Trĩ là bệnh lý phổ biến có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, gây nhiều triệu chứng khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Trong y học dân gian cổ truyền có rất nhiều bài thuốc chữa trị bệnh trĩ mang lại hiệu quả cao, đặc biệt là các loại nguyên liệu tự nhiên như lá trầu không, rau diếp cá, nha đam, tía tô,… Sau đây, bài viết sẽ giải đáp cụ thể thông tin về vấn đề này thông qua chuyên mục “3 Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng lá trầu không hiệu quả”.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Công dụng đặc biệt của lá trầu không khi điều trị bệnh trĩ

Bệnh trĩ có thể xuất hiện ở mọi đối tượng từ nam giới đến nữ giới, từ thanh niên cho đến người lớn tuổi. Bệnh là biểu hiện của tình trạng các mạch máu ở khu vực hậu môn bị đè nén quá mức dẫn tới biến dạng bất thường, sưng phồng, phình to, tắc nghẽn,… và dần dần trở thành búi trĩ.

Nếu người bệnh để tình trạng trĩ kéo dài mà không tiến hành điều trị, các búi trĩ sẽ tiến triển thành những búi trĩ to hơn gây sưng đau, chảy máu,… khi đại tiện, thậm chí có thể sa tụt hẳn ra bên ngoài hậu môn (chứng sa búi trĩ) gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như đời sống sinh hoạt của người bệnh.

Công dụng của lá trầu không trong điều trị bệnh trĩ

Công dụng của lá trầu không trong điều trị bệnh trĩ

Những nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ là do thói quen ít vận động cơ thể, bị táo bón kéo dài, ăn uống thiếu chất xơ, ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn hoặc nhiều dầu mỡ, không uống đủ nước, lão hóa, phụ nữ đang mang thai hoặc mãn kinh, phải ngồi hoặc đứng làm việc liên tục, tâm trạng thường xuyên căng thẳng, lo lắng hoặc stress,…

Triệu chứng bệnh trĩ trở nặng khiến người bệnh chịu nhiều cơn đau nhức, ngứa rát, sưng đỏ, nóng ran, khó chịu liên tục, thậm chí còn có thể bị chảy máu hậu môn nhỏ giọt khi đại tiện hoặc vận động mạnh, điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, tổn thương niêm mạc hậu môn và dẫn đến thiếu máu, mệt mỏi và suy nhược cơ thể.

Cây trầu không (còn được gọi là lá trầu không) là một loài cây có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới ẩm ướt ở châu Á, được trồng phổ biến ở các nước như Ấn Độ, Sri Lanka, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Indonesia. Cây trầu không có lá màu xanh đậm với có mùi thơm rất đặc trưng. Lá của nó thường được các bà các cô sử dụng kèm với vôi (gọi là nhai trầu) như một phong tục tập quán dân gian, tuy nhiên nó có thể tạo ra hiệu ứng kích thích, cay cay và gây nghiện nếu sử dụng thường xuyên.

Trong y học hiện đại, các nghiên cứu đã xác định lá trầu không có chứa nhiều thành phần hữu ích trong việc điều trị bệnh trĩ gồm các hợp chất phenolic như chalcones, flavonoids và phenolic acids. Các hợp chất này có hoạt tính chống oxy hóa và có thể có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm nhiễm. Lá trầu không cũng chứa một số vitamin cần thiết cho cơ thể như vitamin C và các khoáng chất như canxi, sắt và kali, qua đó hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.

Lá trầu không trong y học

Lá trầu không trong y học

Ngoài ra, lá trầu không còn có một số thành phần đặc trưng khác như arecoline, guvacoline và guvacine – đây là chất có tác dụng kích thích hệ thần kinh, có thể sử dụng để giảm đau tuy nhiên chúng cũng có thể gây nghiện. Các hợp chất chất khác như catechins, procyanidins, estragole, eugenol và các hợp chất khác tạo ra màu sắc, vị đắng và hương thơm đặc trưng của lá.

Trong y học dân gian, lá trầu không mang tính ấm, vị cay nồng có công dụng trong việc điều trị các vấn đề về đường tiêu hóa, cải thiện chức năng tiêu hóa hấp thụ dinh dưỡng, giảm thiểu tình trạng khó tiêu, nôn mửa và táo bón. Lá trầu không cũng dùng để điều trị các chứng viêm nhiễm đường tiết niệu và nhiễm trùng ngoài da, đặc biệt là các tổn thương sưng đau, viêm nhiễm do búi trĩ gây ra.

Lá trầu không có tính kháng khuẩn, kháng viêm, giúp ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng ở niêm mạc hậu môn, đồng thời ổn định hệ tiêu hóa, nhuận tràng và hạn chế táo bón, điều này có thể hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả. Việc sử dụng lá trầu không còn làm dịu đi những tổn thương sưng viêm, ngứa rát, nhất là khả năng kiểm soát tình trạng chảy máu và phục hồi nhanh chóng các tổn thương do búi trĩ gây ra.

Có thể bạn quan tâm: Lá bàng chữa bệnh trĩ

3 Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng lá trầu không hiệu quả

Ngâm rửa với nước trầu không

Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng lá trầu không - Ngâm rửa với lá

Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng lá trầu không – Ngâm rửa với lá

Cách sử dụng này dễ dàng thực hiện tại nhà, có thể giúp triệu chứng sưng đau, ngứa và khó chịu ở búi trĩ giảm đi sau khi thực hiện nhiều lần. Việc ngâm rửa còn giúp hoạt động lưu thông máu ở khu vực hậu môn diễn ra thuận lợi hơn, từ đó giúp búi trĩ dần co lại và tiêu biến.

