Trĩ là một bệnh lý phổ biến xảy ra ở khu vực hậu môn trực tràng mà nhiều người đang gặp phải. Không chỉ gây đau nhức và ngứa ngáy khó chịu hậu môn, nó còn ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Sử dụng rau ngò gai để điều trị bệnh trĩ là một trong các bài thuốc hiệu quả được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Để giúp bạn đọc hiểu thêm, bài viết sẽ cung cấp những thông tin liên quan trong chuyên mục “3 Cách dùng cây ngò gai chữa bệnh trĩ hiệu quả tại nhà”.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Cây ngò gai là gì?

Cây ngò gai (Eryngium foetidum) – còn được gọi là lá mùi tàu, là một loại cây thảo mọc thân thảo được trồng và sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Người ta thường sử dụng lá ngò gai để làm gia vị thực phẩm và thảo dược trong nền y học cổ truyền.

Lá ngò gai hình dạng cuống lá thon dài, mang một mùi thơm đặc trưng được mô tả là kết hợp giữa mùi của ngò và mùi hành tây. Hương vị của lá cũng khá đặc biệt. Chính vì mùi thơm và hương vị đặc biệt này mà lá ngò gai được sử dụng rộng rãi như một gia vị và thành phần chính trong nhiều món ăn và nền văn hóa ẩm thực trên thế giới.

Cây ngò gai

Cây ngò gai

Lợi ích của cây ngò gai đối với sức khỏe

Cây ngò gai là một loại thảo dược có tác dụng trị một số loại bệnh sau đây:

Chống viêm

Cây ngò gai chứa các hợp chất chống viêm tự nhiên, giúp giảm viêm và đau trong cơ thể. Vì vậy, nước sắc từ cây rau ngò gai có thể dùng để rửa mắt điều trị viêm kết mạc.

Cải thiện tình trạng hôi miệng

Nhai lá ngò có thể giúp giảm lưu huỳnh do vi khuẩn miệng tạo ra khi chúng phân hủy thức ăn thành carbohydrate.nên có tác dụng khử mùi hôi miệng rất tốt.

Cây ngò gai trị hôi miệng

Cây ngò gai trị hôi miệng

Hỗ trợ tiểu tiện

Ngò gai có tính chất lợi tiểu, giúp thúc đẩy quá trình tiểu tiện và loại bỏ độc tố khỏi cơ thể.

Ngăn ngừa bệnh tim

Cây ngò gai chứa nhiều chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng có lợi như axit folic, kali, magiê, và vitamin C. Những thành phần này có thể có tác dụng bảo vệ sức khỏe tim mạch bằng cách giảm việc hình thành các chất gây viêm, giảm huyết áp và giảm nguy cơ bị tắc động mạch.

Trị sốt

Trong ngò gai có chứa thành phần Stigmasterol – Steroid có đặc tính chống viêm giúp điều trị cảm lạnh, sốt và các triệu chứng liên quan.

Ổn định đường tiêu hóa

Hàm lượng caroten, lutein và phenolic trong rau ngò gai có khả năng hỗ trợ ổn định quá trình tiêu hóa.

Công dụng của ngò gai trong điều trị bệnh trĩ

Trĩ là bệnh lý gây ra nhiều triệu chứng khó chịu ở hậu môn, xảy ra khi các tĩnh mạch ở khu vực hậu môn – trực tràng chịu áp lực đè nén quá mức dẫn tới biến dạng bất thường như sưng to, phồng rộp, nghẽn mạch,… dẫn đến sự hình thành của một hoặc nhiều búi trĩ.

Khi búi trĩ xuất hiện, nó khiến người bệnh bị sưng đau, ngứa rát, nóng buốt hoặc chảy máu hậu môn khi đại tiện. Nghiêm trọng hơn, bệnh trĩ có thể biến chứng thành tình trạng sa búi trĩ (búi trĩ sa hẳn ra bên ngoài hậu môn) gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như các hoạt động sinh hoạt học tập và làm việc của người bệnh.

Công dụng của ngò gai trong điều trị bệnh trĩ

Công dụng của ngò gai trong điều trị bệnh trĩ

Nếu để bệnh trĩ kéo dài, nó sẽ gây ra các biểu hiện nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như đau nhói, ngứa rát, sưng đỏ, nóng buốt, khó chịu, chảy máu,…ở hậu môn khi ngồi xuống hoặc vận động mạnh. Điều này không chỉ gây bất tiện trong các sinh hoạt thường nhật mà còn làm tăng nguy cơ viêm – nhiễm trùng, tổn thương ở khu vực niêm mạc hậu môn, còn có thể dẫn đến nguy cơ thiếu máu và suy nhược cơ thể.

Ngò gai trong y khoa

Ngò gai trong y khoa

Trong nền y học hiện đại, các nghiên cứu đã xác định lá ngò gai chứa nhiều thành phần hữu ích trong việc điều trị bệnh trĩ, bao gồm:

  • Lá ngò gai chứa các hợp chất fenol như acid caffeic, acid chlorogenic, acid p-coumaric và các flavonoid như quercetin, luteolin, apigenin có khả năng chống lão hóa, chống viêm, kháng khuẩn, giảm thiểu mắc bệnh ung thư và bảo vệ sức khỏe tim mạch.
  • Một hợp chất triterpen như α-amyrin và β-amyrin được xác định trong ngò gai cũng có tính chất kháng khuẩn và chống viêm. Điều này có thể mang lại hiệu quả trong việc điều trị bệnh trĩ và các biến chứng của nó.
  • Ngoài ra, ngò gai chứa các axit béo như axit linoleic, axit oleic, axit palmitic, các vitamin như vitamin A, vitamin C, vitamin K và các khoáng chất như kali, canxi, sắt cần thiết cho cơ thể, giúp phục hồi các tổn thương viêm nhiễm, sưng đau, ngứa rát khó chịu do búi trĩ gây ra.

