Mục Lục
- 1 Tại sao búi trĩ bị sưng to và đau rát?
- 2 10 Cách giảm sưng đau búi trĩ nhanh chóng, hiệu quả tại nhà
- 2.1 Áp dụng chườm lạnh để giảm sưng và đau trĩ ngay lập tức
- 2.2 Giảm sưng đau trĩ bằng cách giảm áp lực lên búi trĩ
- 2.3 Ngâm hậu môn trong nước ấm để giảm sưng của búi trĩ
- 2.4 Đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu
- 2.5 Không rặn mạnh khi đi đại tiện
- 2.6 Sử dụng khăn mềm không cồn để lau
- 2.7 Đẩy búi trĩ vào vị trí đúng
- 2.8 Bổ sung thêm nhiều chất xơ vào chế độ ăn uống
- 2.9 Chăm sóc da vùng hậu môn
- 2.10 Sử dụng thuốc giảm sưng và đau trĩ
- 3 Cách phòng tránh sa búi trĩ sưng đau ở hậu môn
Bệnh trĩ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, gây chảy máu, ngứa ngáy, sưng đỏ và đau rát hậu môn khi đại tiện, tình trạng này khiến cho người bệnh lo lắng và khó có thể tập trung thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Chính vì vậy, bài viết bên dưới sẽ cung cấp một số cách giảm sưng đau búi trĩ nhanh chóng và hiệu quả ngay tại nhà.

Tại sao búi trĩ bị sưng to và đau rát?
Búi trĩ ở hậu môn bị sưng to và đau rát là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh trĩ – một căn bệnh phổ biến ở nhiều người, đặc biệt là những người thường xuyên ngồi hoặc đứng quá lâu, thói quen sinh hoạt và ăn uống không đúng cách và hay bị táo bón. Búi trĩ chính là các tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng bị chèn ép kéo dài dẫn đến giãn nở và sưng phồng quá mức.
Hệ thống tĩnh mạch và cơ thắt hậu môn có vai trò quan trọng trong việc điều tiết khả năng đào thải phân của hậu môn và ngăn không cho phân thoát ra ngoài. Khi có áp lực lên khu vực trực tràng hậu môn như khi đi đại tiện hoặc do mang thai, lao động nặng, di truyền,… các tĩnh mạch này có thể bị giãn nở và sa xuống.
Khi sa xuống, búi trĩ có thể bị kẹt lại ở cơ vòng hoặc ở niêm mạc hậu môn và gây ra các triệu chứng khó chịu như sưng đỏ, đau rát, ngứa ngáy, chảy máu hậu môn. Đây là những dấu hiệu của hai loại trĩ phổ biến là trĩ nội và trĩ ngoại.

