Triệu chứng của bệnh trĩ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và nhiều hoạt động sinh hoạt của người bệnh. Để giảm thiểu triệu chứng cũng như hạn chế tình trạng trĩ trở nặng hơn, người bệnh thường quan tâm đến việc sử dụng các loại thực phẩm tự nhiên giúp bổ sung các thành phần chất xơ, khoáng chất và nước. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc được nhiều người quan tâm như bệnh trĩ có gây đau lưng hay đau bụng không, bệnh trĩ có gây đau bụng hoặc triệu chứng nào khác không.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tổng quan về bệnh trĩ

Bệnh trĩ là bệnh liên quan đến các mạch máu ở khu vực hậu môn trực tràng phổ biến. Khi các mao mạch này bị chèn ép trong một thời gian dài khiến tình trạng bị sưng phồng, phình lớn hơn bình thường. Điều này làm khu vực hậu môn dễ bị viêm nhiễm và hình thành nên các búi trĩ.

Sự xuất hiện của các búi trĩ còn kéo theo nhiều triệu chứng khó chịu khác như sưng đỏ, đau nhói, bỏng rát, kích ứng, viêm hoặc chảy máu ở hậu môn khi người bệnh đi đại tiện. Nếu tình trạng này không sớm được khắc phục và điều trị, nó có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn như búi trĩ sa ra ngoài hậu môn gây viêm nhiễm, sưng đau, nóng rát dữ dội, kèm theo đó là chảy máu hậu môn ngay cả khi người bệnh không đi đại tiện. Việc này gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như cuộc sống sinh hoạt cá nhân của người bệnh.

Tổng quan về bệnh trĩ

Tổng quan về bệnh trĩ

Các nguyên nhân dẫn tới bệnh trĩ thường là do:

  • Áp lực trong hậu môn: Điều này thường xảy ra khi người bệnh thường xuyên phải rặn mạnh khi đi ngoài, tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài. Ngoài ra, những công việc nặng nhọc hoặc mang vác vật nặng cũng có nguy cơ bị bệnh trĩ do áp lực lên khu vực hậu môn trực tràng.
  • Tuổi tác: Người lớn tuổi có nguy cơ cao hơn bị bệnh trĩ do quá trình lão hóa tự nhiên, sự suy giảm độ dẻo dai của mạch máu và các chức năng ở hệ tiêu hóa.
  • Mang thai: Trong thời kỳ mang thai, áp lực từ thai nhi và sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể có thể gia tăng áp lực lên thành mạch khu vực hậu môn.
  • Công việc đứng hoặc ngồi lâu: Nhiều ngành nghề đòi hỏi phải đứng hoặc ngồi lâu để làm việc như nhân viên văn phòng, thợ máy hoặc lái xe,… có nguy cơ cao bị mắc bệnh trĩ.
  • Thói quen ăn uống không đúng cách: Ăn ít chất xơ có thể gây táo bón và làm tăng áp lực trong hậu môn khi đi đại tiện. Chất xơ giúp tăng cường quá trình tiêu hóa và giữ cho phân mềm, dễ đi qua hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, việc uống thiếu nước cũng có thể dẫn đến tình trạng táo bón, khiến phân cứng và khó khăn khi đại tiện.
  • Tâm lý căng thẳng: Tình trạng căng thẳng, lo lắng và áp lực tâm lý kéo dài có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và góp phần dẫn đến tình trạng táo bón và bệnh trĩ.

Bệnh trĩ có gây đau bụng không?

Bệnh trĩ có gây đau bụng không?

Bệnh trĩ có gây đau bụng không?

Bệnh trĩ không gây triệu chứng đau bụng, nó chỉ ảnh hưởng đến khu vực hậu môn trực tràng. Ngay cả khi triệu chứng của bệnh trĩ trở nặng hơn như táo bón, nứt hậu môn, viêm nhiễm hoặc suy giảm tuần hoàn máu,… thì nó cũng không ảnh hưởng đến khu vực bụng trên và bụng dưới.

Cách nhận biết bệnh trĩ là khi cảm nhận được khu vực hậu môn hơi sưng, có khối u hoặc bị nóng rát, chảy máu, đau nhức khó chịu khi đại tiện thì đây chính là triệu chứng bệnh trĩ. Nhưng không kèm theo những dấu hiệu trên thì đây có thể là các vấn đề khác trong hệ tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, polyp, nhiễm trùng,… Người bệnh cần thông báo tình trạng đau bụng cho các bác sĩ chuyên khoa kiểm tra và đánh giá chính xác để xác định nguyên nhân cũng như tiến hành điều trị kịp thời.

Bệnh trĩ có gây đau lưng không?

Bệnh trĩ có gây đau lưng không?

Bệnh trĩ có gây đau lưng không?

Bệnh trĩ cũng không gây triệu chứng đau lưng, bởi nó chỉ ảnh hưởng đến khu vực hậu môn trực tràng bởi sự phồng to bất thường của các búi trĩ. Ngay cả khi triệu chứng của bệnh trĩ trở nặng hơn như nứt kẽ hậu môn, viêm nhiễm hoặc nghẽn tắc mạch máu,… thì nó cũng không ảnh hưởng đến khu vực vùng lưng được.

