Giang mai là bệnh xã hội đặc biệt nguy hiểm nếu không sớm được phát hiện và điều trị ở giai đoạn đầu. Bệnh có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, thậm chí là đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Bài viết dưới đầy sẽ giải đáp câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm “Bệnh giang mai có chữa khỏi hoàn toàn được không?”.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tổng quan: Bệnh giang mai

Bệnh giang mai hình thành do vi khuẩn Treponema pallidum – một dạng xoắn khuẩn có thể lây truyền dễ dàng thông qua hoạt động quan hệ tình dục không an toàn, bao gồm quan hệ qua âm đạo, hậu môn hoặc bằng miệng. Bên cạnh đó, xoắn khuẩn gây bệnh cũng có thể lây truyền qua đường máu (qua hoạt động truyền máu), từ mẹ sang thai nhi trong quá trình mang thai (trẻ sinh ra mắc giang mai bẩm sinh) hoặc thông qua tiếp xúc với các vết thương hở chảy dịch.

Bệnh giang mai

Bệnh giang mai

Bệnh giang mai có thời gian ủ bệnh rất lâu, có nhiều trường hợp lên tới vài chục năm. Trong thời gian ủ bệnh, nó không gây ra bất cứ dấu hiệu nào rõ ràng khiến người bệnh chủ quan không kịp thời thăm khám và điều trị. Giang mai khi đã chuyển sang giai đoạn cuối sẽ bộc phát các triệu chứng rất nghiêm trọng, đe dọa nặng nề đến sức khỏe, trí lực và tính mạng của người bệnh.

Trường hợp phụ nữ mang thai lây nhiễm giang mai, nguy cơ sinh non và sảy thai là rất cao. Bên cạnh đó, xoắn khuẩn giang mai có thể từ mẹ lây truyền qua trẻ nhỏ, khiến trẻ mắc giang mai bẩm sinh, nguy cơ viêm da, viêm nhiễm ở mắt,…từ đó gây ảnh hưởng đến sức khỏe và thị lực nghiêm trọng.

Dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai lây nhiễm

Bệnh giang mai trong từng giai đoạn sẽ có dấu hiệu nhận biết riêng biệt như sau:

Giai đoạn ban đầu

Giai đoạn bệnh giang mai đầu tiên

Giai đoạn bệnh giang mai đầu tiên

Giai đoạn đầu thường bắt đầu từ 3-90 ngày sau khi cơ thể lây nhiễm hoặc tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai. Cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện một hoặc nhiều vết loét nhỏ, không đau, không ngứa ở vùng tiếp xúc xoắn khuẩn, thường là bộ phận sinh dục, hậu môn hoặc miệng. Vết loét này thường xuất hiện và nhanh chóng lành lại trong vòng từ 3-6 tuần. Vì triệu chứng của giai đoạn này chỉ là những vết loét nhỏ không đau, không gây ảnh hưởng và có thể tự lành lại nên nhiều người không chú ý đến hoặc không nhận ra.

Giai đoạn phát triển

Giai đoạn bệnh giang mai tiếp theo

Giai đoạn bệnh giang mai tiếp theo

Nếu không được điều trị, bệnh giang mai sẽ phát triển sang giai đoạn phát triển mạnh. Triệu chứng thường xuất hiện rõ ràng hơn từ 2-8 tuần sau khi vết loét ban đầu xuất hiện. Các triệu chứng chính để nhận biết có thể bao gồm phát ban hoặc nổi mẩn đỏ trên da, đặc biệt là ở vùng lưng, bàn tay và bàn chân. Người bệnh có thể cảm thấy cơ thể mệt mỏi, bị đau họng hoặc sốt, sưng đau ở các khớp,….

Giai đoạn tiềm ẩn

Giai đoạn giang mai tiềm ẩn

Giai đoạn giang mai tiềm ẩn

Sau giai đoạn phát triển ở trên, bệnh giang mai sẽ chuyển sang giai đoạn tiềm ẩn và các triệu chứng sẽ biến mất. Tuy nhiên, xoắn khuẩn vẫn tiếp tục tồn tại trong cơ thể, chúng ẩn sâu vào trong các cơ quan nội tạng và không còn tồn tại trên da, chỉ có thể nhận biết thông qua các xét nghiệm chuyên sâu tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế chuyên khoa. Bệnh giang mai có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu không được điều trị.

Giai đoạn cuối

Nếu không được điều trị, bệnh giang mai sẽ phát triển thành giai đoạn cuối cùng, cũng là giai đoạn có triệu chứng nghiêm trọng nhất. Giai đoạn này có thể xuất hiện sau vài năm hoặc thậm chí sau vài thập kỷ kể từ khi lây nhiễm xoắn khuẩn giang mai ban đầu. Các biểu hiện của giai đoạn muộn là những tổn thương đặc biệt nghiêm trọng ở cơ thể, bao gồm tổn thương tim, não, mắt, xương và các cơ quan khác. Những tổn thương này đa phần không thể điều trị hoàn toàn, người bệnh buộc phải sống chung với nó trong suốt quãng đời còn lại.

