Mục Lục
Bệnh trĩ xuất hiện khiến cho không ít người bệnh hoang mang, lo lắng. Tình trạng bệnh lý này gây ảnh hưởng đến sức khỏe và nhiều sự bất tiện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giải đáp câu hỏi được nhiều sự quan tâm “Bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không? Điều trị thế nào?” để người bệnh không may mắc phải tình trạng bệnh lý này an tâm và sớm tìm được liệu pháp điều trị phù hợp với bản thân.

Bệnh trĩ là gì? Phân loại bệnh trĩ
Bệnh trĩ là một bệnh lý phổ biến ở vùng hậu môn, thường gặp ở các đối tượng có thói quen sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh, quan hệ tình dục qua đường hậu môn, thừa cân béo phì, phụ nữ đang mang thai và sau sinh, người lớn tuổi, phụ nữ mãn kinh, người thường xuyên phải đứng hoặc ngồi liên tục trong thời gian dài, làm việc với cường độ cao hoặc mang vác vật nặng quá mức,…

Bệnh trĩ là gì? Phân loại
Các trường hợp trên khiến các tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng bị chèn ép liên tục dẫn đến sự giãn nở, sưng phồng và viêm nhiễm nghiêm trọng, từ đó gây ra các triệu chứng như đau nhức, ngứa ngáy, sưng tấy, chảy máu hậu môn khi đại tiện. Nếu để tình trạng bệnh trĩ kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như sa búi trĩ, tắc mạch, viêm – nhiễm trùng, hoại tử mô,… Bệnh trĩ được phân loại chủ yếu theo vị trí xuất hiện của búi trĩ:
– Trĩ nội: Bệnh trĩ nội là tình trạng búi trĩ nằm trong hậu môn (xuất hiện phía trên đường lược), ít gây ra triệu chứng nhận biết và khó nhìn thấy được từ bên ngoài nếu búi trĩ đang ở giai đoạn đầu. Trĩ nội có thể chia thành 4 giai đoạn tùy theo mức độ sa của búi trĩ: giai đoạn I (búi trĩ còn nhỏ, chưa sa ra ngoài), giai đoạn II (búi trĩ sa khi đại tiện và có thể tự co lại), giai đoạn III (búi trĩ sa khi đại tiện và phải dùng tay để đẩy vào) và giai đoạn IV (búi trĩ sa liên tục và không thể nhét được vào hậu môn).
– Trĩ ngoại: Bệnh trĩ ngoại là tình trạng búi trĩ nằm ngoài hậu môn (xuất hiện phía dưới đường lược), gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và dễ nhận thấy búi trĩ bằng mắt thường. Trĩ ngoại thường gây ra các triệu chứng khó chịu và bất tiện hơn trĩ nội, bao gồm biểu hiện đau rát, ngứa ngáy, kích thích, chảy máu và viêm nhiễm ở hậu môn. Bệnh trĩ ngoại có thể bị biến chứng thành huyết khối hậu môn (giống như khối thịt u), khi đó búi trĩ sẽ sưng to, hơi cứng và tím tái.
– Trĩ hỗn hợp: Bệnh trĩ hỗn hợp là loại trĩ vừa xuất hiện búi trĩ nội vừa xuất hiện búi trĩ ngoại ở hậu môn. Trĩ hỗn hợp có thể dẫn đến các triệu chứng của cả hai loại trĩ trên, do vậy nó gây ra nhiều khó chịu, bất tiện và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Tìm hiểu: Bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không?

Bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không?
Bệnh trĩ có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, cũng như gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không là câu hỏi mà nhiều người bệnh quan tâm.
Theo các chuyên gia, bệnh trĩ có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu sớm được phát hiện và điều trị kịp thời. Điều này cũng phụ thuộc nhiều vào mức độ búi trĩ và loại trĩ (vị trí búi trĩ xuất hiện), người bệnh có thể áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau như điều trị bằng thuốc, các phương pháp vật lý trị liệu và bằng cách phẫu thuật loại bỏ trực tiếp búi trĩ ở hậu môn.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe và thay đổi các thói quen ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày để phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ và hạn chế nguy cơ tái phát bệnh.
Làm sao để điều trị dứt điểm bệnh trĩ?
Quy trình điều trị dứt điểm bệnh trĩ
Để điều trị dứt điểm bệnh trĩ hiệu quả và an toàn, người bệnh cần phải tuân theo các bước sau:
- Bước 1
Thăm khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa – hậu môn trực tràng để được kiểm tra, chẩn đoán chính xác tình trạng của bệnh trĩ, bao gồm việc xác định loại trĩ và mức độ phát triển của búi trĩ, kèm theo việc kiểm tra sức khỏe tổng quát và các tình trạng bệnh lý liên quan.

