Bệnh trĩ khiến người bệnh luôn cảm thấy đau đớn, khó chịu từ đó ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, đến việc học tập và làm việc, làm chất lượng sống bị giảm sút. Sau đây cùng bài viết tìm hiểu về các cách trị bệnh trĩ hiệu quả hiện nay nhé.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Nguyên nhân dẫn tới bệnh trĩ

  • Ít hoạt động, vận động hoặc ngồi yên tại 1 vị trí trong thời gian dài như nhân viên văn phòng, lái xe,…
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh, ít chất xơ, ăn nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ…
  • Dùng các thực phẩm, đồ uống nhiều chất kích thích như bia rượu, cà phê, thuốc lá,…
  • Chứng táo bón kéo dài, đi nặng rặn nhiều trong thời gian dài làm áp lực hậu môn tăng, lâu dần tạo thành búi trĩ
  • Ngoài ra còn do nguyên nhân như có thai, tuổi tác, béo phì, tâm trạng lo lắng stress, căng thẳng kéo dài…

Nguyên nhân dẫn tới bệnh trĩ

Nguyên nhân dẫn tới bệnh trĩ

Tìm hiểu thê: 5 Dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ ở giai đoạn đầu

Cách trị bệnh trĩ hiệu quả được áp dụng hiện nay

Cách trị bệnh trĩ bằng thuốc

Áp dụng khi trường hợp bệnh trĩ còn ở mức nhẹ, giai đoạn đầu khởi phát, sử dụng một số loại thuốc đông y, thuốc nam để điều trị. 

Ngoài ra các loại thuốc gây tê cục bộ như corticosteroid hoặc thuốc loãng viêm có thể giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ, các loại thuốc bôi glyceryl trinitrate 0,2% cũng có tác dụng làm giảm bệnh trĩ cấp I hoặc II. Ngoài ra người bệnh cũng có thể dùng thuốc Prep-H (Pfizer Incorporated, Kings Mountain, NC) giúp giảm đau và hạn chế tạm thời các triệu chứng cấp tính của bệnh trĩ như chảy máu và đau khi đi đại tiện.

  • Dùng thuốc đặt hậu môn
  • Thuốc bôi tại chỗ tại hậu môn
  • Thuốc làm mềm phân dễ đi đại tiện hơn
  • Chất xơ loại tan và không tan
Cách trị bệnh trĩ bằng thuốc

Cách trị bệnh trĩ bằng thuốc

Cách trị bệnh trĩ bằng cách tiêm xơ búi trĩ

Liệu pháp tiêm xơ búi trĩ được chỉ định cho những bệnh nhân trĩ nội độ I và II đồng thời nó cũng có thể là một lựa chọn tốt cho người đang điều trị bằng thuốc chống đông máu. Liệu pháp tiêm xơ búi trĩ này không cần gây tê tại chỗ và được thực hiện qua ống soi.

Bác sĩ sẽ thực hiện tiêm trực tiếp thuốc gây xơ vào búi trĩ, sau đó máu sẽ không cung cấp đến tĩnh mạch búi trĩ làm búi trĩ teo lại dần và rụng đi. Nhưng khả năng tái phát bệnh cao cũng như cách trị này có thể xảy ra một số biến chứng không mong muốn do vậy cần đến cơ sở y tế uy tín để thực hiện.

Tìm hiểu thêm: Đau hậu môn khi đi vệ sinh: Nguyên nhân & cách khắc phục

Cách trị bệnh trĩ bằng thắt vòng cao su

Thắt vòng cao su ở búi trĩ hiệu quả cho bệnh trĩ nội cấp độ II và III, cách này sẽ ngăn chặn làm giảm lượng máu cung cấp đến búi trĩ làm cho búi trĩ, khiến búi trĩ teo lại dần và rụng đi. Nhưng dù hiệu quả vậy thì cách thức này chỉ phù hợp với trường hợp búi trĩ có cuống dài, còn cuống ngắn thì không thể áp dụng.

Ngoài ra phương pháp này không cần gây tê cục bộ và chống chỉ định đối với bệnh ngoại khoa có triệu chứng như: bệnh nhân bị rối loạn đông máu hoặc đang điều trị kháng đông mãn tính, bệnh nhân bị suy giảm hệ miễn dịch,…

Cách trị bệnh trĩ bằng cắt laser

Sử dụng laser CO2 hoặc ND để loại bỏ búi trĩ cấp độ I, cấp độ II và cấp độ III mà không cần dao mổ hay dao điện, thời gian thực hiện nhanh chóng nhưng mức độ đau đớn cao, làm chảy nhiều máu cho bệnh nhân, nhưng cách trị bệnh trĩ này có chi phí thực hiện khá cao.

Cách trị bệnh trĩ bằng cắt laser

Cách trị bệnh trĩ bằng cắt laser

Cách trị bệnh trĩ bằng phẫu thuật mổ mở

Phẫu thuật mổ mở là phương pháp thường được áp dụng cho bệnh trĩ cấp tính nặng, gây phù nề và hoại tử nghiêm trọng, ngăn cản sự đóng vảy và lành lại tại lớp niêm mạc. Khi áp dụng phương pháp này, người bệnh cần phải tiêm thuốc gây tê cục bộ chứa epinephrine để giúp cầm máu và giảm thiểu tình trạng sưng tấy. Phương pháp mổ mở có thể gây nhiều đau đớn trong vài tuần hậu phẫu thuật.

