Kinh nguyệt ra ít là một trong những biểu hiện phổ biến mà nhiều phụ nữ gặp phải khi bị rối loạn kinh nguyệt. Nếu để tình trạng này kéo dài, nó có thể tác động nguy hại đến sức khỏe và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của phụ nữ về sau. Bài viết sau sẽ cung cấp những cách chữa kinh nguyệt ra ít tại nhà an toàn hiệu quả mà chị em có thể tham khảo thực hiện.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Kinh nguyệt ra ít là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt thường diễn ra trong khoảng 28 – 32 ngày, với thời gian hành kinh nguyệt kéo dài từ 3 đến 7 ngày có lượng máu mất đi nằm trong khoảng 60-80 ml. Trong đó, lượng kinh nguyệt xuất ra có khoảng 36% là máu, còn lại chủ yếu là lớp niêm mạc tử cung bong tróc và chất nhầy tiết ra cổ tử cung/âm đạo.

Khi có hiện tượng kinh nguyệt ra ít (hay còn gọi là thiểu kinh), điều này nghĩa là lượng máu kinh tiết ra rất ít và giảm dần so với các chu kỳ trước đó. Chị em có thể nhận biết bằng cách theo dõi số lượng băng vệ sinh sử dụng hàng tháng. Nếu chị em nhận thấy mình sử dụng băng vệ sinh ít hơn và máu kinh không đủ để tràn qua băng vệ sinh, đây có thể là dấu hiệu của tình trạng kinh nguyệt ra ít.

Kinh nguyệt ra ít là gì?

Kinh nguyệt ra ít là gì?

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh nguyệt ra ít

Mãn kinh

Hormone nội tiết estrogen đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết kinh nguyệt và các hoạt động trao đổi chất của cơ thể. Khi phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, quá trình sản xuất hormone nội tiết estrogen sẽ bị suy giảm mạnh, khiến cho kinh nguyệt dần trở nên ít đi cho đến khi ngưng hẳn (mãn kinh). 

Ngoài các biểu hiện liên quan đến kinh nguyệt, phụ nữ gần mãn kinh cũng có thể gặp phải các triệu chứng khác như sưng và căng tức nhẹ ở ngực, mất ngủ, đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm, khô rát âm đạo, bốc hỏa, đánh trống ngực,…

Thai ngoài tử cung

Khi phụ nữ mang thai, kinh nguyệt sẽ không xảy ra. Vì vậy, nếu có tình trạng kinh nguyệt xuất hiện, dù chỉ với một lượng máu rất ít thì chị em cũng cần phải cẩn trọng, đó có thể là dấu hiệu liên quan thai ngoài tử cung.

Mang thai ngoài tử cung là một tình trạng thai kỳ nguy hiểm, khi mà phôi trứng sau khi được thụ tinh không nằm trong tử cung mà phát triển bên ngoài. Nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể là do viêm nhiễm tại cổ tử cung, sử dụng vòng tránh thai hoặc có sẹo ở tử cung.

Nếu thai ngoài tử cung không được phát hiện và khắc phục kịp thời, nó có thể gây vỡ mạch và xuất huyết nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến tính mạng thai phụ. Vì vậy, nếu chị em có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ nào, hãy đến các cơ sở y tế chuyên về sản phụ khoa uy tín ngay lập tức để được kiểm tra thai kỳ và tình trạng sức khỏe.

Căng thẳng, lo lắng kéo dài

Tình trạng căng thẳng, lo lắng, phiền muộn, trầm cảm hoặc mệt mỏi thường xuyên có thể gây ra sự mất cân bằng hàm lượng hormone nội tiết trong cơ thể phụ nữ, dẫn đến tình trạng kinh nguyệt bị giảm dần, thậm chí trễ hoặc mất kinh. Ngoài ra, làm việc quá sức, tập thể dục quá mức hoặc luyện tập thể thao với cường độ cao cũng có thể ảnh hưởng tới nội tiết tố và gây rối loạn trong chu kỳ kinh nguyệt.