Trong y học dân gian, cây ngò gai được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra với khả năng kháng khuẩn hiệu quả, giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại, đặc biệt là do tình trạng búi trĩ sưng to gây nên.

Ngò gai cũng chứa một lượng chất xơ nhất định, điều này giúp làm mềm phân, tăng cường lưu thông máu và hỗ trợ hệ tiêu hóa,… các tác dụng này đều được sử dụng trong việc điều trị và hạn chế các biến chứng của bệnh trĩ.

Có thể bạn quan tâm: Chữa bệnh trĩ bằng phèn chua

3 Cách dùng cây ngò gai chữa bệnh trĩ hiệu quả tại nhà

Xông hơi hậu môn

Cách dùng cây ngò gai chữa bệnh trĩ - Xông hơi hậu môn

Cách dùng cây ngò gai chữa bệnh trĩ – Xông hơi hậu môn

Đây là cách dùng cây ngò gai chữa bệnh trĩ đơn giản, người bệnh có thể tự áp dụng thực hiện tại nhà giúp giảm tình trạng tắc nghẽn ở búi trĩ, làm dịu triệu chứng sưng đau, ngứa rát khó chịu.

  • Chuẩn bị: Người bệnh lấy một ít rau ngò gai rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất, sau đó vò nát và đun sôi với nước trong khoảng 5-10 phút rồi tắt bếp.
  • Sử dụng: Đổ nước rau ngò gai ra chậu lớn và thực hiện xông hơi khu vực viêm nhiễm, sưng đau ở hậu môn cho đến khi nước nguội. Dùng nước nguội này để ngâm rửa khu vực hậu môn và lau khô bằng khăn mềm. Kiên trì thực hiện mỗi ngày sẽ đạt được hiệu quả trong việc điều trị bệnh trĩ.

Đắp lên búi trĩ

Cách dùng cây ngò gai chữa bệnh trĩ - Đắp lên búi trĩ

Cách dùng cây ngò gai chữa bệnh trĩ – Đắp lên búi trĩ

Người bệnh cũng có thể đắp rau ngò gai lên khu vực sưng đau và viêm nhiễm do búi trĩ để giảm thiểu đau nhức, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm lan rộng khi chảy máu.

  • Chuẩn bị: Lấy một ít rau ngò gai rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất, sau đó giã nát hoặc nghiền nhuyễn để sử dụng.
  • Sử dụng: Đắp phần bã lá rau ngò gai lên khu vực sưng đau và búi trĩ trong vòng từ 15-20 phút (có thể dùng băng gạc cố định sau khi đắp), sau đó vệ sinh và lau khô sạch sẽ. Kiên trì thực hiện mỗi ngày sẽ đạt được hiệu quả trong việc điều trị và thu nhỏ búi trĩ.

Uống nước cây ngò gai

Cách dùng cây ngò gai chữa bệnh trĩ - Uống nước ngò gai

Cách dùng cây ngò gai chữa bệnh trĩ – Uống nước ngò gai

Người bệnh cũng có thể sử dụng nước từ cây ngò gai để uống, điều này có thể hỗ trợ hệ tiêu hóa, làm mềm phân và hạn chế tình trạng táo bón xảy ra.

  • Chuẩn bị: Lấy 100-200gr rau ngò gai ngâm nước muối và rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn cùng tạp chất, sau đó xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố để sử dụng.
  • Sử dụng: Uống nước cốt thu được từ lá cây rau ngò gai để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, người bệnh nên uống từ 2-3 lần/tuần để cải thiện triệu chứng đau rát hậu môn và ngăn chặn búi trĩ phát triển nghiêm trọng hơn.

Cây ngò gai mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe với tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn hiệu quả, nó cũng giúp làm triệu chứng đau nhức, sưng đỏ, đồng thời hỗ trợ thu nhỏ búi trĩ .

Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý rằng việc sử dụng ngò gai chỉ có thể hỗ trợ quá trình điều trị chứ không thể chữa trị hoàn toàn nếu búi trĩ bị sa tụt ra ngoài hậu môn. Lúc này người bệnh nên đến ngay các cơ sở chuyên khoa bệnh lý hậu môn – trực tràng uy tín như Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị để thực hiện điều trị phù hợp hơn, qua đó hạn chế được nguy cơ biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Mong là bài viết “3 Cách dùng cây ngò gai chữa bệnh trĩ hiệu quả tại nhà” này đã mang đến nhiều thông tin có ích liên quan đến việc điều trị bệnh trĩ và các biến chứng của nó cho bạn đọc quan tâm. Nếu còn vấn đề nào chưa hiểu hoặc cần sự trợ giúp y tế thì xin hãy liên hệ nhanh chóng đến số điện thoại tư vấn sau: Hotline: 039 957 5631 hoặc chỉ cần nhắn tin đến khung chat: >>Tư Vấn Trực Tuyến<<; đội ngũ nhân viên y tế trực ban tại đa khoa sẽ giải đáp và hỗ trợ lên lịch thăm khám điều trị cho bạn nếu cần thiết.

Có thể bạn quan tâm: Cách chữa bệnh trĩ bằng nghệ tươi