Tại sao búi trĩ bị sưng to và đau rát?
Trĩ nội là các búi trĩ nằm ở phần trong hậu môn (xuất hiện phía trên đường lược), không thể nhìn thấy được từ bên ngoài. Trĩ nội thường không gây đau, nhưng có thể gây ra máu chảy ra khi đi đại tiện. Nếu để bệnh trĩ nội tiến triển, các búi trĩ có thể sa ra ngoài hậu môn khi đại tiện và không tự co lại được, gây ra cảm giác khó chịu, đau đớn, chảy máu dữ dội và nguy cơ nhiễm trùng cao.
Trĩ ngoại là các búi trĩ nằm ở phần rìa hậu môn (xuất hiện phía dưới đường lược). Trĩ ngoại thường gây đau nhức, ngứa rát, chảy máu và hơi sưng thành khối u do bị kẹp lại ở niêm mạc hậu môn. Khi búi trĩ bị sưng to, tổn thương hoặc tắc mạch, chúng gây ra tình trạng xuất huyết và tạo thành cục máu đông – đây là một biến chứng nguy hiểm của trĩ ngoại, gây ra cơn đau dữ dộ, sưng to và nguy cơ nhiễm trùng hoặc hoại tử nghiêm trọng ở vùng hậu môn.
Đối với hiện tượng búi trĩ bị sưng to và đau rát, có nguyên nhân khiến tình trạng này xảy ra như:
– Hệ thống tĩnh mạch trĩ bị căng phồng, sưng to quá mức khiến cơ vòng hậu môn bị tắc nghẽn khiến máu dồn vào búi trĩ làm cho búi trĩ bị sưng to và có thể sa ra ngoài hậu môn gây đau đớn và chảy máu dữ dội.
– Búi trĩ phát triển nhanh gây ra tình trạng tắc nghẽn khiến việc tống phân ra ngoài gặp nhiều khó khăn, nhất là khi người bệnh mắc chứng táo bón.
– Búi trĩ sa ra ngoài sau khi đại tiện sẽ dễ bị viêm nhiễm do tiếp xúc với các loại vi khuẩn trong phân gây hại làm búi trĩ có thể bị sưng to và gây đau rát nhiều hơn. Ngoài ra, búi trĩ sa xuống dễ bị nghẹt ở ống hậu môn rất dễ bị sưng to và đau hơn do quá trình lưu thông máu bị cản trở, tắc nghẽn.
10 Cách giảm sưng đau búi trĩ nhanh chóng, hiệu quả tại nhà
Áp dụng chườm lạnh để giảm sưng và đau trĩ ngay lập tức

Cách giảm sưng đau búi trĩ – Chườm lạnh
Khi chườm lạnh, các mạch máu trong búi trĩ sẽ co lại, giảm lưu lượng máu và giảm áp lực. Điều này sẽ làm giảm sưng tấy, đau nhức và ngứa ngáy ở vùng hậu môn. Chườm lạnh cũng có tác dụng làm giảm viêm nhiễm và ngăn ngừa sự phát triển của búi trĩ. Người bệnh chỉ cần chuẩn bị và thực hiện như sau:
Chuẩn bị túi chườm để bỏ đá (hoặc có thể sử dụng túi gel lạnh thì không cần chuẩn bị đá), khăn tắm sạch và vài viên đá lạnh. Sau đó cho đá viên vào túi chườm, người bệnh nằm sấp hoặc nằm nằm (nên lựa chọn một tư thế thoải mái), có thể nâng cao chân lên để giảm áp lực lên hậu môn và đặt túi chườm lạnh lên khu vực hậu môn bị sưng đau khó chịu trong khoảng 10-15 phút. Lặp lại quá trình này từ 3-4 lần mỗi ngày cho đến khi tình trạng sưng đau giảm bớt.
Lưu ý: Người bệnh không nên chườm quá lâu hoặc để đá lạnh tiếp xúc trực tiếp với da và niêm mạc hậu môn vì có thể gây tổn thương hoặc bỏng lạnh. Trước và sau khi chườm lạnh nên vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
Chườm lạnh chỉ là một biện pháp hỗ trợ làm giảm sưng đau búi trĩ nhanh chóng, nhưng không phải là phương pháp điều trị hoàn toàn được bệnh trĩ. Vì vậy người bệnh nên áp dụng chườm lạnh kết hợp với các biện pháp khác để điều trị bệnh trĩ hiệu quả hơn.
Giảm sưng đau trĩ bằng cách giảm áp lực lên búi trĩ
Một trong những cách giảm đau ở búi trĩ chính là làm giảm áp lực tác động lên búi trĩ. Nếu áp lực lên búi trĩ kéo dài, nó có thể làm gia tăng sự giãn nở, sưng phồng và viêm nhiễm của chúng, gây ra các triệu chứng khó chịu. Việc giảm bớt các áp lực lên búi trĩ có thể giúp làm giảm thiểu sự sưng tấy, làm dịu cơn đau và hỗ trợ quá trình phục hồi vết thương nhanh hơn.