Thay đổi cân nặng đột ngột

Việc trọng lượng cơ thể thay đổi đột ngột có thể tác động mạnh đến chu kỳ kinh nguyệt, làm cho chu kỳ trở nên dài hoặc ngắn hơn so với bình thường. Khi tăng cân, lượng chất béo tích tụ trong cơ thể có thể gây ra sự mất cân bằng trong hệ thống hormone nội tiết. Ngược lại, trong trường hợp ăn kiêng cực đoan bằng cách hạn chế lượng calo tiêu thụ cũng có thể gây ra căng thẳng và thiếu hụt dưỡng chất cần thiết cho quá trình sản xuất hormone trong cơ thể, dẫn đến tình trạng mất cân bằng nội tiết và rối loạn kinh nguyệt.

Nguyên nhân kinh nguyệt ra ít

Nguyên nhân kinh nguyệt ra ít

Sử dụng biện pháp tránh thai

Các phương pháp tránh thai chứa thành phần hormone nội tiết như thuốc tránh thai, thuốc tiêm tránh thai, miếng dán tránh thai hoặc vòng tránh thai nội tiết đều có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết, từ đó khiến kinh nguyệt ra ít hơn, thậm chí chậm hoặc mất kinh trong một thời gian.

Vì vậy, khi phụ nữ sử dụng một trong những phương pháp tránh thai trên xuất hiện các biểu hiện bất thường thì nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ sử dụng phương pháp tránh thai khác phù hợp hơn.

Bệnh cường giáp

Cường giáp là một tình trạng trong đó tuyến giáp hoạt động quá mức làm sản xuất dư thừa lượng hormone nội tiết trong cơ thể. Điều này gây ra nhiều hệ lụy không mong muốn đối với sức khỏe, ảnh hưởng đến tim mạch, huyết áp và cơ bắp. Trong số các triệu chứng của bệnh này, việc kinh nguyệt ra ít là một trong những biểu hiện phổ biến.

Vì vậy, khi phụ nữ có triệu chứng cường giáp với các biểu hiện như suy nhược, mệt mỏi, thường xuyên bất an hoặc lo lắng, đi tiểu nhiều lần,… thì nên đi thăm khám y tế càng sớm càng tốt để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn cụ thể, từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả.

Hội chứng buồng trứng đa nang

Đây là một bệnh lý phát sinh do sự rối loạn trong cân bằng hormone nội tiết trong cơ thể. Phụ nữ mắc hội chứng này thường trải qua tình trạng tăng đột ngột hormone nam giới Androgen, gây gián đoạn chu kỳ rụng trứng và khiến kinh nguyệt trở nên không đều, kinh nguyệt ra ít hoặc nhiều hơn, thậm chí là mất kinh.

Nếu chị em phụ nữ nhận thấy bản thân có các triệu chứng như nổi mụn trứng cá, da mặt tiết nhiều dầu nhờn, tăng cân bất thường và mọc lông quá mức trên cơ thể,… thì nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và kiểm tra tình trạng sức khỏe cụ thể.

Bất thường ở cổ tử cung

Đối với những trường hợp phụ nữ đã từng thực hiện nong gắp thai hoặc nạo tử cung có thể bị để lại sẹo tại cổ tử cung, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và làm cho máu kinh ra ít hơn so với bình thường.

Ngoài ra, tình trạng cổ tử cung thu hẹp hoặc đóng kín hoàn toàn cũng có thể làm cho máu kinh bị ứ đọng lại và khó thoát ra ngoài hơn. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do sự suy giảm nồng độ hormone estrogen trong giai đoạn tiền mãn kinh tác động đến khu vực tử cung.

Mất nhiều máu khi sinh nở

Phụ nữ mất quá nhiều máu trong quá trình sinh nở có thể gây nên tình trạng thiếu hụt lượng oxy cần thiết cho cơ thể, từ đó ảnh hưởng đến tuyến yên và hình thành hội chứng Sheehan. Tuy trường hợp này rất hiếm khi xảy ra, nhưng nếu xảy ra thì nó sẽ gây ức chế hoạt động sản xuất hormone, bao gồm cả những hormone nội tiết điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, điều này dẫn đến kinh nguyệt ít hơn hoặc bị chậm trễ kéo dài.

