Mục Lục
Bệnh trĩ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Vì vậy, việc điều trị bệnh và cách ăn uống phù hợp để hạn chế triệu chứng trĩ xảy ra là điều mà nhiều bệnh nhân quan tâm. Biết được mong muốn đó, bài viết sau sẽ giải đáp cụ thể chuyên mục “Bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng ăn gì để mau khỏi?” tới bạn đọc theo dõi.

Tìm hiểu về bệnh trĩ
Bệnh trĩ là một tình trạng bệnh lý xảy ra phổ biến liên quan đến hệ thống tĩnh mạch xung quanh khu vực hậu môn. Các mao mạch dưới sự tác dụng của áp lực chèn ép liên tục và kéo dài đã dẫn đến tình trạng sưng phồng, tắc nghẽn và hình thành búi trĩ. Điều này gây ra viêm nhiễm, ngứa ngáy và đau rát ở hậu môn, thậm chí bị chảy máu sau khi đại tiện.

Tìm hiểu về bệnh trĩ
Một số yếu tố khiến các tĩnh mạch xung quanh hậu môn bị giãn nở và phồng lên, tạo thành những búi trĩ như:
– Gia tăng áp lực: Áp lực tăng trong các tĩnh mạch xung quanh khu vực hậu môn có thể hình thành do tình trạng táo bón kéo dài, mang thai hoặc ngồi và đứng quá lâu,…
– Lão hóa: Tuổi tác cũng là một yếu tố mang nguy cơ cao vì tĩnh mạch trở nên suy yếu dần khi lớn tuổi, một số chức năng ở hệ tiêu hóa và ống hậu môn không còn đảm bảo chức năng hoạt động hiệu quả khiến phân cứng và khó thoát ra ngoài.
– Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu chất xơ và không cung cấp đủ nước cho cơ thể có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
– Ít vận động: Thường xuyên ngồi, nằm hoặc đứng liên tục có thể khiến bệnh trĩ hình thành do áp lực gia tăng ở bụng và khu vực hậu môn, nhu động ruột suy giảm, phân cứng và bị đóng rắn,…
– Yếu tố khác: Một số người có nguy cơ cao bị trĩ do yếu tố di truyền từ gia đình, bệnh lý, áp lực công việc, căng thẳng stress kéo dài,…
Có hai loại chính của bệnh trĩ: trĩ nội và trĩ ngoại.
- Trĩ nội: Búi trĩ nằm bên trong hậu môn và không thể nhìn thấy bên ngoài. Người bị trĩ nội thường có triệu chứng chảy máu sau khi đi đại tiện, ngứa, đau rát và cảm giác có vật lạ trong hậu môn.
- Trĩ ngoại: Búi trĩ có xu hướng phát triển ra bên ngoài hậu môn. Người bị trĩ ngoại thường có cảm giác đau, sưng phồng và khó chịu. Búi trĩ ngoại có thể gây chảy máu nghiêm trọng, dễ bị chấn thương và gây viêm nhiễm.
Để giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ hoặc giảm triệu chứng của bệnh, người bệnh có thể thực hiện các biện pháp tự chăm sóc như duy trì chế độ ăn uống phù hợp giàu chất xơ, uống đủ nước, tập thể dục đều đặn, tránh rặn mạnh khi đại tiện và không ngồi, nằm hoặc đứng quá lâu.
Bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng ăn gì để mau khỏi?

Bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng ăn gì để mau khỏi?
Thực phẩm nên ăn
Rau xanh: Rau xanh chứa nhiều chất xơ và nước, giúp tăng cường chuyển hóa và hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn, từ đó giúp triệu chứng bệnh trĩ nhanh chóng giảm dần và biến mất. Một số loại rau xanh tốt cho người bị trĩ bao gồm cải bó xôi, rau muống, bông cải xanh, rau chân vịt, rau đền và nhiều loại rau xanh khác. Người bệnh trĩ nên bổ sung các loại rau xanh giàu chất xơ này trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Hoa quả tươi: Hoa quả chứa chất xơ, khoáng chất và vitamin tự nhiên, chúng còn chứa rất nhiều nước giúp làm mềm phân và đào thải dễ dàng qua ruột. Trong đó, các loại trái cây như chuối, táo, lê, dứa, nho, cam, quýt và các loại trái cây khác là những lựa chọn tốt cho người bị trĩ.
Chất xơ tự nhiên: Bổ sung các nguồn chất xơ tự nhiên như hạt lanh, hạt chia, hạt điều, hạt hướng dương và lúa mạch nguyên cám vào chế độ ăn hàng ngày. Chất xơ giúp tăng cường quá trình tiêu hóa và giảm thiểu tình trạng táo bón xảy ra, điều này có thể giúp giảm áp lực lên búi trĩ.
Ngũ cốc nguyên hạt: Lựa chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, lúa mì, gạo lứt và các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt khác chứa nhiều chất xơ và các thành phần dinh dưỡng quan trọng giúp duy trì sức khỏe của hệ tiêu hóa, đồng thời cải thiện được triệu chứng bệnh trĩ.