Quy trình điều trị dứt điểm bệnh trĩ
- Bước 2
Theo dõi và thực hiện đúng các chỉ dẫn của bác sĩ về việc sử dụng thuốc, chế độ ăn uống, sinh hoạt và vệ sinh vùng kín. Một số thuốc có thể giúp giảm triệu chứng viêm, đau, ngứa và chảy máu,… nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn các mạch máu đã bị giãn nở (búi trĩ).
Thay đổi chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đủ chất xơ, nước và các vitamin cần thiết cho cơ thể để kích thích quá trình tiêu hóa – nhuận tràng và ngăn ngừa chứng táo bón xảy ra.
Đồng thời người bệnh cũng nên hạn chế các thói quen ngồi hoặc đứng quá lâu, mang vác nặng vật, uống rượu và cà phê, đồ ăn cay nóng hoặc quá mặn, chua. Vệ sinh vùng kín và khu vực hậu môn thường xuyên bằng nước ấm hoặc dung dịch vệ sinh chuyên dụng, lau chùi hậu môn nhẹ nhàng sau khi đại tiện,…
- Bước 3
Nếu sau một thời gian điều trị bằng thuốc và thay đổi các thói quen ăn uống sinh hoạt nhưng các triệu chứng bệnh trĩ không giảm hoặc tái phát, người bệnh cần quay lại khám bác sĩ để được tư vấn về các phương pháp điều trị can thiệp phẫu thuật để loại bỏ các búi trĩ sưng đau, giãn nở một cách hiệu quả.
Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp với phương pháp này, tùy thuộc vào mức độ của bệnh trĩ và sức khỏe của người bệnh. Các phương pháp phẫu thuật có thể loại bỏ hoàn toàn các búi trĩ và ngăn ngừa tái phát, nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, rò huyết hoặc hẹp hậu môn.
- Bước 4
Sau khi điều trị phẫu thuật cắt trĩ, người bệnh cần tiếp tục theo dõi và tuân theo các hướng dẫn chỉ định của bác sĩ về việc sử dụng thuốc, chế độ ăn uống, sinh hoạt và vệ sinh vết thương ở hậu môn. Người bệnh cũng nên kiểm tra thường xuyên tình trạng của vết mổ để tránh nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu và hoại tử.
Ngoài ra, người bệnh cần có một lối sống lành mạnh, tập thể dục nhẹ nhàng, giảm stress và nghỉ ngơi đầy đủ để phục hồi sức khỏe và ngăn ngừa tái phát bệnh trĩ.
Các phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả phổ biến hiện nay

Phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả
– Điều trị bằng thuốc: Các loại thuốc bôi, viên nén hoặc tiêm xơ có tác dụng giảm viêm, làm co cơ trơn, ngăn chặn chảy máu và giảm đau. Thuốc điều trị bệnh trĩ thường được kê đơn theo chỉ dẫn của bác sĩ và sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định.
– Điều trị bằng vật lý trị liệu: Các phương pháp này bao gồm sử dụng áp lực, nhiệt độ, sóng siêu âm hoặc tia laser để làm co lại các mao mạch bị giãn nở sưng phồng ở hậu môn. Biện pháp điều trị này thường được áp dụng cho các trường hợp bệnh trĩ nhẹ hoặc vừa.
– Điều trị bằng phẫu thuật: Các phương pháp này bao gồm cắt bỏ trực tiếp các búi trĩ bị sưng viêm, giãn nở ở hậu môn. Biện pháp điều trị này thường được áp dụng cho các trường hợp bệnh trĩ nặng hoặc không đạt được hiệu quả tích cực với các phương pháp ở trên.
Bệnh trĩ có thể được chữa dứt điểm nếu được quan tâm và chăm sóc đúng cách. Người bệnh cần tìm hiểu và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng của mình, cũng như tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Bệnh trĩ không phải là một căn bệnh quá nghiêm trọng, nhưng không nên xem nhẹ hoặc tự ý điều trị. Hãy luôn giữ gìn sức khỏe và thăm khám ngay tại cơ sở chuyên khoa Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến bệnh trĩ.
Mong rằng bài viết “Bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không? Điều trị thế nào?” ở trên đã mang lại nhiều thông tin hữu ích liên quan đến việc chữa trị bệnh trĩ cho bạn đọc quan tâm tìm hiểu. Nếu cần thêm hỗ trợ thì xin vui lòng liên hệ đến số đường dây nóng 24/24 sau: Hotline: 039 957 5631 hoặc nhắn tin đến khung chat sau đây: >>Tư Vấn Trực Tuyến<<. Đội ngũ chuyên viên y tế giàu kinh nghiệm tại phòng khám Hữu Nghị sẽ trực tiếp giải đáp và hỗ trợ lên lịch điều trị cho bạn ngay lập tức nếu cần thiết.
Có thể bạn quan tâm: Dấu hiệu bệnh trĩ nặng và cách điều trị an toàn hiệu quả