Bệnh trĩ là bệnh xảy ra ở khu vực hậu môn trực tràng phổ biến ở nước ta, tuy vậy rất nhiều người vẫn chưa nắm rõ thông tin cụ thể về căn bệnh này. Vì vậy, bài viết sau sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin về bệnh trĩ hơn trong chuyên mục giải đáp “Bệnh trĩ có lây không?”.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tìm hiểu chung: Bệnh trĩ

Bệnh trĩ là nỗi ám ảnh của nhiều người, không chỉ gây đau đớn về mặt thể chất, bệnh còn gây ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, dẫn đến nhiều sự khó chịu và bất tiện. Không những vậy, đây còn là bệnh lý rất dễ tái phát và dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như sa búi trĩ, nhiễm trùng, viêm sưng, lở loét, xuất huyết, hoạt tử,…

Nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ là do các áp lực đè nén liên tục lên các mạch máu xung quanh khu vực hậu môn trực tràng. Điều này có thể xảy ra do nhiều yếu tố tác động, bao gồm:

Tìm hiểu bệnh trĩ

Tìm hiểu bệnh trĩ

– Tăng áp lực trong ruột: Tình trạng táo bón, rặn mạnh khi đại tiện, tiêu chảy kéo dài hoặc dùng thuốc nhuận tràng quá nhiều có thể gây áp lực lên các thành mạch máu trong khu vực hậu môn. Nhiều trường hợp ít vận động, đứng hoặc ngồi liên tục trong thời gian dài cũng có thể làm gia tăng áp lực ở ruột và hậu môn, dẫn đến chứng táo bón và bệnh trĩ.

– Tăng áp lực trong bụng: Mang thai, mãn kinh đều dẫn đến sự thay đổi đột ngột nồng độ hormone nội tiết trong cơ thể phụ nữ , từ đó dẫn đến sự gia tăng áp lực trong bụng, chèn ép các tĩnh mạch ở hậu môn và gây ra bệnh trĩ.

– Yếu tố di truyền: Một số người có khả năng di truyền yếu tố gen làm tăng khả năng mắc bệnh bị trĩ. Điều này khiến những người thuộc trường hợp trên có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn những người khác.

– Thói quen ăn uống: Nếu có thói quen ăn uống không phù hợp, không lành mạnh như ăn thiếu chất xơ, ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, thức ăn cay nóng,… đều khiến cho hệ tiêu hóa bị quá tải, trì trệ, dễ dẫn đến tình trạng táo bón và bệnh trĩ. Ngoài ra, việc uống quá ít nước cũng khiến hệ tiêu hóa hoạt động không ổn định, phân cứng và khó thoát ra ngoài hậu môn, điều này gia tăng nguy cơ táo bón và mắc bệnh trĩ.

– Yếu tố khác: Một vài yếu tố khác như cơ thể lão hóa hoặc suy giảm chức năng ở người lớn tuổi, tình trạng thừa cân – béo phì cũng có thể dẫn đến sự xuất hiện của bệnh trĩ. Sử dụng quá nhiều rượu bia, cà phê, trà xanh,… cũng có thể kích thích hệ tiêu hóa và ảnh hưởng đến quá trình nhuận tràng, khiến phân bị cứng và khô, từ đó hình thành chứng táo bón mãn tính và bệnh trĩ.

Có thể bạn quan tâm: Có nên đi cắt trĩ không? Khi nào cần cắt trĩ?

Triệu chứng bệnh trĩ

Bệnh trĩ có thể xuất hiện ở 3 dạng gồm trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp, do vậy triệu chứng của nó có thể hơi khác nhau một chút, cụ thể

Triệu chứng bệnh trĩ

Triệu chứng bệnh trĩ

Trĩ nội

Đây là loại bệnh trĩ xuất hiện phái trên đường lược hậu môn, những búi trĩ nằm tại vị trí này rất khó phát hiện bởi nó được bao bọc bởi lớp biểu mô và nằm sâu trong lớp niêm mạc trong hậu môn. Người bệnh hầu như chỉ nhận thấy bệnh trĩ nội khi bệnh đã ở giai đoạn nghiêm trọng.

  • Trĩ nội cấp 1: Người bệnh có thể bị đau nhức, ngứa rát và xuất huyết hậu môn khi đại tiện nhưng không thấy triệu chứng bất thường nào khác ở hậu môn.
  • Trĩ nội cấp 2: Một số búi trĩ nội có thể sa ra ngoài hậu môn nhưng có thể co lại được sau khi đại tiện, các triệu chứng sưng đau, ngứa rát và chảy máu vẫn xuất hiện.
  • Trĩ nội cấp 3: Lúc này búi trĩ thường xuyên sa ra ngoài hậu môn và phải dùng tay để đẩy trở lại vào trong trực tràng. Người bệnh lúc này nhận thấy dấu hiệu bệnh rõ ràng hơn, có thể kèm theo triệu chứng chảy dịch có mùi hôi, lở loét, có khối sưng ở hậu môn.
  • Trĩ nội cấp 4: Búi trĩ lòi hẳn ra ngoài và không thể đẩy trở vào bên trong trực tràng, điều này khiến khu vực hậu môn dễ viêm nhiễm, xuất huyết nặng và đau nhức dữ dội.

