Mục Lục
Bệnh trĩ là bệnh xảy ra ở khu vực hậu môn trực tràng phổ biến ở nước ta, tuy vậy rất nhiều người vẫn chưa nắm rõ thông tin cụ thể về căn bệnh này. Vì vậy, bài viết sau sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin về bệnh trĩ hơn trong chuyên mục giải đáp “Bệnh trĩ uống thuốc có hết hoàn toàn không?”.

Giải đáp: Bệnh trĩ uống thuốc có hết hoàn toàn không?
Bệnh trĩ là nỗi ám ảnh của nhiều người bởi nó gây ra nhiều đau đớn, khó chịu và tác động không nhỏ đến các hoạt động sinh hoạt thông thường khác. Không những thế, bệnh trĩ còn rất dễ tái phát và dẫn tình trạng sa búi trĩ, điều này gây ra tình trạng nhiễm trùng, viêm nhiễm, sưng đỏ, lở loét, xuất huyết, hoại tử,… ở niêm mạc hậu môn.

Bệnh trĩ uống thuốc có hết không?
Chính vì vậy, đa số người bệnh đều đặt câu hỏi liên quan đến việc uống thuốc có thể điều trị bệnh trĩ hoàn toàn được hay không, các chuyên gia cho biết điều này sẽ phụ thuộc nhiều vào tình trạng phát triển của búi trĩ, thể trạng người bệnh và phản ứng điều trị của người bệnh với thuốc sử dụng.
Tình trạng búi trĩ
– Mức độ 1: Đây là giai đoạn bệnh trĩ khởi phát. Lúc này các tĩnh mạch trĩ bị phình lên tạo thành búi trĩ nhỏ và chưa gây ra nhiều triệu chứng ảnh hưởng. Tuy vậy, người bệnh cũng sẽ bị đau ngứa hoặc khó chịu hậu môn sau khi đại tiện. Các búi trĩ vẫn nằm bên trong hậu môn và chưa lòi ra khu vực bên ngoài.
– Mức độ 2: Ở giai đoạn này, bệnh trĩ bắt đầu gây ra các triệu chứng nặng hơn như đau nhức, ngứa ngáy, khó chịu và bị xuất huyết khi đại tiện. Các búi trĩ có thể lòi ra ngoài hậu môn, nhưng sẽ tự động co lại và trở về bên trong trực tràng hậu môn sau khi đại tiện.
– Mức độ 3: Trĩ ở giai đoạn này gây ra triệu chứng đau rát và khó chịu rõ rệt. Các búi trĩ lòi ra và không thể tự co lại vào trực tràng hậu môn. Lúc này người bệnh cần phải dùng tay để đẩy búi trĩ vào bên trong vị trí cũ.
– Mức độ 4: Đây là mức độ nghiêm trọng nhất của bệnh trĩ. Các triệu chứng tại giai đoạn này thường nghiêm trọng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống của người bệnh. Các triệu chứng đau, ngứa, xuất huyết và nóng rát sẽ xuất hiện ngay cả khi không đi đại tiện. Các búi trĩ không thể đẩy vào bên trong vị trĩ ban đầu, điều này gây ra nhiều vấn đề như khó tiểu, viêm – nhiễm trùng, lở loét, mệt mỏi và thiếu máu nghiêm trọng.
Sức khỏe người bệnh
Điều trị bệnh trĩ nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào sức khỏe người bệnh, chẳng hạn như trường hợp phụ nữ sau mang thai và người lớn tuổi bị suy giảm chức năng tiêu hóa và giảm độ bền của thành mạch thì thời gian điều trị có thể lâu và kéo dài hơn.
Ngoài ra, nếu tình trạng bệnh trĩ gây viêm loét, nhiễm trùng hoặc các vấn đề khác nghiêm trọng thì thời gian điều trị cần kéo dài hơn so với khi bệnh trĩ còn nhẹ (ở giai đoạn đầu).

Bệnh trĩ uống thuốc có hết hoàn toàn không phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Phản ứng với thuốc điều trị
Khi uống thuốc điều trị bệnh trĩ, hoạt chất của thuốc sẽ được hấp thụ vào cơ thể qua hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, mỗi người có thể có mức độ hấp thụ và tác động của thuốc khác nhau do sự khác biệt về cơ địa, thể trạng và các chức năng của cơ thể. Điều này ảnh hưởng đến thời gian sử dụng thuốc và độ hiệu quả của thuốc trên từng người. Bên cạnh đó, thuốc trị bệnh trĩ có thể gây ra phản ứng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt. Tuy nhiên, không phải ai cũng sẽ gặp phản ứng phụ này và chúng chỉ mang tính tạm thời.
Một số thuốc trị bệnh trĩ có thể tương tác với các loại thuốc khác mà người bệnh đang dùng. Điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của cả hai loại thuốc hoặc tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, nếu đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khác thì người bệnh cần thông báo và trao đổi kỹ với bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi điều trị.
Có thể bạn quan tâm: Thắt búi trĩ bằng vòng cao su
Một số loại thuốc phổ biến dùng điều trị bệnh trĩ
Thuốc chống viêm

