Mục Lục
Bệnh sùi mào gà ở hậu môn là một trong những bệnh lý lây nhiễm do virus HPV thường xuyên xảy ra nhất. Nó không chỉ gây ra những vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của người nhiễm bệnh. Bài viết sau đây sẽ giải thích rõ hơn về tình trạng bệnh lý này bao gồm nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh hiệu quả nhất.

Bệnh sùi mào gà ở hậu môn là gì? Nguyên nhân mắc bệnh
Sùi mào gà là bệnh lý lây nhiễm dễ dàng qua đường tình dục phổ biến nhất trên thế giới, do virus HPV là nguyên nhân chính gây ra. Tuy có hơn 100 loại virus HPV khác nhau, nhưng trong số đó chỉ có một số loại virus HPV là có thể gây ra sùi mào gà hoặc ung thư đe dọa đến sức khỏe người bệnh.
Tuy sùi mào gà thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục, nhưng nếu virus HPV lây nhiễm ở niêm mạc hậu môn và khu vực xung quanh thì nó cũng sẽ xuất hiện ở khu vực hậu môn này, dẫn đến bệnh sùi mào gà ở hậu môn gây nhiều khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt.

Bệnh sùi mào gà ở hậu môn
Xem thêm: Sùi mào gà ở dương vật: Biểu hiện và phương pháp điều trị hiệu quả
Những nguyên nhân khiến virus HPV xâm nhập gây bệnh sùi mào gà ở hậu môn bao gồm:
Lây nhiễm qua đường tình dục: Virus HPV gây bệnh sùi mào gà có thể lây lan dễ dàng qua đường tình dục thông qua quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh, đặc biệt là khi không dùng các biện pháp bảo vệ, quan hệ tình dục với nhiều người hoặc quan hệ đồng tính (bao gồm quan hệ qua đường âm đạo, miệng hoặc hậu môn).
Tiếp xúc da – da: Virus HPV có thể lây lan thông qua tiếp xúc da đối với da, chẳng hạn như khi có tiếp xúc da đối với vùng da bị nhiễm của người khác làm lây nhiễm virus HPV ở hậu môn.
Dùng chung vật dụng cá nhân: Virus HPV có thể lây nhiễm ở hậu môn qua việc sử dụng chung các vật dụng cá nhân như khăn tắm, bồn tắm, dao cạo,… hoặc khu vực công cộng như hồ bơi, nhà vệ sinh,… Tuy nhiên cách lây nhiễm này rất hiếm khi xảy ra do virus HPV chỉ có thể tồn tại và phát triển mạnh trên cơ thể người.
Triệu chứng bệnh sùi mào gà ở hậu môn nhận biết như thế nào?
– Các khối u nhú, mụn sần sùi sẽ xuất hiện dưới dạng những nốt mụn thịt lồi nhỏ, có thể mọc lên đơn lẻ hoặc phát triển thành các cụm lớn. Chúng có thể mềm hoặc cứng, có màu trắng, da hoặc đen tùy thuộc vào dạng HPV gây ra. Nếu mụn sùi bị vỡ hoặc trầy xước sẽ dẫn đến nhiễm trùng và phát ra mùi hôi khó chịu.
– Khi bị nhiễm bệnh sùi mào gà ở hậu môn, người bệnh có thể cảm thấy ngứa hoặc đau rát quanh khu vực hậu môn. Điều này càng tăng lên khi người bệnh thực hiện các hoạt động cơ bản như ngồi, vận động hay đi lại.

Triệu chứng bệnh sùi mào gà ở hậu môn
– Cảm thấy hơi cộm và khó chịu ở hậu môn, do khu vực này tồn tại nhiều vi khuẩn nên có thể xuất hiện tình trạng ngứa ngáy muốn gãi.
– Khi tình trạng sùi mào gà trở nên nghiêm trọng hơn, mụn sùi có thể phát triển thành cụm lớn giống mào gà hoặc bông súp lơ và rất dễ vỡ khiến người bệnh có thể bị chảy máu hoặc chảy dịch ở khu vực hậu môn, gây ra cảm giác ẩm ướt và khó chịu.
Xem thêm: Sùi mào gà miệng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả
Biến chứng của bệnh sùi mào gà ở hậu môn nếu không được điều trị kịp thời
Ung thư vùng hậu môn: HPV có thể gây ra một số loại ung thư khác nhau, trong đó có ung thư hậu môn. Người bị nhiễm HPV có nguy cơ cao hơn để phát triển ung thư nếu trước đó không được tiêm chủng hoặc không được điều trị đúng cách sùi mào gà.
Nhiễm trùng hậu môn: Khi các u nhú, mụn sần, mụn sùi mào gà nhiễm trùng thì chúng có thể trở nên đau rát và sưng đỏ. Nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng nhiễm trùng có thể lan rộng đến các khu vực khác và gây ra viêm nhiễm toàn thân.