Cách giảm sưng đau búi trĩ bằng cách giảm áp lực lên búi trĩ
Người bệnh có thể sử dụng các loại đệm mềm, gối trĩ có hình dạng tròn hoặc bán nguyệt, có lỗ ở giữa để tạo không gian thông thoáng cho búi trĩ. Khi ngồi lên những đệm lót mềm này, áp lực của cơ thể sẽ được phân bổ đều xung quanh lỗ, giúp giảm sự căng thẳng và chèn ép lên búi trĩ.
Biện pháp này sẽ giúp cải thiện khả năng tuần hoàn máu, làm giảm sưng tấy và viêm nhiễm ở hậu môn, từ đó giảm bớt triệu chứng sưng đau và ngứa rát. Việc sử dụng đêm mềm hoặc các dụng cụ hỗ trợ khác cũng có tác dụng phòng ngừa sự hình thành hoặc phát triển của búi trĩ bằng cách giảm nguy cơ táo bón hoặc đầy hơi, chướng bụng do ngồi sai tư thế làm việc.
– Không nên ngồi quá lâu trên đệm mềm, gối trĩ vì điều này có thể gây ra sự ứ đọng, tắc nghẽn máu và làm tăng áp lực lên búi trĩ. Người bệnh nên thay đổi tư thế ngồi hoặc đứng dậy đi lại ít nhất 10 phút sau mỗi giờ ngồi.
– Không nên dùng đệm mềm, gối trĩ quá to hoặc quá nhỏ so với kích thước của búi trĩ. Nếu đệm mềm quá to, có thể gây ra sự chèn ép lên các vùng xung quanh búi trĩ và làm tăng triệu chứng. Nếu đệm mềm quá nhỏ, có thể không có hiệu quả trong việc giảm áp lực lên búi trĩ.
Sử dụng đệm mềm là một biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả để giảm đau ở búi trĩ bằng cách giảm áp lực lên búi trĩ. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần kết hợp với các biện pháp khác như ăn uống lành mạnh, uống đủ nước, vận động thường xuyên và điều trị y tế để ngăn ngừa và chữa trị búi trĩ hiệu quả.
Ngâm hậu môn trong nước ấm để giảm sưng của búi trĩ
Người bệnh cũng có thể thực hiện ngâm hậu môn trong nước ấm để làm giảm sưng đau búi trĩ và các triệu chứng khác liên quan đến bệnh trĩ. Khi ngâm hậu môn trong nước ấm, nhiệt độ nước ấm giúp làm giãn các mạch máu xung quanh khu vực bị sưng. Điều này làm tăng lưu thông máu và các dưỡng chất cần thiết đến khu vực bị tổn thương, qua đó giúp giảm sưng búi trĩ.

Cách giảm sưng đau búi trĩ – Ngâm hậu môn trong nước ấm
Việc ngâm hậu môn trong nước ấm tạo ra một cảm giác thư giãn và giảm bớt áp lực căng tức trong khu vực hậu môn. Ngoài ra, nước ấm có tác dụng làm sạch khu vực hậu môn và giúp giúp khử trùng khu vực bị tổn thương, điều này hạn chế nguy cơ nhiễm trùng và một số tác động tiêu cực khác xảy ra khi búi trĩ bị viêm. Người bệnh chỉ cần thực hiện các bước đơn giản như sau:
– Chuẩn bị nước ấm: Nấu một nồi nước đủ dùng để ngâm hậu môn, sau đó đổ nước ra chậu có thể ngồi vào với nhiệt độ nước ở mức ấm, không quá nóng để tránh gây kích ứng khu vực búi trĩ.
– Ngâm hậu môn: Ngồi vào trong chậu nước ấm sao cho hậu môn và búi trĩ ngâm hoàn toàn trong nước ấm trong khoảng thời gian từ 10 – 15 phút. Người bệnh có thể thực hiện ngâm hậu môn trong nước ấm 1-2 trong ngày, tùy theo mức độ sưng đau của búi trĩ, tuy nhiên không nên ngồi quá lâu hoặc dùng nước quá nóng vì có thể gây áp lực hoặc kích ứng lên khu vực đó.
Đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu
Người bệnh nên tập thói quen đi đại tiện ngay khi cảm thấy cần thiết để tránh tình trạng táo bón do phân bị lưu giữ quá lâu trong ruột sẽ trở nên khô cứng và khó thoát ra ngoài hậu môn hơn, điều này gây ra tình trạng táo bón. Chính vì vậy việc đi đại tiện thường xuyên và đúng lúc sẽ giúp duy trì độ ẩm trong phân, hỗ trợ quá trình nhuận tràng diễn ra thuận lợi và giảm nguy cơ bị táo bón.