Thuốc chống viêm dùng điều trị bệnh trĩ
Một số loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) phổ biến bao gồm ibuprofen, naproxen, diclofenac, ketoprofen và indomethacin ở dạng thuốc uống hoặc thuốc bôi có thể giúp giảm sưng tấy, giảm đau nhức, ngứa ngáy khó chịu và viêm nhiễm ở hậu môn. Ngoài ra, loại thuốc này cũng hỗ trợ hồi phục nhanh những tổn thương lở loét, sưng đau do búi trĩ gây ra. Tuy nhiên thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như đau – loét dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn, hoa mắt và chóng mặt.
Thuốc chống viêm khác như corticosteroid có tác dụng giảm viêm nhiễm trùng mạnh, vì vậy mà nó được sử dụng trong các trường hợp viêm nhiễm nặng hoặc khi các biện pháp điều trị khác không đạt hiệu quả. Chúng thường được sử dụng dưới dạng thuốc bôi hoặc thuốc tiêm trực tiếp vào vùng bị tổn thương. Tuy nhiên, do loại thuốc corticosteroid này có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng nên chúng thường chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn và theo sự hướng dẫn chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Thuốc làm co giãn mạch máu
Các loại thuốc flavonoid như diosmin, hesperidin và troxerutin có tác dụng tăng cường hoạt động lưu thông máu, hỗ trợ nâng cao độ dẻo dai và bền chắc của thành mạch. Thuốc giảm thiểu tình trạng bệnh trĩ bằng cách tăng cường sự co bóp của các mạch máu ở khu vực hậu môn trực tràng, đồng thời giảm áp lực trong các mạch máu này, từ đó giảm sưng tấy và cải thiện tuần hoàn máu trong vùng bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, nó cũng có tác dụng giảm viêm, chống oxy hóa và giảm thiểu các triệu chứng liên quan do bệnh trĩ gây ra. Tuy nhiên, người bệnh cần có sự chỉ định từ bác sĩ khi sử dụng vì thuốc cũng gây ra một số tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn, đau dạ dày và khiến cơ thể mệt mỏi.
Thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau dùng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ
Các loại thuốc giảm đau như paracetamol và codeine có thể được sử dụng để giảm triệu chứng đau nhức và khó chịu trong các trường hợp bệnh trĩ mãn tính. Paracetamol là một loại thuốc giảm đau không chứa thành phần chống viêm, trong khi đó codeine thuộc nhóm thuốc giảm đau opioids với tác dụng giảm đau mạnh hơn.
Tuy nhiên, sử dụng thuốc giảm đau chỉ là biện pháp làm giảm triệu chứng tạm thời và không có tác dụng trong việc điều trị bệnh trĩ. Ngoài ra, loại thuốc giảm đau opioids còn có thể gây ra tình trạng táo bón.
Thuốc nhuận tràng
Thuốc nhuận tràng có thể được sử dụng trong điều trị bệnh trĩ, đặc biệt là trong trường hợp bệnh trĩ do chứng táo bón mãn tính gây ra. Thuốc nhuận tràng giúp làm mềm phân và hỗ trợ hoạt động nhuận tràng ở ruột, từ đó giảm áp lực và căng tức lên các mạch máu xung quanh hậu môn trực tràng.
Để được điều trị bệnh trĩ đúng cách và hiệu quả hơn thì người bệnh nên đến ngay cơ sở y khoa hiện đại như: Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị tiến hành thăm khám và điều trị bởi đội ngũ y bác sĩ kinh nghiệm chuyên khoa trong lĩnh vực bệnh lý hậu môn trực tràng. Nhờ đó, người bệnh sẽ được tư vấn cụ thể về liệu trình điều trị phù hợp với bản thân và hạn chế các biến chứng nguy hiểm do trĩ gây ra.
Hy vọng bài viết “Bệnh trĩ uống thuốc có hết hoàn toàn không?” ở trên đã mang đến nhiều thông tin quan trọng và hữu ích về bệnh trĩ cho bạn đọc. Nếu còn có băn khoăn nào khác hoặc cần sự hỗ trợ thì hãy liên hệ ngay tới số điện thoại của Phòng khám: Hotline: 039 957 5631 hoặc nhắn tin vào khung tư vấn bên: >>Tư Vấn Trực Tuyến<<, các nhân viên y tế sẽ trực tiếp giải đáp, đồng thời lên lịch thăm khám ngay cho bạn nếu cần thiết.
Có thể bạn quan tâm: Lá ngải có chữa được bệnh trĩ không