Bệnh lòi dom là cách gọi dân gian của bệnh trĩ – loại bệnh xảy ra phổ biến nhất trong khu vực hậu môn trực tràng. Bệnh gây ra nhiều bất tiện và khó khăn trong sinh hoạt, càng nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh nếu không được điều trị hiệu quả. Cùng với bài viết sau tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị và cách phòng ngừa bệnh lý này xảy ra nhé.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Bệnh lòi dom là gì? Phân loại

Bệnh lòi dom chính là tên gọi khác của bệnh trĩ – bệnh lý xảy ra ở vùng hậu môn trực tràng. Bệnh hình thành khi các tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng bị chèn ép liên tục bởi việc tăng áp lực dẫn đến bị phình to bất thường tạo thành các búi trĩ. Nếu bệnh trĩ không được điều trị hiệu quả, tình trạng búi trĩ phình to sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn và sa ra bên ngoài hậu môn, tình trạng này không chỉ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như đau nhức, nóng rát, chảy máu,.. mà còn làm tăng nguy cơ viêm nhiễm – nhiễm trùng ở hậu môn.

Phân loại bệnh lòi dom

Phân loại bệnh lòi dom

Bệnh lòi dom được phân thành 3 loại chính gồm trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp:

– Trĩ nội là các búi trĩ ở phần trực tràng trên bị phồng lên bên trong hậu môn, do phần trực tràng này không có dây thần kinh cảm giác nên ban đầu người bệnh không cảm thấy triệu chứng đau rát, khó chịu nào mà chỉ nhận thấy chút máu lẫn vào trong phân cho đến khi triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, búi trĩ lòi hẳn ra ngoài hậu môn.

– Trĩ ngoại là các búi trĩ ở phần trực tràng dưới bị phồng lên hậu môn, khiến cho người cảm thấy đau rát và khó chịu khi ngồi, đứng lâu hoặc khi đại tiện. Nếu không sớm điều trị, búi trĩ cũng có thể sa ra ngoài hậu môn khiến tình trạng đau rát chảy máu nghiêm trọng hơn và dễ bị viêm nhiễm.

– Trị hỗn hợp là tình trạng hiếm gặp, khi mà người bệnh xuất hiện cả trĩ nội lẫn trĩ ngoại.

Tìm hiểu thêm: Bệnh trĩ có tự khỏi không?

Nguyên nhân nào khiến bệnh lòi dom xuất hiện?

Bệnh lòi dom (trĩ) do nhiều nguyên nhân dẫn đến như thói quen sinh hoạt, ăn uống, tuổi tác,… cụ thể như:

Bị táo bón/ tiêu chảy liên tục

Khi bị táo bón, cơ trơn trong đường tiêu hóa không hoạt động hiệu quả để đẩy chất thải qua ruột, dẫn đến việc chất thải tập trung lại trong đại tràng. Điều này có thể dẫn đến tăng áp lực trong tĩnh mạch ở vùng hậu môn, làm cho chúng trở nên phồng lên, dễ bị đau và tổn thương do phân cứng… dần dần hình thành nên búi trĩ.

Tiêu chảy - Táo bón liên tục là nguyên nhân gây bệnh lòi dom

Tiêu chảy – Táo bón liên tục là nguyên nhân gây bệnh lòi dom

Tương tự, tiêu chảy có thể dẫn đến bệnh trĩ. Nếu thường xuyên bị tiêu chảy, cơ thể sẽ không có đủ thời gian để hấp thụ đầy đủ nước từ chất thải, gây ra tình trạng khô hậu môn và gia tăng áp lực trong tĩnh mạch ở vùng hậu môn, dần dần cũng hình thành nên búi trĩ.

Ngồi nhiều hoặc đứng lâu

Khi ngồi hoặc đứng lâu, áp lực trong cơ thể sẽ tập trung ở vùng hậu môn và chân, khiến cho máu khó lưu thông trở lại tim. Điều này dẫn đến sự giãn nở, sưng phồng của tĩnh mạch ở vùng hậu môn và dẫn đến bệnh trĩ lòi dom.