Bệnh trĩ nên ăn ngũ cốc nguyên hạt
Nước trái cây: Uống đủ nước hàng ngày là điều rất quan trọng để hỗ trợ chuyển hóa và duy trì độ ẩm trong phân, hạn chế tình trạng táo bón và triệu chứng bệnh trĩ. Người bệnh có thể uống nước dừa, các loại nước ép trái cây tự nhiên để cung cấp thêm chất xơ và dinh dưỡng quan trọng.
Đậu và các sản phẩm từ đậu: Đậu chứa nhiều chất xơ và protein quan trọng, giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, cải thiện triệu chứng trĩ và hỗ trợ sức khỏe đường ruột. Bệnh nhân có thể bổ sung thêm đậu đen, đậu xanh và đậu nành,…. vào chế độ ăn của mình.
Dầu ô-liu và dầu hạnh nhân: Dầu ô-liu và dầu hạnh nhân chứa chất béo lành mạnh, có tác động chống viêm nhiễm và kích ứng. Sử dụng chúng trong chế độ ăn có thể hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi sau trĩ.
Sữa chua và các sản phẩm từ sữa chua: Sữa chua chứa vi khuẩn đường ruột có lợi, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và hỗ trợ sức khỏe ruột. Người bệnh trĩ có thể ăn sữa chua tự nhiên hoặc sử dụng các sản phẩm từ sữa chua như sữa chua uống, sữa chua lắc hoặc kem sữa chua.
Thực phẩm nên kiêng

Thực phẩm nên kiêng khi bị bệnh trĩ
Thực phẩm chứa chất béo cao: Thực phẩm chứa chất béo cao như thịt mỡ, đồ chiên rán, đồ ăn nhanh hoặc chế biến sẵn, kem và đồ ngọt có thể làm tăng nguy cơ táo bón và gây viêm nhiễm ở búi trĩ. Người bệnh cần hạn chế tiêu thụ hàm lượng chất béo cao và tìm kiếm các nguồn chất béo lành mạnh như dầu ô-liu, dầu hạt, các loại hạt và cá để sử dụng.
Thực phẩm chứa caffeine: Caffeine có thể gia tăng tình trạng mất nước trong cơ thể. Điều này có thể làm phân trở nên khô và cứng, khó thoát ra ngoài qua đường ruột. Vì vậy, người bệnh trĩ nên chế việc uống quá nhiều cà phê, trà đen, đồ uống có ga và nước ngọt có chứa caffeine.
Thực phẩm chứa gia vị cay nóng: Gia vị cay có thể kích ứng và gây viêm nhiễm khu vực hậu môn. Vì vậy, cần hạn chế sử dụng các loại gia vị cay nóng như ớt, tiêu, hành và tỏi,… để tránh gây kích ứng khó chịu lên búi trĩ.
Thực phẩm chứa chất bột mì trắng: Các loại thực phẩm như bánh mì, bánh quy, bánh ngọt và các sản phẩm làm từ bột mì trắng có thể làm tăng nguy cơ táo bón và gây áp lực lên búi trĩ. Chính vì vậy, bệnh nhân cần ưu tiên sử dụng các sản phẩm làm từ ngũ cốc nguyên hạt, nguyên cám.
Đồ uống chứa cồn: Đồ uống có cồn có thể làm mất nước và gia tăng nguy cơ táo bón xảy ra. Cần hạn chế tiêu thụ rượu, bia và các đồ uống có cồn để giúp búi trĩ mau chóng thu nhỏ và hồi phục.
Để điều trị hiệu quả bệnh trĩ thì người bệnh hãy đến ngay cơ sở y khoa hiện đại: Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị để được các bác sĩ nhiều kinh nghiệm chuyên khoa hậu môn trực tràng thăm khám và kiểm tra tình trạng sức khỏe hiện tại, từ đó tư vấn liệu trình điều trị phù hợp và hiệu quả, hạn chế nguy cơ biến chứng.
Hy vọng bài viết “Bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng ăn gì để mau khỏi?” ở trên đã mang lại nhiều thông tin hữu ích về cách ăn uống hợp lý khi bị trĩ cho các bạn đọc quan tâm. Nếu có băn khoăn khác hoặc cần hỗ trợ thêm hãy liên hệ ngay tới số: Hotline: 039 957 5631 hoặc nhấn ngay bảng tư vấn bên >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được nhân viên y tế giải đáp và lên lịch thăm khám ngay.
Có thể bạn quan tâm: Cách chữa bệnh trĩ bằng lá mơ