  • Chuẩn bị: Lấy một số lá trầu không tươi, ngâm nước muối trong vòng 15-20 phút rồi rửa sạch lại với nước để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất trên lá.
  • Nấu nước: Cho lá trầu không đã rửa sạch vào nồi nước (khoảng 2-3l nước), đun cho đến khi sôi rồi tắt bếp chờ nguội bớt để ngâm rửa hậu môn.
  • Ngâm rửa: Khi cảm nhận nước đã bớt nóng có thể sử dụng thì ngâm rửa khu vực hậu môn bị viêm nhiễm cho tới khi nước nguội hẳn. Sau đó, rửa hậu môn bằng nước sạch sẽ và lau khô nhẹ nhàng bằng khăn mềm.

Xông hơi với nước trầu không

Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng lá trầu không - Xông hơi với lá trầu và muối

Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng lá trầu không – Xông hơi với lá trầu và muối

Người bệnh có thể thực hiện xông hơi khu vực hậu môn, việc chuẩn bị cũng giống như khi thực hiện ngâm rửa và cũng mang lại hiệu quả tích cực khi được thực hiện thường xuyên.

  • Chuẩn bị: Rửa lá trầu không sạch sẽ bằng nước muối để loại bỏ bụi bẩn, sau đó đun sôi nước và lá trầu không đến khi sôi cho thêm ít muối hột và đun thêm 5-10 phút thì tắt bếp.
  • Xông hơi: Đổ nước sôi ra một chậu lớn và thực hiện xông hơi khu vực đau nhức, sưng tấy ở hậu môn. Chú ý cẩn thận không nên để quá nóng có thể đau rát da nghiêm trọng hơn. Xông hơi cho đến khi nước nguội và không còn hơi nóng bốc ra, tiếp tục ngâm lấy nước xông để ngâm rửa vệ sinh nhẹ khu vực hậu môn.

Sử dụng lá trầu không đắp lên hậu môn

Ngoài cách sử dụng lá trầu không bằng việc xông hơi và ngâm rửa để cải thiện chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa, thúc đẩy quá trình nhuận tràng trơn tru thì người bệnh cũng có thể sử dụng nó để đắp lên vết tổn thương sưng đau, ngứa rát do trĩ gây nên để làm dịu các triệu chứng.

Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng lá trầu không - Đắp lá lên hậu môn

Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng lá trầu không – Đắp lá lên hậu môn

  • Chuẩn bị: Rửa sạch lá trầu không bằng nước muối và để ráo nước. Sau khi ráo thì đem đi giã nhuyễn kèm theo 10gr hạt gấc và quả bồ kết bằng cối. Sau đó đem hỗn hợp thu được đun sôi khoảng 2-3l nước, đến khi sôi bỏ thêm 1 quả cau đã cắt nhỏ đun thêm khoảng 10 phút rồi tắt bếp.
  • Sử dụng: Đổ nước sôi ra chậu lớn và xông hơi khu vực hậu môn đến khi nước nguội, sau đó lấy phần bã thu được đắp lên khu vực hậu môn trong 30 phút và vệ sinh sạch sẽ lại. Kiên trì thực hiện việc này từ 1-2 lần/ngày sẽ giúp búi trĩ thu nhỏ và giảm triệu chứng đau rất nhanh chóng.

Lá trầu không mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe như kháng viêm và kháng khuẩn, giúp làm dịu tình trạng đau nhức, sưng đỏ và giúp các tổn thương do búi trĩ mau chóng lành lại. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý rằng việc sử dụng lá trầu không chỉ có thể hỗ trợ quá trình điều trị chứ không thể chữa trị hoàn toàn nếu búi trĩ đã ở mức trung bình hoặc chui ra hẳn bên ngoài hậu môn.

Do vậy, nếu bệnh trĩ kèm theo những triệu chứng nghiêm trọng như xuất huyết, tiết dịch hôi, nhiễm trùng nặng hoặc không hề thuyên giảm sau quá tr điều trị tại nhà thì người bệnh nên đến ngay các cơ sở chuyên khoa bệnh lý hậu môn – trực tràng uy tín chất lượng như Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị. Đội ngũ bác sĩ tại đa khoa có kinh nghiệm chuyên môn phù hợp sẽ thực hiện điều trị y tế hiệu quả, qua đó hạn chế các tình huống trở nặng hơn do trĩ xảy ra.

Mong là bài viết “3 Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng lá trầu không hiệu quả” trên đã mang đến nhiều thông tin bổ ích liên quan đến việc điều trị bệnh trĩ qua các phương pháp dân gian. Nếu bạn đọc có vấn đề khác hoặc cần sự hỗ trợ thêm thì xin hãy liên hệ đến số điện thoại tư vấn sau: Hotline: 039 957 5631 hoặc hãy nhắn vào khung tư vấn online: >>Tư Vấn Trực Tuyến<<; đội ngũ nhân viên y tế tại đa khoa sẽ giải đáp và hỗ trợ lên lịch điều trị nếu cần thiết.

Có thể bạn quan tâm: Bài tập yoga chữa bệnh trĩ