Ngồi nhiều hoặc đứng lâu dẫn đến bệnh lòi dom

Ngồi nhiều hoặc đứng lâu dẫn đến bệnh lòi dom

Ngoài ra, việc ngồi lâu trên ghế có bề mặt cứng hoặc hẹp có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh trĩ. Việc mặc quần áo bó chặt như quần jeans chật hoặc quần lót bó sát cũng có thể gây áp lực và chèn ép vào tĩnh mạch ở vùng hậu môn, dẫn đến bệnh lòi dom này.

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống không lành mạnh có thể dẫn đến chứng táo bón – một trong những nguyên nhân chính gây ra chứng lòi dom. Khi tiêu thụ các loại thực phẩm ít chất xơ và uống ít nước, phân sẽ trở nên cứng và khô, điều này làm cho việc đi ngoài trở nên khó khăn hơn (táo bón), lúc đó người bệnh thường phải rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài, áp lực này có thể khiến tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị chèn ép liên tục, dẫn đến hình thành búi trĩ.

Chế độ ăn uống không hợp lý gây ra bệnh trĩ lòi dom

Chế độ ăn uống không hợp lý gây ra bệnh trĩ lòi dom

Ngoài ra, chế độ ăn uống không lành mạnh cũng có thể dễ dàng dẫn đến tình trạng tăng cân, điều này cũng làm gia tăng áp lực trên tĩnh mạch ở vùng hậu môn. Khi cân nặng tăng cao sẽ khiến cho cơ thể khó tiêu hóa, tạo ra lượng mỡ và chất béo xung quanh các cơ quan và mạch máu, từ đó gây áp lực trên tĩnh mạch ở vùng hậu môn tạo thành chứng lòi dom.

Tìm hiểu thêm: Hậu môn có cục cứng là dấu hiệu của bệnh gì? – Góc giải đáp

Tuổi tác

Tuổi tác có thể là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng lòi dom. Khi lão hóa, các mô và tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị suy giảm chức năng, trở nên yếu và giãn nở hơn, từ đó khiến vùng này dễ bị tổn thương và dẫn đến trĩ.

Bệnh lòi dom xuất hiện do tuổi tác

Bệnh lòi dom xuất hiện do tuổi tác

Ngoài ra, khi trải qua giai đoạn lão hóa thì cơ thể cũng khó giữ ẩm và cung cấp đủ lượng nước cần thiết, điều này có thể dẫn đến chứng táo bón và gia tăng áp lực trên tĩnh mạch ở vùng hậu môn. Nếu tình trạng này kéo dài, nó sẽ làm tổn thương tĩnh mạch và hình thành chứng bệnh lòi dom trên.

Giai đoạn thai kỳ

Khi phụ nữ trải qua giai đoạn thai kỳ – đây là thời điểm dễ dẫn đến bệnh trĩ lòi dom nhất vì nhiều yếu tố như sự thay đổi nồng độ hormone, tăng cân nhanh chóng, áp lực từ thai nhi bên trong,… đều có thể làm gia tăng áp lực lớn lên các tĩnh mạch ở vùng hậu môn, táo bón và dẫn đến tăng nguy cơ bị trĩ.

Thai kỳ cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng trĩ lòi dom

Thai kỳ cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng trĩ lòi dom

Tìm hiểu thêm: Những dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ có thể nhận biết sớm

Triệu chứng nhận biết bệnh lòi dom như thế nào?

Triệu chứng đau rát, ngứa ngáy hoặc khó chịu có thể xuất hiện khi ngồi hoặc đứng quá lâu, đặc biệt triệu chứng này càng nghiêm trọng hơn khi búi trĩ lòi hẳn ra ngoài hậu môn.

Hậu môn có cảm giác hơi sưng, kích thích và đỏ rát khó chịu, nhất là khi đại tiện. Khi đại tiện cũng rất khó khăn, phải rặn nhiều, phân cứng.

Triệu chứng bệnh lòi dom

Triệu chứng bệnh lòi dom

Chảy máu lẫn trong phân khi đi đại tiện hoặc khi lau chùi bằng giấy vệ sinh, tình trạng chảy máu càng nghiêm trọng hơn khi búi trĩ sa ra ngoài hậu môn, lúc này máu chảy nhỏ giọt hoặc thành tia. Nếu không sớm chữa trị, người bệnh có thể bị thiếu máu nghiêm trọng.

Cảm nhận khối trĩ lòi ra ngoài, trường hợp này là khi bệnh lòi dom đã nghiêm trọng, cần dùng tay để đẩy búi trĩ lại vị trí cũ hoặc không thể đẩy vào trở lại thì cần sự trợ giúp từ bác sĩ.