Giai đoạn bệnh giang mai cuối cùng

Giai đoạn bệnh giang mai cuối cùng

  • Tổn thương tim: Bệnh giang mai gây tổn thương ở hệ thống tuần hoàn máu và các mô xung quanh tim, dẫn đến các vấn đề tim mạch nguy hiểm khác.
  • Tổn thương não: Xoắn khuẩn giang mai tấn công vào hệ thần kinh và gây ra các triệu chứng như đau đầu, không kiểm soát được hoạt động cơ thể, rối loạn thị lực và thậm chí là tình trạng suy giảm trí tuệ, mất nhận thức hoặc rối loạn tâm thần nặng.
  • Tổn thương xương: Bệnh giang mai có thể làm suy yếu các khớp xương và gây ra các triệu chứng như đau khớp, đau xương, xương dễ gãy dẫn đến mất chức năng hoạt động và di chuyển.
  • Tổn thương mắt: Xoắn khuẩn giang mai tấn công vào dây thần kinh thị lực và niêm mạc mắt, khiến người bệnh chịu nhiều tổn thương ở khu vực này, từ đó suy giảm thị lực hoặc mất thị lực hoàn toàn.
  • Các tổn thương khác: Bệnh giang mai cũng có thể ảnh hưởng đến các cơ quan trọng yếu khác như gan, thận, niệu quản và hệ tiêu hóa.

Bệnh giang mai có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Bệnh giang mai hiện nay có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu được điều trị đúng cách và đầy đủ, đặc biệt là việc điều trị bệnh vào giai đoạn đầu là rất quan trọng. Xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra bệnh giang mai là một vi khuẩn nhạy cảm với kháng sinh, vì vậy việc điều trị bệnh giang mai có thể thực hiện bằng các loại thuốc kháng sinh.

Bệnh giang mai có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Bệnh giang mai có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Sau khi người bệnh hoàn tất liệu trình điều trị thì cần kiểm tra lại và thăm khám định kỳ để đảm bảo rằng bệnh đã được chữa khỏi hoàn toàn. Bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm kháng thể hoặc các phương pháp xét nghiệm khác người bệnh đã không còn xoắn khuẩn giang mai trong cơ thể.

Điều quan trọng là người bệnh cần hoàn thành toàn bộ liệu trình điều trị kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được bỏ sót hoặc tự ý dừng điều trị vì có thể dẫn đến tái nhiễm khuẩn giang mai hoặc tình trạng kháng thuốc xảy ra.

Một số phương pháp điều trị bệnh giang mai hiệu quả hiện nay

Điều trị bằng thuốc kháng sinh

Cách điều trị bệnh giang mai

Cách điều trị bệnh giang mai

Đối với bệnh giang mai giai đoạn ban đầu thì thường sử dụng kháng sinh penicillin. Người bệnh có thể tiêm trực tiếp một liều duy nhất hoặc sử dụng thuốc kháng sinh trong một khoảng thời gian nhất định có thể loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn Treponema pallidum và chữa khỏi các vết loét ban đầu.

Trong những giai đoạn sau của bệnh giang mai, quá trình điều trị sẽ kéo dài hơn. Việc sử dụng kháng sinh như penicillin, doxycycline, tetracycline hoặc azithromycin trong một khoảng thời gian dài hơn sẽ được bác sĩ đề xuất nhằm đảm bảo diệt sạch xoắn khuẩn giang mai và ngăn ngừa tái phát bệnh. Thời gian điều trị cụ thể và loại kháng sinh được sử dụng sẽ phụ thuộc vào tình trạng và phản ứng của người bệnh.

Điều trị dựa trên miễn dịch tự cân bằng 

Đây là phương pháp điều chỉnh hệ miễn dịch của cơ thể để cân bằng lại sự phản ứng miễn dịch, từ đó giúp kiểm soát vi khuẩn Treponema pallidum và làm giảm triệu chứng của bệnh. Phương pháp này thường sử dụng các chất gây kích thích miễn dịch hoặc các loại thuốc điều chỉnh miễn dịch để tăng cường phản ứng miễn dịch chống lại vi khuẩn.

Nhằm phát hiện và điều trị kịp thời bệnh giang mai, người bệnh hãy đến ngay cơ sở chuyên khoa bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục: Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị. Qua đó, người bệnh sẽ được các bác sĩ nhiều kinh nghiệm xét nghiệm, chẩn đoán và tư vấn cách điều trị giang mai hiệu quả nhất.

Mong rằng bài viết “Bệnh giang mai có chữa khỏi hoàn toàn được không?” vừa rồi đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích đến với bạn đọc quan tâm. Nếu còn câu hỏi hoặc cần hỗ trợ thì xin vui lòng liên hệ trực tiếp qua đường dây nóng sau: Hotline: 039 957 5631, hoặc nhắn ngay qua khung tư vấn này: >>Tư Vấn Trực Tuyến<<. Đội ngũ chuyên viên y tế tại Đa Khoa Hữu Nghị sẽ hỗ trợ giải đáp miễn phí và đặt lịch hẹn sớm nhất cho bạn.

Có thể bạn quan tâm: Khám bệnh giang mai ở đâu tại Đà Nẵng