Trĩ ngoại

Đây là loại bệnh trĩ xuất hiện phía dưới đường lược hậu môn, những búi trĩ nằm tại vị trí này thường gây chảy máu nghiêm trọng và sa ra ngoài hậu môn. Vì vậy, người bệnh rất dễ nhận biết bệnh trĩ ngoại khi nó xuất hiện.

Triệu chứng xuất huyết hậu môn do bệnh trĩ

Triệu chứng xuất huyết hậu môn do bệnh trĩ

  • Trĩ ngoại nhẹ: Người bệnh sẽ thấy máu lẫn trong phân khi đại tiện hoặc khi lau chùi bằng giấy vệ sinh. Kèm theo đó là các triệu chứng khác như căng tức khó chịu, đau rát, ngứa ngáy, kích thích ở hậu môn khi đại tiện hoặc khi ngồi lâu.
  • Trĩ ngoại nặng: Lúc này các triệu chứng trên xuất hiện với tần suất lớn hơn, thậm chí đã có tình trạng búi trĩ sa ra ngoài gây chảy dịch, xuất huyết, viêm – nhiễm trùng nghiêm trọng. Người bệnh sẽ có cảm giác hậu môn nóng rát và có khối u như thịt thừa màu đỏ tươi hoặc hơi sẫm màu xanh tím lòi ra ngoài hậu môn, điều này khiến cho việc ngồi xuống và tham gia các hoạt động sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Trĩ hỗn hợp

Bệnh trĩ hỗn hợp tình trạng xuất hiện cả búi trĩ nội và trĩ ngoại nằm xen kẽ với nhau, vì vậy nó sẽ vừa xuất hiện các triệu chứng của cả trĩ nội và vừa xuất hiện các triệu chứng của cả trĩ ngoại, điều này khiến cho người bệnh gặp nhiều khó chịu và bất tiện trong các hoạt động sinh hoạt thường nhật, cụ thể như:

  • Xuất huyết ở hậu môn khi đại tiện
  • Tiết nhiều dịch nhầy khiến hậu môn thường xuyên ẩm ướt
  • Ngứa rát hậu môn, đặc biệt nghiêm trọng hơn sau khi đại tiện
  • Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn gây viêm nhiễm, lở loét, đau rát dữ dội

Giải đáp: Bệnh trĩ có lây không?

Bệnh trĩ không phải là một bệnh truyền nhiễm, vì vậy nó không lây từ người này sang người khác. Bệnh trĩ là một tình trạng phì đại bất thường của các mạch máu ở khu vực hậu môn, do áp lực đè nén và các yếu tố khác gây ra. Nguyên nhân của bệnh trĩ thường liên quan đến lối sống, chế độ ăn uống, yếu tố di truyền và các vấn đề khác trong cơ thể của mỗi người.

Bệnh trĩ có lây không?

Bệnh trĩ có lây không?

Bệnh trĩ không thể lây từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua các hoạt động hàng ngày. Vì vậy, người bệnh có thể yên tâm điều trị và khắc phục bệnh trĩ ở chính bản thân mà không sợ lây nhiễm cho người khác. Giữ tâm trạng thoải mái, giảm căng thẳng và stress chính là một trong những yếu tố quan trọng trong việc giảm thiểu tình trạng táo bón, suy nhược cơ thể và bệnh trĩ.

Cách phòng ngừa bệnh trĩ

– Đảm bảo chế độ ăn uống cân đối, giàu chất xơ tự nhiên từ rau, quả và các loại ngũ cốc nguyên hạt.

– Uống đủ nước để giữ cho phân không quá khô và cứng, hạn chế tình trạng táo bón xảy ra.

– Tránh việc ngồi lâu, đứng lâu một chỗ hoặc ít vận động vì sẽ tạo áp lực lên khu vực hậu môn.

– Thực hiện các bài tập vận động thể lực thường xuyên để cải thiện lưu thông máu và giảm áp lực trong hậu môn.

– Tránh ngồi lâu hoặc rặn quá mức khi đi đại tiện.

– Tránh dùng giấy vệ sinh quá cứng, có hương liệu hoặc màu sắc gây kích ứng đến khu vực hậu môn.

Để hiểu thêm hoặc điều trị bệnh trĩ hiệu quả thì người bệnh hãy đến ngay cơ sở y khoa hiện đại tại Đà Nẵng: Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị để được đội ngũ y bác sĩ kinh nghiệm chuyên khoa về bệnh lý hậu môn trực tràng thăm khám kiểm tra tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh trĩ hiện tại, từ đó nhận được các tư vấn cụ thể về liệu trình điều trị phù hợp và hiệu quả với bản thân, điều này sẽ hạn chế nguy cơ bệnh trĩ tái phát hoặc gây ra biến chứng.

Hy vọng bài viết “Bệnh trĩ có lây không? [ Giải đáp từ chuyên gia]” ở trên đã mang lại nhiều thông tin quan trọng và hữu ích về bệnh trĩ cho bạn đọc quan tâm theo dõi. Nếu có băn khoăn nào khác hoặc cần hỗ trợ thêm hãy liên hệ ngay tới số điện thoại Phòng khám: Hotline: 039 957 5631 hoặc nhắn ngay bảng tư vấn bên: >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được nhân viên y tế trực tiếp giải đáp, đồng thời lên lịch thăm khám ngay cho bạn.

Có thể bạn quan tâm: Phương pháp tiêm xơ búi trĩ có hiệu quả không? Cách thực hiện