Cách giảm sưng đau búi trĩ – Đại tiện khi có nhu cầu
Ngoài ra, phân tích tụ quá lâu trong ruột có thể gây tăng sinh vi khuẩn gây hại và dẫn đến tình trạng viêm nhiễm đường tiêu hóa. Đi đại tiện thường xuyên và đúng lúc sẽ giúp loại bỏ chất thải, đồng thời giảm nguy cơ viêm nhiễm xảy ra ở khu vực hậu môn trực tràng.
Việc giữ phân quá lâu trong trực tràng có thể tạo áp lực lên thành trực tràng và các mạch máu trong khu vực hậu môn, từ đó gây ra tình trạng sưng tấy, nghẽn tắc máu và tăng nguy cơ hình thành búi trĩ. Do đó, người bệnh cần đi đại tiện đúng cách và đi ngay khi có nhu cầu, việc nhịn vệ sinh quá lâu sẽ gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng và khiến búi trĩ viêm sưng nặng hơn.
Không rặn mạnh khi đi đại tiện
Việc rặn mạnh khi đi đại tiện sẽ tạo ra các áp lực mạnh lên mạch máu khu vực trực tràng hậu môn khiến các mạch máu này bị biến dạng, căng phồng hình thành nên búi trĩ hoặc khiến búi trĩ đang có sưng đỏ và đau nhức nhiều hơn.

Cách giảm sưng đau búi trĩ – Không rặn mạnh khi đi đại tiện
Ngoài ra, quá trình rặn mạnh khi đi đại tiện không chỉ ảnh hưởng đến búi trĩ mà còn có thể gây ra các vấn đề khác trong hệ tiêu hóa. Áp lực mạnh và căng tức ở khu vực hậu môn có thể dẫn đến tình trạng nứt rách niêm mạc hậu môn, tăng nguy cơ nhiễm trùng và làm tổn thương nghiêm trọng đến các mô mềm và cơ quan khác trong khu vực hậu môn trực tràng.
Nếu tình trạng đại tiện quá khó khăn, người bệnh có thể sử dụng tư thế ngồi xổm với đầu gối cao, hơi nghiêng về phía trước hoặc đặt chân lên ghế nhỏ để tạo góc nhọn với ruột. Điều này giúp tạo áp lực tốt hơn trong ruột, giúp phân thoát ra một cách dễ dàng và tránh gây căng tức quá mức lên trực tràng hậu môn.
Ngoài ra có thể bổ sung thêm chất xơ vào thực đơn, uống nhiều nước và sử dụng thuốc nhuận tràng để giúp quá trình đi tiêu dễ dàng hơn.
Sử dụng khăn mềm không cồn để lau

