Giang mai là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục phổ biến có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, kể cả trẻ sơ sinh do lây nhiễm từ người mẹ. Nếu tình trạng bệnh không sớm được nhận biết và điều trị, biến chứng bệnh giang mai có thể xảy ra. Những biến chứng nguy hiểm này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và còn đe dọa tính mạng của người nhiễm bệnh.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Thông tin bệnh giang mai cần nắm rõ

Nguyên nhân chính gây ra bệnh giang mai là một loại xoắn khuẩn có tên Treponema pallidum gây ra – đây là loại khuẩn có kích thước rất nhỏ, chỉ khoảng 6-15 µm đường kính và 5-14 vòng xoắn. Tuy loại xoắn khuẩn giang mai này rất nhạy cảm với môi trường, không thể tồn tại lâu bên ngoài và dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ, ánh sáng mặt trời, dung dịch khử trùng,… nhưng chúng lại có khả năng tồn tại phát triển mạnh mẽ bên trong cơ thể người, dẫn đến bệnh giang mai nguy hiểm.

Bệnh giang mai lây truyền qua đường tình dục

Bệnh giang mai lây truyền qua đường tình dục

Bệnh giang mai có thể lây nhiễm qua nhiều hình thức khác nhau như hoạt động tình dục không an toàn (hoạt động quan hệ với nhiều người, quan hệ không sử dụng biện pháp bảo vệ) bằng đường sinh dục, miệng hoặc hậu môn; tiếp xúc với chất dịch tiết từ người bệnh qua vết thương hoặc niêm mạc da; dùng chung vật cá nhân (như khăn mặt, bàn chải răng, dao cạo râu,…) hoặc lây truyền từ mẹ sang con trong giai đoạn thai kỳ và sinh nở.

Xem thêm: Hình ảnh giang mai ở nam và nữ qua từng giai đoạn tiến triển

Triệu chứng bệnh giang mai xảy ra vào từng giai đoạn

Giai đoạn 1

Sau khoảng 3-4 tuần sau khi tiếp xúc với xoắn khuẩn gây bệnh, người bệnh sẽ xuất hiện một hoặc nhiều vết loét đỏ mịn, đáy nông, không gây đau, không chảy dịch, nổi lên trên vùng sinh dục, hậu môn hoặc miệng. Nếu không điều trị, vết loét cũng có thể tự lành, vì vậy mà nhiều người bệnh không nhận thấy triệu chứng này nếu không quan sát kỹ.

Triệu chứng giang mai giai đoạn 1

Triệu chứng giang mai giai đoạn 1

Giai đoạn 2

Khoảng 2-10 tuần sau khi xuất hiện vết loét ban đầu, nhiều trường hợp người bệnh sẽ xuất hiện phát ban hoặc nổi mẩn đỏ toàn thân, bao gồm cả lòng bàn tay và lòng bàn chân. Ban đầu, các vết phát ban có thể nhỏ và khó thấy, nhưng chúng có thể trở nên lớn hơn và có màu đỏ sáng.

Triệu chứng giang mai giai đoạn 2

Triệu chứng giang mai giai đoạn 2

Giai đoạn 3

Đây là giai đoạn tiềm ẩn giang mai có thể kéo dài từ 2-20 năm sau khi những vết loét và phát ban đã biến mất. Xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào sâu hơn cơ quan nội tạng của người bệnh nên không còn triệu chứng nào trên da. Tuy vậy, người bệnh vẫn có thể lây nhiễm xoắn khuẩn cho người khác qua quan hệ hoặc tiếp xúc.

Triệu chứng giang mai giai đoạn 3

Triệu chứng giang mai giai đoạn 3

Giai đoạn 4

Những tổn thương ở cơ quan nội tạng bắt đầu phát ra, gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe như viêm màng não, mù lòa, điếc, bại liệt, mất trí nhớ,… Những triệu chứng giang mai trong giai đoạn này không thể chữa khỏi hoàn toàn, vì vậy người bệnh phải sống chung với di chứng bệnh giang mai suốt đời.

Triệu chứng giang mai giai đoạn 4

Triệu chứng giang mai giai đoạn 4

Xem thêm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh giang mai ở miệng

Biến chứng bệnh giang mai nguy hiểm như thế nào?

Nếu không được điều trị kịp thời, biến chứng bệnh giang mai sẽ rất nghiêm trọng và nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, bao gồm:

Tổn thương thần kinh

Bệnh giang mai có thể gây ra các tổn thương thần kinh, bao gồm tổn thương dây thần kinh, viêm màng não và sọ não. Biến chứng bệnh giang mai thần kinh gây ra triệu chứng bao gồm đau đầu, mất cảm giác, suy giảm trí nhớ và các vấn đề về thị lực hoặc thính lực.

Biến chứng bệnh giang mai tổn thương thần kinh

Biến chứng bệnh giang mai tổn thương thần kinh

Tổn thương đến tim

Bệnh giang mai có thể dẫn đến các vấn đề về tim mạch, bao gồm viêm màng ngoài tim, nghẽn động mạch và suy tim nghiêm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời, các biến chứng bệnh giang mai ở tim này có thể dẫn đến mất tính mạng.

