Mục Lục
Triệu chứng bệnh trĩ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và hoạt động sinh hoạt của người bệnh. Việc bổ sung các loại thực phẩm tự nhiên sẽ cung cấp lượng chất xơ, khoáng chất và nước cần thiết cho cơ thể trong quá trình phục hồi và hạn chế nguy cơ bệnh trĩ. Bài viết này sẽ giải đáp câu hỏi được nhiều người quan tâm: Bệnh trĩ có ăn được thịt chó, bò, gà không?.

Thông tin chung về bệnh trĩ
Bệnh trĩ là bệnh lý liên quan đến tình trạng bất thường của các mạch máu ở khu vực hậu môn trực tràng. Khi các mạch máu này bị chèn ép liên tục sẽ dẫn đến tình trạng sưng to, căng tức hơn bình thường. Điều này làm khu vực hậu môn dễ bị tổn thương, viêm nhiễm và hình thành nên các búi trĩ. Sự xuất hiện của búi trĩ tại hậu môn còn kéo theo nhiều triệu chứng khó chịu khác như sưng đỏ, đau rát, nóng bỏng, kích ứng, viêm nhiễm hoặc chảy máu hậu môn khi đại tiện.
Nếu bệnh trĩ không sớm được khắc phục và điều trị, nó có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm tình trạng búi trĩ bị sa ra ngoài hậu môn gây viêm nhiễm, sưng đỏ, nóng rát dữ dội, kèm theo đó là chảy máu hậu môn ngay cả khi người bệnh không đi đại tiện. Việc này gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như cuộc sống cá nhân của người bệnh. Các yếu tố tác động dẫn tới bệnh trĩ là bởi:

Bệnh trĩ
– Áp lực trong hậu môn trực tràng: Điều này xảy ra khi người bệnh thường xuyên rặn mạnh khi đi đại tiện, mắc chứng táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài. Ngoài ra, những công việc nặng nhọc và mang vác vật quá nặng cũng có thể dẫn đến bệnh trĩ do áp lực đè nén lên khu vực hậu môn trực tràng.
– Tuổi tác: Người lớn tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ do quá trình lão hóa dẫn đến sự suy chức năng ở hệ tiêu hóa và độ bền chắc của thành mạch máu.
– Mang thai: Trong giai đoạn mang thai, áp lực chèn ép từ thai nhi và gia tăng nồng độ hormone nội tiết trong cơ thể có thể khiến xuất hiện búi trĩ ở khu vực hậu môn.
– Đứng hoặc ngồi quá lâu: Nhiều công việc hiện nay yêu cầu phải đứng hoặc ngồi làm việc liên tục, bao gồm nhân viên văn phòng, thợ may hoặc tài xế lái xe,… có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ.
– Thói quen ăn uống: Ăn ít chất xơ có thể gây ra tình trạng táo bón, từ đó tạo ra áp lực trong hậu môn, đặc biệt là khi đi đại tiện. Ngoài ra, nếu người bệnh ít uống nước cũng có thể dẫn đến tình trạng táo bón, khiến phân cứng và gặp khó khăn khi đại tiện.
– Tâm lý tiêu cực: Tình trạng áp lực trong tâm lý như căng thẳng, lo lắng, stress, đau buồn,… kéo dài có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và góp phần dẫn đến tình trạng táo bón và bệnh trĩ.
– Dùng chất kích thích: Chất kích thích có thể gia tăng áp lực lên thần kinh, tim và hệ tuần hoàn. Điều này cũng góp phần gia tăng áp lực lên thành mạch hậu môn và dẫn đến bệnh trĩ. Sử dụng bia rượu, cà phê hoặc trà đậm cũng có thể là một yếu tố ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và kích thích bệnh trĩ xuất hiện.
Bệnh trĩ có ăn được thịt chó không?

Bệnh trĩ có ăn được thịt chó không?
Theo nghiên cứu Đông y, thịt chó được sử dụng như một nguồn thực phẩm có tính ấm, vị mặn nhẹ, cường dương, bồi bổ khí huyết và gân cốt, bổ dương bổ thận, cung cấp năng lượng cũng như dưỡng chất cho cơ thể. Thịt chó cũng chứa nhiều thành phần hữu ích như protein, lipit, Ca, P, Fe, vitamin B12, sắt, kẽm và selen.
Tuy chứa nhiều nguồn dinh dưỡng và khoáng chất quan trọng, nhưng thịt chó không phù hợp cho người đang mắc bệnh trĩ sử dụng vì trong thịt chó rất giàu đạm và protein, đây là những thành phần gây ra tình trạng khó tiêu, đầy bụng và ợ nóng. Điều này có thể khiến tình trạng táo bón dễ xảy ra và làm triệu chứng bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh đó, nguồn thịt chó hiện nay không rõ nguồn gốc có thể mang trong mình nhiều loại khuẩn và sán chó ký sinh. Những tác nhân này rất nguy hiểm, làm suy giảm chức năng của cơ thể và hệ miễn dịch, thậm chí chúng còn có thể khiến người nhiễm khuẩn nhiễm trùng bị mù lòa, ảnh hưởng đến thần kinh và đe dọa đến cả tính mạng.
Bệnh trĩ có ăn được thịt bò không?