Cách giảm sưng đau búi trĩ – Sử dụng khăn mềm không cồn
Đối với trường hợp mắc bệnh trĩ, khu vực hậu môn trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn bình thường. Chính vì vậy mà việc lau chùi búi trĩ và hậu môn bằng khăn cứng hoặc cọ xát mạnh có thể làm tăng nguy cơ gây đau nhức, kích thích, viêm nhiễm và những tác động tiêu cực khác đến búi trĩ bị tổn thương.
Người bệnh sử dụng khăn mềm không cồn, không chứa chất gây kích ứng và hương liệu mạnh để lau nhẹ khu vực hậu môn sau khi đi đại tiện. Cần hạn chế việc chà xát quá mạnh lên búi trĩ và vùng hậu môn khi lau rửa hoặc quá ngứa. Người bệnh sau khi đại tiện cũng có thể ngâm rửa hậu môn bằng nước ấm và lau sạch bằng khăn mềm không cồn, điều này giúp khu vực hậu môn bớt sưng đau khó chịu, ngăn ngừa viêm nhiễm, đồng thời tăng cường quá trình tuần hoàn và lưu thông máu ở búi trĩ.
Đẩy búi trĩ vào vị trí đúng
Việc đẩy búi trĩ vào vị trí đúng vị trí ban đầu có thể được thực hiện để giảm tình trạng sưng và đau rát. Tuy nhiên người bệnh cần thực hiện theo đúng các bước như sau để hạn chế nguy cơ viêm – nhiễm trùng xảy ra:

Cách giảm sưng đau búi trĩ – Đẩy búi trĩ vào vị trí đúng
– Đầu tiên cần ngâm rửa vệ sinh sạch sẽ khu vực hậu môn trong nước ấm và lau khô bằng khăn mềm nhẹ nhàng. Tiếp tục rửa sạch tay và thoa gel bôi trơn dịu nhe trước khi tiến hành để tránh gây kích ứng hậu môn, sau đó dùng ngón tay (với các móng tay đã được cắt ngắn để tránh làm tổn thương đến búi trĩ) hoặc dùng khăn vải quấn sạch ngón tay để nhẹ nhàng đẩy búi trĩ vào bên trong hậu môn.
– Khi tiến hành đẩy búi trĩ vào hậu môn, nếu búi trĩ bị sưng to thì dùng ngón tay luồn vào hậu môn và bóp nhẹ nhàng búi trĩ bị sa xuống vào dần trong hậu môn, không được ấn quá mạnh và đột ngột vì sẽ gây ra tình trạng tắc mạch ở búi trĩ, điều này sẽ dẫn đến cơn đau nhức dữ dội.
– Sau khi đã nhẹ nhàng đẩy búi trĩ vào trong, người bệnh từ từ lấy ngón tay ra và chặn lỗ hậu môn trong vài phút và di chuyển nhẹ nhàng chậm rãi để tránh tình trạng búi trĩ bị sa ra ngoài lần nữa. Lưu ý, người bệnh nên thực hiện đẩy búi trĩ vào càng sớm càng tốt khi nó còn nhỏ và chưa xảy ra triệu chứng sưng đau và viêm nhiễm.
Bổ sung thêm nhiều chất xơ vào chế độ ăn uống

Cách giảm sưng đau búi trĩ – Bổ sung chất xơ
Theo khuyến cáo của các chuyên gia trong ngành y tế, mỗi người nên tiêu thụ ít nhất 25 gram chất xơ mỗi ngày để duy trì chức năng đường ruột và giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động ổn định. Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều người chỉ tiêu thụ khoảng 15 gram chất xơ mỗi ngày, thậm chí là thấp hơn nhiều so với lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể, điều này đã làm tăng nguy cơ táo bón và khiến cho búi trĩ sưng to, đau nhức hơn hơn.
Việc bổ sung thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn uống hàng ngày là một trong những cách giảm sưng đau búi trĩ đơn giản và hiệu quả với khả năng cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, hỗ trợ quá trình nhuận tràng và kiểm soát đường huyết trong cơ thể. Chất xơ có tác dụng kích thích nhu động ruột, tăng cường sự trao đổi chất và loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Các nguồn thực phẩm giàu chất xơ gồm các loại rau xanh, trái cây tươi, các loại ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu hạt khác nhau,…
Chăm sóc da vùng hậu môn
Việc giữ vệ sinh và chăm sóc tốt vùng da khu vực hậu môn có thể ngăn ngừa tình trạng lở loét và viêm nhiễm xảy ra, đồng thời cải thiện được các triệu chứng sưng đau khó chịu do búi trĩ.