Biến chứng bệnh giang mai tổn thương đến tim

Biến chứng bệnh giang mai tổn thương đến tim

Tổn thương đến xương khớp

Xoắn khuẩn giang mai có thể xâm nhập và tàn phá xương khớp, dẫn đến biến chứng bệnh giang mai xương khớp, làm người bệnh bị viêm khớp, đau nhức xương, hạn chế khả năng vận động,…

Biến chứng bệnh giang mai tổn thương đến xương khớp

Biến chứng bệnh giang mai tổn thương đến xương khớp

Xem thêm: Đặc điểm vi khuẩn giang mai ?

Tổn thương đến da

Xoắn khuẩn gây bệnh sẽ lặp lại những vết loét giang mai trên da người bệnh nhưng ở mức độ nghiêm trọng hơn rất nhiều. Biến chứng bệnh giang mai ở da tạo thành những vết loét sâu, lớn, có thể chảy máu và rất khó lành, khi lành cũng để lại sẹo gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng trên vùng da tổn thương.

Biến chứng bệnh giang mai tổn thương đến da

Biến chứng bệnh giang mai tổn thương đến da

Tổn thương đến các cơ quan khác

Biến chứng bệnh giang mai có thể dẫn đến các tổn thương đến gan và thận. Viêm gan và thận có thể gây ra suy giảm chức năng của các cơ quan này, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Biến chứng bệnh giang mai tổn thương đến gan thận

Biến chứng bệnh giang mai tổn thương đến gan thận

Tổn thương đến thai nhi

Nếu phụ nữ đang mang thai bị lây nhiễm bệnh giang mai và không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra tình trạng sinh non, sảy thai hoặc tử vong khi sinh. Trẻ còn đối mặt với nguy cơ lây nhiễm giang mai, dẫn đến biến chứng bệnh giang mai bẩm sinh ở trẻ sơ sinh như viêm màng não, mù lòa, suy dinh dưỡng và bị dị tật bẩm sinh.

Biến chứng bệnh giang mai tổn thương đến thai nhi

Biến chứng bệnh giang mai tổn thương đến thai nhi

Nguy cơ mắc bệnh tình dục khác

Người bị nhiễm giang mai có nguy cơ mắc các bệnh tình dục khác như HIV, lậu,… cao hơn người bình thường.

Nguy cơ mắc bệnh tình dục khác

Nguy cơ mắc bệnh tình dục khác

Vì vậy, nếu có các triệu chứng giang mai xuất hiện hoặc quan hệ tình dục không an toàn với đối tượng lây nhiễm giang mai cao thì hãy đến gặp bác sĩ chuyên gia để được khám, xét nghiệm và điều trị kịp thời để tránh các biến chứng bệnh giang mai và nguy cơ lây nhiễm cho người khác.

Xem thêm: 3 biểu hiện bệnh giang mai ở nam giới cần lưu ý

Cách phòng bệnh giang mai có thể thực hiện

Sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục như bao cao su có thể giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh giang mai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

Hạn chế số lượng đối tượng quan hệ tình dục có thể giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh giang mai, tốt nhất nên giữ quan hệ 1 vợ 1 chồng

Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần, đặc biệt quan trọng đối với những người có nhiều đối tượng quan hệ tình dục hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh giang mai. Bên cạnh đó, thai phụ cũng nên thường xuyên thăm khám và xét nghiệm giang mai để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh cho con.

Tránh tiếp xúc với người bệnh hoặc những người có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh giang mai, do dịch tiết ra từ vết thương, máu hoặc niêm mạc từ người bệnh chứa rất nhiều mầm xoắn khuẩn bên trong.

Tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh có thể giúp đẩy lùi các tác nhân gây bệnh, bao gồm cả vi khuẩn gây bệnh giang mai. Mọi người có thể tăng cường hệ miễn dịch của bản thân bằng cách ăn uống đủ chất dinh dưỡng, vận động thường xuyên, ngủ đủ giấc và giảm căng thẳng hoặc stress kéo dài.

Hạn chế chia sẻ đồ dùng cá nhân như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, ống hút, đồ chơi tình dục,… vì các đồ dùng này có thể dễ dàng chứa vi khuẩn gây bệnh giang mai trên bề mặt.

Bổ sung kiến thức cần thiết về bệnh giang mai, đặc biệt là giới trẻ nên bổ sung kiến thức về bệnh cũng như các lây truyền bệnh và cách quan hệ tình dục an toàn để bảo vệ sức khỏe bản thân và bạn tình.

Nếu nhận thấy bản thân có những triệu chứng nghi ngờ do giang mai gây ra thì người bệnh hãy đến ngay phòng khám chuyên khoa tại Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị để được các bác sĩ giàu kinh nghiệm thực hiện xét nghiệm chẩn đoán bệnh chính xác, từ đó có được biện pháp chữa trị giang mai phù hợp, an toàn và hiệu quả nếu đã nhiễm bệnh.

Hy vọng bài viết “Biến chứng bệnh giang mai nguy hiểm như thế nào?” đã mang lại đầy đủ thông tin cần thiết cho bạn đọc quan tâm, nếu còn có câu hỏi nào khác thì mọi người chỉ cần liên hệ ngay đến số tư vấn Hotline: 039 957 5631, (Zalo: 039 666 2154) hoặc bấm ngay vào bảng tư vấn >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để các nhân viên phòng khám giải đáp rõ ràng hơn và trợ giúp lên lịch thăm khám bệnh sớm nhất.

Có thẻ bạn quan tâm: Khám bệnh giang mai ở đâu tại Đà Nẵng