Bệnh lòi dom có tự khỏi không? Cách điều trị và phòng ngừa như thế nào?

Bệnh lý lòi dom có thể tự khỏi ở những trường hợp triệu chứng mới khởi phát và còn nhẹ, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng tự khỏi được. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh trĩ có thể trở nên nghiêm trọng hơn và gây ra các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe như áp xe hậu môn, nhiễm trùng hoặc ung thư hậu môn.

Điều trị bệnh lòi dom giai đoạn nhẹ

Thay đổi chế độ ăn uống: Người bệnh cần tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ để giảm tình trạng táo bón, từ đó giảm được áp lực gây ra trên các tĩnh mạch hậu môn. Ngoài ra cũng cần hạn chế thực phẩm cay nóng, rượu và các thực phẩm khó tiêu để giảm các triệu chứng của trĩ.

Tập luyện thể dục: Tập luyện thể dục thường xuyên giúp tăng cường lưu thông máu xung quanh khu vực hậu môn và giảm áp lực chèn ép trên các tĩnh mạch hậu môn.

Điều trị bệnh lòi dom giai đoạn nhẹ

Điều trị bệnh lòi dom giai đoạn nhẹ

Sử dụng thuốc và kem bôi: Người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau, kem bôi làm mềm da, thuốc chống viêm hoặc thuốc trị táo bón để giảm các triệu chứng sưng đau khó chịu do bệnh trĩ lòi dom gây ra.

Thay đổi thói quen sinh hoạt: Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu, không nên đi vệ sinh quá lâu và rặn quá mạnh khi đại tiện.

Điều trị bệnh lòi dom giai đoạn nặng

Tiêm xơ búi trĩ: Phương pháp này được sử dụng để điều trị các búi trĩ nhỏ bằng cách tiêm vào các chất hoá học như phenol hoặc quinine. Các chất này sẽ gây ra viêm và tắc nghẽn các tĩnh mạch bên trong búi trĩ, khiến búi trĩ dần co lại và tiêu biến.

Điều trị bệnh lòi dom giai đoạn nặng

Điều trị bệnh lòi dom giai đoạn nặng

Phẫu thuật cắt bỏ trĩ: Phương pháp này được sử dụng để điều trị các trĩ lớn hoặc các búi trĩ nội phức tạp. Bác sĩ sẽ thực hiện cắt bỏ búi trĩ bệnh lòi dom bằng dao phẫu thuật.

Một số cách phòng ngừa bệnh lòi dom

Điều chỉnh chế độ ăn uống: ăn nhiều rau xanh, trái cây và bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể

Thay đổi thói quen đi vệ sinh: tránh dùng giấy vệ sinh quá cứng, đi vệ sinh quá lâu,…

Thay đổi thói quen sinh hoạt: tránh ngồi hoặc đứng quá lâu, thường xuyên thay đổi tư thế làm việc hoặc vận động nhẹ nhàng

Tập thể dục thể thao đều đặn: thường xuyên tập thể dục sẽ giúp giảm bớt áp lực tại hậu môn và giúp tăng cường sức khỏe

Nếu có những triệu chứng nghi ngờ là do bệnh trĩ lòi dom thì người bệnh hãy đến ngay trung tâm y khoa uy tín Đa Khoa Hữu Nghị, tại đây các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh cụ thể, sau đó tư vấn phương pháp chữa trị an toàn, nhanh chóng để người bệnh có thể lựa chọn cách phù hợp cho bản thân nhất.

Hy vọng bài viết “Bệnh lòi dom: Nguyên nhân, Triệu chứng, Điều trị, Phòng ngừa” đã mang lại nhiều thông tin bổ ích và cần thiết cho bạn đọc quan tâm tìm hiểu về bệnh này, nếu còn băn khoăn nào khác thì hãy nhanh chóng gọi ngay số tư vấn trực ban Hotline: 039 957 5631, (Zalo: 039 666 2154) hoặc nhấp bảng tư vấn trực tiếp >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được nhân viên y tế giải đáp cụ thể, đồng thời sắp xếp lịch trình thăm khám bệnh sớm.

Tìm hiểu thêm: Hẹp hậu môn sau mổ trĩ: Nguyên nhân, điều trị và cách phòng ngừa