Cách giảm sưng đau búi trĩ – Chăm sóc da vùng hậu môn
Người bệnh nên rửa vùng hậu môn bằng nước ấm với loại xà phòng dịu nhẹ không chứa hương liệu hoặc hóa chất có thể gây kích ứng niêm mạc hậu môn. Sau lau khô nhẹ nhàng và bằng một khăn mềm và thường xuyên thay đồ lót sạch sẽ. Khi đại tiện hoặc vệ sinh thì sử dụng giấy vệ sinh mềm và không chứa chất gây kích ứng, nhẹ nhàng lau chùi sau khi đi đại tiện, tránh cọ xát mạnh làm tổn thương búi trĩ.
Người bệnh cũng có thể sử dụng các loại kem chống viêm và làm dịu da chứa các thành phần như aloe vera, camomile hoặc lô hội với tác dụng làm dịu và giảm thiểu triệu chứng sưng đau ngứa rát ở hậu môn.
Sử dụng thuốc giảm sưng và đau trĩ
Có thể sử dụng các loại thuốc bôi có chứa thành phần corticosteroid, lidocaine hoặc benzocaine để giúp làm giảm đau ngứa ở hậu môn. Người bệnh nên bôi thoa thuốc lên vùng búi trĩ bị sưng đau sau khi đi vệ sinh và trước khi đi ngủ, đồng thời tuân thủ theo đúng hướng dẫn chỉ dẫn của bác sĩ và dược sĩ để tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.

Cách giảm sưng đau búi trĩ – Sử dụng thuốc
Bên cạnh đó, các loại thuốc uống và kem bôi có chứa thành phần ibuprofen, acetaminophen hoặc naproxen cũng có thể giúp làm giảm viêm nhiễm, ngứa rát và đau nhức khó chịu ở hậu môn.
Cách phòng tránh sa búi trĩ sưng đau ở hậu môn
– Duy trì một chế độ ăn uống giàu chất xơ: Ăn nhiều rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt giúp tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày. Chất xơ sẽ giúp phân mềm và dễ đào thải hơn, qua đó giảm nguy cơ táo bón và áp lực trong hậu môn khi đi đại tiện.
– Uống đủ nước: Uống đủ nước hàng ngày giúp duy trì độ ẩm trong cơ thể, làm mềm phân và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn. Điều này giúp giảm nguy cơ táo bón và kích ứng đến búi trĩ.
– Tránh rặn mạnh khi đại tiện: Không rặn mạnh khi đại tiện hoặc nhịn khi có nhu cầu để hạn chế nguy cơ táo bón và kích thích búi trĩ sưng đau hơn.
– Hạn chế thời gian ngồi hoặc đứng quá lâu: Ngồi lâu trong thời gian dài có thể tạo áp lực lên khu vực hậu môn và trực tràng, gây ra sưng phồng thành mạch và làm gia tăng nguy cơ xuất hiện búi trĩ. Người bệnh nên tăng cường tham gia các hoạt động thể chất và thay đổi tư thế ngồi thường xuyên để giảm áp lực lên khu vực này.
Đối với những trường hợp bệnh trĩ kéo dài hoặc kèm theo những triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh nên đến thăm khám ngay tại các trung tâm y tế chuyên khoa như Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị để nhận được sự điều trị từ đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn, qua đó hạn chế biến chứng bệnh trĩ xảy ra.
Hy vọng rằng bài viết “Cách giảm sưng đau búi trĩ nhanh chóng, hiệu quả tại nhà” ở trên đã mang lại nhiều thông tin bổ ích giúp bạn đọc nắm được cách hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Nếu cần thêm tư vấn hoặc hỗ trợ thì xin vui lòng liên hệ ngay đến số: Hotline: 039 957 5631 hoặc nhắn tin trực tiếp vào khung chat sau >>Tư Vấn Trực Tuyến<<. Đội ngũ chuyên viên y tế trực ban tại phòng khám Hữu Nghị sẽ nhanh chóng giải đáp và sắp xếp lịch điều trị cho bạn ngay lập tức nếu cần thiết.