Bệnh trĩ có ăn được thịt bò không?
Thịt bò cũng giống như thịt chó, chúng giàu dinh dưỡng và các chất cần thiết cho cơ thể như protein, sắt, kẽm, vitamin B, Omega-3,… Nhưng chúng cũng có thể khiến hệ tiêu hóa bị chậm lại, quá nhiều chất đạm và ít thành phần chất xơ sẽ dẫn đến chứng khó tiêu, ợ nóng, táo bón và bệnh trĩ.
Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo người bị bệnh trĩ không nên ăn thịt bò quá nhiều bởi nó khiến tình trạng táo bón xảy ra kèm theo sự gia tăng áp lực lớn lên các mao mạch ở xung quanh hậu môn, việc này khiến búi trĩ bị sưng to, viêm nhiễm và có thể sa ra ngoài hậu môn gây nhiều ảnh hưởng nguy hiểm.
Bệnh trĩ có ăn được thịt gà không?

Bệnh trĩ có ăn được thịt gà không?
Thịt gà cũng là một nguồn thực phẩm giàu dưỡng chất chứa nhiều protein, vitamin B, sắt, kẽm, selen (chất chống oxy hóa) và các loại chất béo. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều thịt gà cũng khiến hệ tiêu hóa bị trì trệ, gây ra chứng khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng và cả tình trạng táo bón. Điều này khiến bệnh trĩ dễ hình thành, tái phát hoặc có nguy cơ phát triển nặng thêm. Vì vậy, các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng người bệnh trĩ không nên tiêu thụ các loại thịt gà để giảm nguy cơ táo bón và bệnh trĩ.
Có thể bạn quan tâm: Cắt trĩ bằng phương pháp milligan morgan phổ biến nhất hiện nay
Các thực phẩm người bệnh trĩ nên dùng
Rau xanh
Rau xanh chứa rất nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất quan trọng để hỗ trợ tăng cường sức khỏe, hệ miễn dịch và chức năng ở hệ tiêu hóa. Các loại rau xanh người bệnh có thể sử dụng như rau cải xanh, rau muống, rau cải thìa, rau chân vịt, cải bó xôi và bông cải xanh,… để hạn chế táo bón cũng như cải thiện bệnh trĩ.
Trái cây
Trái cây rất giàu chất xơ và nước, tiêu thụ nhiều trái cây sẽ giúp làm mềm phân và tăng cường chức năng nhu động của ruột. Người bệnh nên bổ sung các loại trái cây như chuối, táo, lê, dứa, nho, cam, quýt, dưa hấu, dứa, lựu và kiwi để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.

Thực phẩm người bệnh trĩ nên dùng
Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt nguyên cám chứa nhiều chất xơ và thành phần các chất dinh dưỡng cần thiết khác. Người mắc bệnh trĩ nên lựa chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt như lúa mạch, yến mạch, lúa mì nguyên hạt và gạo lứt để sử dụng thường xuyên trong các bữa ăn.
Nước
Ngoài bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ và các loại vitamin để cải thiện sức khỏe và chức năng tiêu hóa, người bệnh trĩ cũng nên bổ sung đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày để duy trì độ ẩm và làm mềm phân. Cơ thể cần ít nhất 1,5-2l nước mỗi ngày (tương đương khoảng 8 cốc nước) để duy trì hoạt động ổn định ở hệ tiêu hóa và hệ bài tiết.
Người bệnh cũng có thể sử dụng các loại nước ép trái cây tươi và nước dừa để thay thế, nó cũng giúp bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể và hỗ trợ quá trình nhuận tràng diễn ra trơn tru hơn.
Nếu các triệu chứng do bệnh trĩ kéo dài hoặc gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt thì người bệnh cần đến ngay địa chỉ chuyên khoa tại: Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị (Đà Nẵng) để các bác sĩ nhiều kinh nghiệm chuyên môn áp dụng phương pháp điều trị trĩ hiệu quả và phù hợp, qua đó nhanh chóng tham gia vào các hoạt động học tập và làm việc mà không bị ảnh hưởng tiêu cực.
Mong rằng bài viết “Bệnh trĩ có ăn được thịt chó, bò, gà không?” này đã mang đến câu trả lời hữu ích cho bạn đọc theo dõi. Nếu có vấn đề nào chưa hiểu rõ hoặc cần thêm hỗ trợ thì xin hãy liên hệ với đường dây nóng sau: Hotline: 039 957 5631 hoặc cũng có thể nhắn tin ngay vào phần chat này: >>Tư Vấn Trực Tuyến<<. Đội ngũ chuyên viên y tế tại đa khoa Hữu Nghị sẽ trực tiếp giải đáp và hỗ trợ lên lịch thăm khám điều trị cho bạn ngay nếu cần thiết.
Có thể bạn quan tâm: Phẫu thuật trĩ sau bao lâu thì lành? Cách chăm sóc sau mổ trĩ