Mục Lục
Bệnh Herpes môi (mụn rộp) là bệnh lý nguy hiểm do virus Herpes simplex gây ra. Những triệu chứng của bệnh khiến người bệnh chịu nhiều bất tiện và khó chịu, nó còn ảnh hưởng đến tâm lý và làm người bệnh mất dần tự tin trong giao tiếp. Bài viết sau sẽ mang đến thông tin cụ thể hơn qua chuyên mục giải đáp “Bệnh Herpes môi có nguy hiểm không? Cách điều trị Herpes môi”.

Herpes môi là gì? Nguyên nhân lây nhiễm
Herpes môi là một loại nhiễm trùng do herpes simplex virus type 1 (HSV-1) gây ra với các vết loét trên môi và vùng xung quanh miệng. Herpes simplex virus gồm có chủng HSV-1 thường gây bệnh ở mắt, môi và loại thứ hai là chủng HSV-2 thường gây ra bệnh herpes ở khu vực sinh dục. Tuy nhiên, hai loại virus này cũng có thể lây nhiễm ở bất kỳ vị trí khác khi có tiếp xúc trực tiếp.
Bệnh Herpes môi chủ yếu do virus HSV-1 gây ra, nó gây ra những triệu chứng như sưng đỏ, nổi mụn rộp, mụn nước khiến người bệnh chịu nhiều đau đớn và khó chịu ở xung quanh miệng hoặc môi. Nhiều trường hợp Herpes môi nghiêm trọng còn hình thành nên những vết loét và nứt nhỏ trên môi, thậm chí bị sốt và sưng hạch vùng cổ.

Bệnh Herpes môi
Những triệu chứng ở trên thường kéo dài trong khoảng từ 1-2 tuần rồi có thể tự lành lại và biến mất mà không cần điều trị, tuy nhiên virus HSV vẫn tồn tại bên trong cơ thể người bệnh và chúng có thể tái phát lặp lại các triệu chứng trên nhiều lần.
Nguyên nhân lây nhiễm Herpes môi thường là do tình trạng lây nhiễm virus HSV-1:
Tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh: HSV-1 lây truyền chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh. Khi người mắc bệnh có vết loét môi, virus có thể lây lan qua tiếp xúc với vết loét (khi hôn) hoặc trong quá trình sử dụng chung vật dụng cá nhân chẳng hạn như chén, ly, muỗng,… đã tiếp xúc với vết loét đó.
Tiếp xúc qua niêm mạc: HSV-1 có thể tồn tại trong cơ thể người mắc bệnh, chúng có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với da hoặc niêm mạc của người khác, ngay cả khi người mắc bệnh không có triệu chứng hoặc vết loét rõ ràng.
Hệ miễn dịch suy yếu: Hệ miễn dịch mạnh là yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát và ngăn chặn sự phát triển của virus HSV-1. Khi hệ miễn dịch suy yếu do bệnh hoặc dùng thuốc ức chế miễn dịch, virus có thể tái phát và gây ra các triệu chứng của herpes môi.
Các tình huống kích thích: Một số tình huống có thể kích thích sự tái phát của herpes môi bao gồm sự căng thẳng, mệt mỏi, tổn thương vùng miệng hoặc hệ thống miễn dịch suy yếu,…
Lây lan từ mẹ sang con: HSV-1 cũng có thể lây từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở. Đây là trường hợp hiếm gặp, nhưng có thể xảy ra nếu mẹ mắc bệnh herpes môi và có vết loét môi trong thời gian mang thai, sinh nở.
Dấu hiệu nhận biết bệnh Herpes môi

Dấu hiệu bệnh Herpes môi
– Sau khoảng 2 tuần tiếp xúc và bị lây nhiễm virus HSV, người bệnh sẽ có những dấu hiệu bệnh đầu tiên như ngứa nhẹ, có cảm giác kích thích hoặc châm chích tại vùng môi hoặc khu vực xung quanh miệng. Sau đó, vùng da môi sẽ xuất hiện một hoặc nhiều nốt đỏ gây đau nhức và khó chịu.
– Khoảng thời gian ngắn tiếp theo, những nốt đỏ trên sẽ phát triển to hơn thành mụn rộp, hơi sưng đỏ và chứa chất dịch lỏng như mủ bên trong. Những mụn rộp này thường là mụn nước hoặc mụn sần như vảy sừng, có thể xuất hiện ở môi trên và môi dưới, nhiều trường hợp hiếm gặp còn xuất hiện trên các khu vực khác như cổ họng hoặc nướu.
– Một thời gian sau, các nốt mụn rộp này sẽ bị nứt ra, trở thành các vết loét màu đỏ gây đau rát dữ dội, chúng có nhiều kích thước khác nhau và có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên môi. Khi vết loét này khô lại và bong ra, nó sẽ để lại một vết sẹo màu đỏ nhạt. Ngoài ra, bệnh Herpes môi còn có thể gây ra một vài triệu chứng khác như sốt cao, sưng hạch vùng cổ, đau rát cổ họng, chảy nước dãi liên tục ở trẻ em,…
– Triệu chứng bệnh herpes môi thường kéo dài khoảng từ 7-10 ngày, nhưng trong một số trường hợp nó có thể kéo dài đến hơn 2 tuần. Tuy bệnh không đe dọa đến tính mạng nhưng nó có thể gây ra các vấn đề về tâm lý và làm ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hằng ngày của người bệnh, các triệu chứng bệnh herpes môi thường dễ nhận thấy trên mặt khiến người bệnh tự ti, ngại ngùng xấu hổ và không đám đối diện với người khác.
Bệnh Herpes môi có nguy hiểm không?