Xem thêm: Những dấu hiệu bệnh trĩ ở nữ giới có thể nhận biết sớm

Cách trị bệnh trĩ bằng phẫu thuật Longo

Dựa trên phương pháp đưa búi trĩ trở lại vị trí bình thường, sau đó cắt và khâu lại mạch máu nuôi dưỡng búi trĩ giúp búi trĩ teo lại và biến mất dần. Thời gian thực hiện phương pháp nhanh, không gây nhiều đau đớn, nhưng chi phí thực hiện cao và tỷ lệ tái phát rất lớn.

Ngoài ra cách trị bệnh trĩ này còn có các biến chứng như chảy máu và không kiểm soát được chấn thương cơ thắt cũng như có nguy cơ xuất hiện lỗ rò âm đạo lại ở phụ nữ. Để tránh nguy cơ biến chứng nguy hiểm hậu phẫu thuật Longo đòi hỏi bác sĩ thực hiện phẫu thuật phải có tay nghề cao và giàu kinh nghiệm.

Cách trị bệnh trĩ bằng nguyên liệu dân gian

Nghệ vàng tươi có tác dụng kháng khuẩn với tinh chất curcumin sẽ giúp giảm sưng đau ở vị trí xuất hiện búi trĩ.

Giấm táo cho vào nước ấm để rửa hậu môn thường xuyên giúp cho việc điều trị trĩ, giảm bớt cảm giác đau rát khó chịu cho người bệnh.

Nha đam có tác dụng chống viêm, diệt khuẩn, ngăn ngừa các triệu chứng ngứa ngáy làm dịu vùng da quanh hậu môn, tăng phục hồi tổn thương.

Lá trầu không đun sôi với nước sau đó để ấm dùng để rửa búi trĩ lâu dài sẽ làm búi trĩ teo lại mà không phát triển thêm.

Rau diếp cá có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, sát trùng, hạn chế hoạt động của vi khuẩn. Ngoài ra có thể xay nhuyễn dùng để đắp vào hậu môn làm mềm mao mạch, thu nhỏ búi trĩ và ngăn chặn táo bón.

Xem thêm bài viết khác : Giải đáp: Bệnh trĩ có tự khỏi không?

Phòng ngừa tái phát trĩ sau điều trị

Thời gian điều trị bệnh trĩ sẽ tùy thuộc và loại trĩ, mức độ cũng như phương pháp điều trị. Đối với các loại thủ thuật và phẫu thuật trĩ thông thường thì chỉ sau khi làm thủ thuật loại bỏ trĩ xong là tình trạng bệnh được chữa khỏi và chỉ cần 1-2 tuần hậu phẫu thuật để người bệnh phục hồi, sinh hoạt bình thường. Còn đối với việc điều trị bằng thuốc bôi hoặc dùng các phương thuốc dân gian thì thời gian khỏi bệnh có thể kéo dài khá lâu từ nửa năm đến tận vài năm.

Phòng ngừa bệnh trĩ tái phát bằng cách bổ sung chất xơ

Phòng ngừa bệnh trĩ tái phát bằng cách bổ sung chất xơ

Vì vậy việc phòng ngừa bệnh trĩ tái phát là rất quan trọng, người bệnh cần phải:

Tăng cường bổ sung nước: Để ngăn ngừa trĩ tái phát trở lại thì người bệnh cần kiểm soát chế độ ăn uống bằng cách uống đủ tối thiểu 1,5-2 lít nước mỗi ngày đồng thời tăng lượng thực phẩm giàu chất xơ để thúc đẩy nhu động ruột khỏe mạnh và đều đặn, làm giảm táo bón, tiêu chảy.

Các thực phẩm giàu chất xơ: Tốt cho việc ngăn ngừa trĩ tái phát lại như rau xanh, rau sống, rau má, ngũ cốc nguyên hạt, cám lúa mì, các loại trái cây như đu đủ và các loại đậu như đậu xanh,…

Giữ cân nặng ở mức hợp lý: Bệnh béo phì là một yếu tố gây ra bệnh trĩ vì góp phần gia tăng mạnh áp lực lên các tĩnh mạch tại trực tràng, hậu môn, dẫn đến tình trạng sưng và viêm nhiễm. Chính vì thế mà người bệnh cần giữ cân nặng ở mức hợp lý nhất để ngăn ngừa trĩ tái phát.

Không rặn hoặc ngồi quá lâu khi đi đại tiện: Rặn mạnh quá mức là một nguyên nhân gây ra bệnh trĩ hoặc làm bệnh tái phát trở lại. Bên cạnh đó thì việc ngồi bồn cầu quá lâu cũng làm gia tăng áp lực lên trực tràng và hậu môn làm nguy cơ cao tái phát bệnh trĩ.

Bài viết trên đã cung cấp các cách trị bệnh trĩ hiệu quả hiện nay, hy vọng giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức về bệnh trĩ cũng như cách trị bệnh trĩ. Nếu cần tìm nơi trị bệnh trĩ tốt nhất hãy đến ngay cơ sở y tế Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị Đà Nẵng để được bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra hướng giải quyết tốt nhất và an toàn nhất.

Hoặc cần tư vấn cách trị bệnh trĩ thêm tiếp gọi ngay Hotline: 039 957 5631 hoặc (Zalo: 039 666 2154), vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< sẽ có các chuyên viên giải đáp thắc mắc cách trị bệnh trĩ và tư vấn phù hợp nhất cho tình trạng của bạn.

Tìm hiểu thêm: Bệnh trĩ có nguy hiểm không?