Tình trạng đau lưng thường là do ngồi hoặc làm việc sai tư thế, viêm nhiễm, căng thẳng hoặc thương tổn vùng lưng gây ra. Một vài trường hợp bệnh trĩ trở nặng khiến cơn đau lan tỏa sang các khu vực lân cận khiến người bệnh dễ hiểu nhầm bệnh trĩ gây đau lưng.

Có thể bạn quan tâm: Cách giảm sưng đau búi trĩ 

Đau bụng, đau lưng là triệu chứng của bệnh gì?

Bệnh phụ khoa

Các bệnh phụ khoa ở nữ có thể gây ra triệu chứng đau bụng và đau nhức khu vực lưng dưới. Tình trạng viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục và cơ quan sinh sản có thể ảnh hưởng và gây ra các triệu chứng đau nhức, mệt mỏi, thậm chí là xuất huyết âm đạo. Chị em phụ nữ nên thăm khám phụ khoa ngay nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường như trên để hạn chế tình trạng nguy hiểm có thể xảy ra.

Đau lưng, đau bụng do bệnh phụ khoa

Đau lưng, đau bụng do bệnh phụ khoa

Mang thai ngoài tử cung

Đặc biệt, các chị em đang mang thai hoặc bị chậm kinh nguyệt hơn một tháng mà xuất hiện các triệu chứng đau bụng, đau lưng, xuất huyết âm đạo,… thì nên kiểm tra lại bằng que thử thai hoặc đến ngay các bệnh viện chuyên khoa sản để kiểm tra sức khỏe bản thân và tình trạng thai nhi (nếu đã mang thai) để tránh đe dọa đến sức khỏe của bản thân và trẻ.

Khối u, khối polyp bất thường

Chị em phụ nữ còn có thể xuất hiện các khối u hoặc khối polyp bất thường ở khu vực vùng bụng, điều này gây ra sự chèn ép lên dây thần kinh lưng và các cơ quan lân cận khiến các chị em bị đau bụng và đau lưng âm ỉ kéo dài. Đối với các trường hợp này chị em phụ nữ nên thăm khám ngay để được kiểm tra, chẩn đoán và thực hiện điều trị thích hợp.

Đau lưng, đau bụng do khối u hoặc khối polyp

Đau lưng, đau bụng do khối u hoặc khối polyp

Viêm loét dạ dày hoặc tá tràng

Trường hợp người bệnh bị viêm loét dạ dày hoặc tá tràng cũng có thể gây ra triệu chứng đau bụng, buồn nôn, khó chịu,… Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do thói quen ăn uống không tốt, ăn nhiều đồ cay nóng, quá chua,… kích thích niêm mạc dạ dày hoặc trong các trường hợp thường xuyên sử dụng các rượu bia, thuốc lá,…

Bệnh thận

Các bệnh lý liên quan đến thận cũng có thể gây ra tình trạng đau lưng, đau hông kèm theo cảm giác buồn nôn, nôn mửa, tiểu gắt, tiểu buốt hoặc thậm chí là tiểu ra máu. Người bệnh nên thăm khám về điều trị ngay nếu có các dấu hiệu trên để tránh dẫn đến biến chứng suy thận nguy hiểm.

Đau lưng, đau bụng do bệnh thận

Đau lưng, đau bụng do bệnh thận

Bệnh thần kinh cột sống

Những bệnh lý thần kinh ở khu vực cột sống lưng như thoái hóa cột sống, gai cột sống lưng, thoát vị đĩa đệm,… sẽ khiến nhiều người bệnh bị đau nhức khu vực lưng, thắt lưng, mất sức và có thể lan sang vùng hông hoặc bụng.

Trong trường hợp triệu chứng đau lưng, đau bụng kéo dài hoặc ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày thì người bệnh nên đến thăm khám và điều trị tại địa chỉ chuyên khoa tại: Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị (Đà Nẵng) để các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn áp dụng các phương pháp điều trị khoa học và hiệu quả, từ đó tránh gặp những biến chứng nghiêm trọng không mong muốn.

Mong rằng bài viết “Bệnh trĩ có gây đau lưng hay đau bụng không?” này đã mang đến nguồn thông tin bổ ích cho bạn đọc tham khảo và ghi nhớ. Nếu có vấn đề nào chưa hiểu rõ hoặc cần thêm sự hỗ trợ thì xin mọi người hãy liên hệ với đường dây nóng sau đây: Hotline: 039 957 5631 hoặc cũng có thể nhắn ngay vào phần chat này: >>Tư Vấn Trực Tuyến<<. Đội ngũ chuyên viên y tế tại đa khoa sẽ trực tiếp giải đáp và hỗ trợ lên lịch thăm khám – điều trị cho bạn ngay nếu cần thiết.

Có thể bạn quan tâm: Trĩ nội và trĩ ngoại cái nào nguy hiểm hơn?