Bệnh Herpes môi có nguy hiểm không?
Bệnh Herpes môi thường không đe dọa đến tính mạng nhưng nó gây ra khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt, cũng như một vài vấn đề cần được lưu ý như sau:
Tái nhiễm: Người bệnh phải đối mặt với nguy cơ cơn tái phát của herpes môi theo chu kỳ không đều. Mỗi lần tái phát có thể kéo dài từ vài ngày đến hai tuần. Dù không nguy hiểm, nhưng tình trạng tái nhiễm nhiều lần có thể gây khó chịu và ảnh hưởng cuộc sống cũng như sinh hoạt của người bệnh.
Lây lan đến các vùng khác: Mầm bệnh virus herpes simplex type 1 (HSV-1) có thể lây lan đến các vùng khác trên cơ thể như mắt, da hoặc họng. Trong đó, tình trạng viêm kết mạc herpes có thể gây mất thị lực nếu không được điều trị kịp thời.
Nguy cơ nhiễm trùng: Đối với trường hợp có hệ miễn dịch bị suy yếu do bị nhiễm HIV hoặc người đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch,…thì bệnh herpes môi có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm viêm não, viêm phổi và viêm gan.
Ảnh hưởng thai nhi: Đối với phụ nữ đang mang thai, herpes môi có nguy cơ lây sang thai nhi trong quá trình sinh nở, từ đó gây ra hậu quả nghiêm trọng như trẻ bị viêm não hoặc tử vong sau khi sinh.
Cách điều trị Herpes môi

Cách điều trị Herpes môi
Herpes môi do virus HSV gây ra hiện nay vẫn không có phương pháp điều trị hoàn toàn. Tuy nhiên, người bệnh có thể sử dụng các biện pháp điều trị để giảm triệu chứng, giảm tần suất tái phát và hạn chế nguy cơ lây lan virus.
Thuốc ức chế virus: Các loại thuốc ức chế virus như acyclovir, famciclovir và valacyclovir có thể được sử dụng để giảm triệu chứng và phục hồi tổn thương nhanh chóng. Những loại thuốc trên có thể được sử dụng dưới dạng viên uống hoặc dạng kem để bôi trực tiếp lên vết tổn thương.
Thuốc giảm đau: Để giảm đau nhức và khó chịu do tổn thương và vết loét gây ra, bác sĩ có thể kê thêm đơn thuốc giảm đau như paracetamol hoặc ibuprofen để sử dụng.
Chăm sóc vết loét: Người bệnh cần chăm sóc vết loét bằng cách giữ vùng miệng sạch sẽ và khô ráo. Đồng thời tránh cọ xát, gãi hoặc gây tổn thương đến vết loét để tránh lây lan virus và làm tình trạng Herpes môi nghiêm trọng hơn.
Tăng cường hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch khỏe mạnh có thể giúp kiểm soát và ngăn chặn tái phát của herpes môi. Vì vậy, người bệnh nên duy trì một lối sống lành mạnh như có chế độ ăn uống cân đối, tập thể dục đều đặn, giảm tình trạng căng thẳng stress và ngủ đủ giấc.
Hạn chế lây lan virus: Để tránh lây lan virus cho người khác hoặc tự lây nhiễm trên chính bản thân, người bệnh cần tránh tiếp xúc và đụng chạm có vết loét ở môi hoặc khu vực miệng. Đồng thời giữ vùng miệng sạch sẽ, hạn chế động chạm vào vết thương và tránh chia sẻ đồ dùng cá nhân với người khác.
Nếu có nhu cầu điều trị bệnh herpes môi, người bệnh hãy đến ngay cơ sở y khoa hiện đại: Phòng khám Đa khoa Hữu Nghị, qua đó được các bác sĩ nhiều kinh nghiệm chuyên môn thực hiện xét nghiệm, kiểm tra tình trạng sức khỏe hiện tại và tư vấn liệu pháp điều trị phù hợp – hữu hiệu nhất.
Hy vọng bài viết “Bệnh Herpes môi có nguy hiểm không? Cách điều trị Herpes môi” đã mang lại nhiều thông tin hữu ích cho đông đảo bạn đọc đang quan tâm về bệnh lý này. Nếu có băn khoăn khác hoặc cần hỗ trợ thêm xin hãy liên hệ tới số: Hotline: 039 957 5631 hoặc nhấn ngay bảng tư vấn sau >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được nhân viên y tế hỗ trợ cũng như sắp xếp lịch thăm khám nếu cần thiết.
Có thể bạn quan tâm: Khám mụn rộp sinh dục ở đâu tại Đà Nẵng