Một số cách chữa kinh nguyệt ra ít tại nhà

Cách chữa kinh nguyệt ra ít tại nhà

Cách chữa kinh nguyệt ra ít tại nhà

Giữ tâm lý thư giãn thoải mái, tránh căng thẳng và mệt mỏi kéo dài

Stress và căng thẳng có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe tổng thể và dẫn đến sự rối loạn trong chu kỳ kinh nguyệt. Để cải thiện tình trạng kinh nguyệt ra ít, chị em nên duy trì một tâm lý thoải mái, giảm bớt căng thẳng và mệt mỏi bằng việc dành thời gian nghỉ ngơi hơn cho bản thân sau những giờ làm việc căng thẳng, chia sẻ với bạn bè và người thân để có thêm hỗ trợ tinh thần, thực hiện các hoạt động yêu thích như đọc sách, nghe nhạc, tập yoga, ngồi thiền, đi bộ, chơi thể thao,…

Bên cạnh đó, giấc ngủ là rất quan trọng, chị em nên ngủ từ 7-8 giờ mỗi đêm để hồi phục lại thể lực, sức khỏe và cân bằng hormone nội tiết một cách tự nhiên. Việc này sẽ giúp cải thiện tình trạng kinh nguyệt ra ít an toàn và hiệu quả.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ hơn

Chế độ dinh dưỡng khoa học và đầy đủ không chỉ giúp tăng cường sức khỏe và sức đề kháng mà còn hỗ trợ hoạt động cân bằng hormone nội tiết trong cơ thể, điều này giúp cải thiện hiệu quả tình trạng kinh nguyệt ra ít hoặc bị rối loạn.

Ngoài việc cung cấp đầy đủ bốn nhóm dưỡng chất chính như carbohydrate, protein, fat, vitamins và minerals, chị em phụ nữ cần tăng cường bổ sung thêm các loại thực phẩm có lợi cho hệ thống nội tiết hormone như rau xanh đậm màu (chẳng hạn như súp lơ và cải bó xôi), ngũ cốc, trái cây, hạt (hạnh nhân, óc chó, hạt dẻ, hạt macca) và các loại cá giàu chất béo có lợi (cá hồi, cá trích, cá thu),…

Ngoài ra, chị em cần lưu ý hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn cay, và thức ăn nhanh,… cũng như thói quen uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá và các chất kích thích khác để duy trì sức khỏe tốt và cân bằng nội tiết trong cơ thể.

Cách chữa kinh nguyệt ra ít tại nhà bằng trà gừng

Cách chữa kinh nguyệt ra ít tại nhà bằng trà gừng

Sử dụng thực phẩm cải thiện kinh nguyệt

Chị em phụ nữ có thể uống trà gừng để khắc phục tình trạng kinh nguyệt ra ít, đồng thời giảm thiểu cơn đau bụng kinh hiệu quả. Để thực hiện cách chữa kinh nguyệt ra ít tại nhà này, chị em có thể pha trà gừng nóng để uống hoặc thêm gừng vào thực đơn hàng ngày để hỗ trợ cải thiện tình trạng kinh nguyệt thất thường.

Ngoài ra, bột quế cũng là một phương pháp được nhiều người sử dụng để khắc phục tình trạng kinh nguyệt ra ít. Quế có tính ấm, vị cay ngọt, có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm, giúp giảm đau hiệu quả, vì vậy nó thường được sử dụng trong các bài thuốc dân gian điều trị kinh nguyệt. Để thực hiện cách chữa kinh nguyệt ra ít tại nhà này, chị em có thể pha bột quế với nước ấm, trà hoặc sữa để uống hoặc sử dụng quế trong các món ăn để hỗ trợ điều trị tình trạng kinh nguyệt ít.

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Duy trì vệ sinh sạch sẽ vùng kín đúng cách chính là biện pháp phòng ngừa hiệu quả các vấn đề liên quan đến bệnh lý và viêm nhiễm phụ khoa. Đây cũng là một cách chữa kinh nguyệt ra ít tại nhà mang lại hiệu quả cao và an toàn.

Với những chia sẻ “Cách chữa kinh nguyệt ra ít tại nhà an toàn, hiệu quả” trong bài viết trên, hy vọng rằng các bác sĩ tại Phòng khám Đa Khoa Hữu Nghị Đà Nẵng của chúng tôi đã đem đến nhiều thông tin hữu ích cho quý vị độc giả quan tâm. Nếu tình trạng kinh nguyệt ra ít vẫn tiếp tục kéo dài hoặc xuất hiện thêm các dấu hiệu bất thường khác, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số đường dây nóng này Hotline: 039 957 5631 hoặc khung chat sau: >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất và hoàn toàn miễn phí!