 5 ngày đầu của kỳ kinh nguyệt.
  • Từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 7 sau khi đã uống thuốc tránh thai hàng ngày chứa nội tiết kết hợp.
  • Trong vòng 3 tháng đầu sau khi thực hiện nạo – hút thai hoặc bị sảy thai.
  • Có thể thực hiện cấy que ngay khi đang sử dụng thuốc tiêm hoặc thuốc tránh thai hàng ngày chỉ chứa hormone progesterone. 
Cấy que tránh thai bao lâu thì có tác dụng?

Cấy que tránh thai bao lâu thì có tác dụng?

Sau khi cấy que tránh thai trong thời điểm 5 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt, que sẽ có tác dụng ngừa thai ngay sau 24 giờ. Nếu cấy ngoài thời điểm chu kỳ kinh ở trên, que sẽ có tác dụng ngừa thai sau 7 ngày.

Hiệu quả của que cấy tránh thai thường bắt đầu ngay sau khi que được cấy vào và kéo dài trong suốt thời gian sử dụng (tùy từng loại que mà hiệu quả kéo dài từ 3-7 năm). Sau đó, nếu chị em tháo bảo que cấy tránh thai hoặc que cấy hết hạn, hiệu quả ngăn ngừa thai kỳ sẽ ngừng ngay lập tức. Vì vậy, nếu chị em muốn tiếp tục sử dụng que cấy tránh thai thì cần theo dõi và thay thế que cấy trong khoảng thời gian được chỉ định.

Tìm hiểu thêm: Cấy que tránh thai có bị nám da không? Tác dụng phụ thường gặp

Đối tượng nào chống chỉ định cấy que tránh thai?

  • Phụ nữ mang thai: Que cấy tránh thai không được sử dụng để ngăn chặn hoặc chấm dứt thai kỳ khi chị em phụ nữ đã mang thai. Nếu đang nghi ngờ bản thân đang mang thai, chị em hãy thực hiện kiểm tra bằng que thử thai hoặc xét nghiệm tại bệnh viện trước khi sử dụng que cấy tránh thai.
  • Phụ nữ có tiền sử ung thư vú hoặc ung thư tử cung: Nếu đã từng mắc ung thư vú hoặc ung thư tử cung, que cấy tránh thai không được khuyến nghị sử dụng vì có thể khiến bệnh trầm trọng hơn. Chị em hãy trao đổi với bác sĩ để lựa chọn phương pháp ngừa thai khác phù hợp hơn.
  • Phụ nữ có vấn đề về gan hoặc thận nghiêm trọng: Nếu có bất kỳ vấn đề nghiêm trọng liên quan đến gan hoặc thận, que cấy tránh thai cũng không được chỉ định sử dụng.
  • Người phụ nữ có tiền sử rối loạn đông máu: Nếu có tiền sử rối loạn đông máu thì không được sử dụng que cấy tránh thai. Que cấy tránh thai có thể tăng nguy cơ bất thường trong máu. Chị em cần trao đổi với bác sĩ để lựa chọn được phương pháp ngừa thai khác phù hợp hơn.

Để được giải thích chi tiết vấn đề liên quan đến việc sử dụng que tránh thai hoặc biện pháp ngừa thai an toàn và hiệu quả khác thì chị em phụ nữ có thể đến ngay cơ sở Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị chuyên khoa uy tín tại Đà Nẵng. Đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm sản phụ khoa tại phòng khám sẽ tư vấn, trao đổi và hướng dẫn một cách cụ thể nhất, giúp chị em lựa chọn được phương pháp hiệu quả trong việc ngăn chặn thai kỳ.

Mong rằng bài viết “Cấy que tránh thai bao lâu thì có tác dụng? [Góc giải đáp]” này đã cung cấp nhiều thông tin quan trọng cho bạn đọc và chị em đang theo dõi. Nếu còn câu hỏi khác hoặc cần sự hỗ trợ thì hãy liên hệ nhanh đến đường dây tư vấn: Hotline: 039 957 5631, số (Zalo: 039 666 2154) hoặc có thể liên hệ ngay tại đây: >>Tư Vấn Trực Tuyến<<. Các chuyên viên y tế tại Đa Khoa Hữu Nghị sẽ hỗ trợ, đồng thời sắp xếp lịch thăm khám nhanh nhất cho bạn.

Tìm hiểu thêm: Cấy que tránh thai bao nhiêu tiền? Cấy que ở đâu uy tín nhất Đà Nẵng