Biến chứng bệnh sùi mào gà ở hậu môn
Rối loạn sinh lý: Bệnh sùi mào gà có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, đặc biệt là nếu khối u nằm gần các cơ quan sinh dục. Điều này có thể gây ra các triệu chứng như đau, khó chịu, rối loạn cương dương và rối loạn tình dục.
Ảnh hưởng tâm lý: Các u nhú, mụn sần, mụn sùi mào gà gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt và làm việc, lâu dần ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cuộc sống của người bệnh, khiến người bệnh lo lắng, mệt mỏi và bị suy nhược thể lực lẫn thần kinh.
Cách chẩn đoán chính xác bệnh sùi mào gà ở hậu môn
Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử của người bệnh để nắm rõ các triệu chứng xuất hiện, tiền sử các bệnh lý liên quan đến hệ thống miễn dịch, lịch sử tình dục trước đó và lịch sử tiêm chủng HPV.
Kiểm tra vùng hậu môn: Bác sĩ sẽ kiểm tra khu vực hậu môn của bệnh nhân để tìm các dấu hiệu của sùi mào gà bao gồm các khối u nhú, mụn thịt, tổn thương hoặc chảy dịch tiết bất thường.

Chẩn đoán bệnh sùi mào gà ở hậu môn
Xét nghiệm HPV: Bác sĩ có thể thực hiện một xét nghiệm trên mẫu tế bào từ vùng hậu môn để kiểm tra xem người bệnh có nhiễm HPV hay không.
Sinh thiết: Nếu các khối u nhú có nhiều khả năng nghi ngờ là do ung thư, bác sĩ có thể thực hiện một thủ thuật sinh thiết để lấy mẫu tế bào cho phân tích kỹ hơn tại phòng thí nghiệm.
Xem thêm: Nguyên nhân gây sùi mào gà không nên chủ quan
Cách điều trị hiệu quả bệnh sùi mào gà ở hậu môn
Việc điều trị mụn sùi mào gà ở hậu môn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Nếu bệnh ở giai đoạn nhẹ, chưa có dấu hiệu mụn sùi nặng ảnh hưởng đến người bệnh thì bác sĩ có thể theo dõi và không điều trị, vì nhiều trường hợp bệnh sùi mào gà ở hậu môn có thể tự phục hồi mà không cần điều trị đặc biệt. Tuy nhiên, nếu các trường hợp sùi mào gà trở nên nghiêm trọng hơn, việc điều trị có thể được tiến hành như:
Thuốc trị sùi mào gà
Các loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị sùi mào gà ở hậu môn, nhưng hiệu quả của chúng không được đảm bảo và phải được sử dụng trong thời gian dài. Thuốc có thể bao gồm các loại thuốc chống viêm, thuốc diệt trừ virus HPV, thuốc kích thích miễn dịch và thuốc chống ung thư.

Thuốc trị bệnh sùi mào gà ở hậu môn
Ngoài ra ,một vài loại thuốc dạng bôi như Imiquimod và Trichloroacetic acid (TCA) có thể được sử dụng để điều trị bệnh sùi mào gà ở hậu môn. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc này cần được sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa.
Điều trị viêm nhiễm (nếu sùi mào gà chảy máu hoặc dịch kéo dài) có thể bao gồm sử dụng thuốc chống viêm không steroid hoặc thuốc kháng sinh để giảm các triệu chứng nhiễm trùng và viêm. Nếu bệnh nhân bị đau rát hậu môn hoặc khó tiểu, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các loại thuốc giảm đau hoặc thuốc thông tiểu để giảm đau và giúp tiểu dễ dàng hơn.
Nếu bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị này hoặc bệnh trở nên nặng hơn, bác sĩ sẽ phải áp dụng các phương pháp điều trị khác để cắt bỏ sùi mào gà như dùng điện, laser, nitơ lỏng hoặc phẫu thuật.
Cắt bỏ sùi mào gà trực tiếp

Cắt bỏ sùi mào gà ở hậu môn
Phương pháp này thường được sử dụng trong các trường hợp sùi mào gà ở hậu môn đã phát triển nghiêm trọng. Các phương pháp cắt bỏ sùi mào gà có thể bao gồm đốt điện hoặc đốt laser, đốt lạnh bằng nitơ lỏng hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, những phương pháp này có thể gây ra một số biến chứng như chảy máu hoặc nhiễm trùng.
Xem thêm: Sau khi đốt sùi mào gà bao lâu thì khỏi? Phương pháp đốt hữu hiệu nhất hiện nay
Nếu nghi ngờ bản thân có sùi mào gà ở hậu môn, người bệnh nên tìm kiếm sự khám và tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa tại Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị Đà Nẵng để đánh giá mức độ nghiêm trọng của sùi mào gà và lựa chọn được phương pháp điều trị thích hợp, hiệu quả và an toàn nhất.
Hy vọng bài viết với chủ đề “Bệnh sùi mào gà ở hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị” đã mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc quan tâm, nếu còn có câu hỏi nào khác cần được giải đáp thì hãy liên lạc nhanh tới số Hotline: 039 957 5631, hoặc vào khung tư vấn bên >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được nhân viên y tế hỗ trợ và sắp xếp lịch thăm khám nhanh chóng.