Bệnh trĩ là bệnh phổ biến do thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh gây ra. Để giúp triệu chứng bệnh và búi trĩ mau chóng biến mất, người bệnh có thể áp dụng các bài tập yoga tại nhà để tăng cường sức khỏe và lưu thông máu ở khu vực hậu môn trực tràng. Bài viết sau sẽ cung cấp 6 bài tập yoga chữa bệnh trĩ đơn giản và hiệu quả nhất.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Yoga có chữa bệnh trĩ được không?

Bệnh trĩ là một bệnh lý phổ biến xảy ra ở khu vực trực tràng hậu môn. Bệnh trĩ xảy ra khi các mạch máu ở hậu môn và vùng lân cận bị phình to, biến dạng bất thường. Điều này khiến cho các mạch máu trên có thể trở nên nhạy cảm, dễ hình thành nên một hoặc nhiều búi trĩ tắc nghẽn máu và gây ra các triệu chứng khó chịu như đau rát, ngứa ngáy, chảy máu và sưng đỏ tại vùng hậu môn.

Yoga có chữa bệnh trĩ được không?

Yoga có chữa bệnh trĩ được không?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ, bao gồm việc tăng áp lực trong các mạch máu xung quanh hậu môn trực tràng, đặc điểm di truyền, táo bón lâu năm, tăng áp lực trong bụng do mang thai hoặc chứng béo phì và cơ quan bị suy giảm chức năng do lão hóa. Một số yếu tố khác như ăn ít chất xơ, rặn mạnh khi đại tiện, thường xuyên phải đứng hoặc ngồi liên tục, tâm trạng lo lắng, căng thẳng và stress cũng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Nếu không kịp thời điều trị và khắc phục bệnh trĩ, nó sẽ gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng hơn, bao gồm tình trạng sa búi trĩ (búi trĩ sa ra ngoài hậu môn), viêm nhiễm, sưng đau, ngứa rát, tiết dịch mủ và chảy máu hậu môn ngay cả khi không đi đại tiện. Điều này ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày, từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Yoga là một hệ thống các bài tập và kỹ thuật rèn luyện cả thể chất và tinh thần. Nó kết hợp các phương pháp thực hành như tập thể dục, thiền định, kỹ thuật hít thở, sự tập trung để đạt được sự trạng thái cân bằng và sự hài hòa trong cuộc sống.

Các lợi ích của việc thực hành yoga bao gồm cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường sự linh hoạt, nâng cao sức mạnh của cơ bắp, giảm căng thẳng, cân bằng hệ thần kinh, gia tăng sức mạnh tinh thần và khả năng tập trung. Ngoài ra, yoga cũng có thể giúp tăng cường sự nhạy bén trong việc nhìn nhận và quản lý cảm xúc của bản thân.

Có thể bạn quan tâm: Bệnh trĩ có ăn được thịt chó, bò, gà không?

Tập yoga mang lại nhiều lợi ích

Tập yoga mang lại nhiều lợi ích

Tập luyện yoga cũng mang lại nhiều tác dụng trong việc điều trị bệnh trĩ, nó giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể, đẩy mạnh quá trình lưu thông máu ở khu vực hậu môn trực tràng, nhờ đó thu hẹp dần các búi trĩ sưng đau ở khu vực hậu môn, cụ thể như:

– Tăng cường cơ thắt và cải thiện tuần hoàn hậu môn: Một số tư thế yoga có thể giúp tăng cường cơ thắt, tăng cường lưu thông máu và giảm tình trạng nghẽn tắc ở các mạch máu xung quanh hậu môn. Điều này có thể giảm áp lực trong vùng hậu môn và giảm triệu chứng sưng đau khó chịu do búi trĩ gây ra.

– Giảm căng thẳng và các rối loạn tâm lý: Yoga kết hợp các kỹ thuật hít thở, tập trung và thiền định có thể giúp giảm căng thẳng và nhiều trạng thái rối loạn tâm lý khác. Nhờ đó giảm được tình trạng táo bón và sự tăng áp lực trong vùng hậu môn, hạn chế sự phát triển và tái phát của bệnh trĩ.

6 Bài tập yoga chữa bệnh trĩ đơn giản và hiệu quả

Bài tập yoga kết hợp hít thở

Bài tập yoga chữa bệnh trĩ - Kết hợp hít thở

Bài tập yoga chữa bệnh trĩ – Kết hợp hít thở

  • Người tập cần thả lỏng cơ thể và giữ cho phần bụng dưới ở tư thế thoải mái nhất.
  • Hít thở đều và chậm, cùng lúc đó khép chặt hai bên mông và đùi lại với nhau.
  • Thực hiện hóp bụng và co thắt (giữ chặt) hậu môn khi nín thở.
  • Giữ tư thế này trong vài giây, sau đó thở ra và thả lỏng hậu môn về trạng thái bình thường.
  • Để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên luyện tập thường xuyên từ 3-4 lần/ngày, mỗi lần trong khoảng 1-2 phút.

Bài tập yoga để chân vuông góc với tường

Bài tập yoga chữa bệnh trĩ - Để chân vuông góc với tường

Bài tập yoga chữa bệnh trĩ – Để chân vuông góc với tường

  • Chuẩn bị một chiếc thảm tập hoặc cũng có thể nằm lên một bề mặt êm ái và sạch sẽ như giường. Tiến sát về phía bức tường, đặt mông áp sát hết mức vô tường và hướng thẳng mặt lên trần nhà.
  • Giơ chân lên và đặt chân lên bức tường, điều chỉnh tư thế sao cho chân sát vào bức tường và tạo thành một góc vuông với mặt đất. Đặt hai tay song song với cơ thể (có thể đặt tay lên ngực để giữ vững trọng tâm hơn), sau đó nhắm mắt lại và hít thở đều.
  • Giữ tư thế này trong khoảng từ 3 đến 5 phút, lặp lại từ 4 đến 5 lần. Sau khi hoàn thành, thả chân xuống và nằm nghỉ một lúc trước khi đứng dậy. 

Bài tập yoga tư thế em bé

Bài tập yoga chữa bệnh trĩ - Tư thế em bé

Bài tập yoga chữa bệnh trĩ – Tư thế em bé

  • Ngồi xuống thảm tập, gập chân lại, đặt gót chân sát vào nhau và ngồi xuống từ từ sao cho phần mông chạm nhẹ vào bàn chân. Đặt hai bàn tay ở hai bên hông và cho lòng bàn tay ngửa lên trên.
  • Từ từ mở rộng hông và gập người về phía trước, hướng mặt vào giữa hai đùi và chạm nhẹ nhàng phần trán xuống thảm tập.
  • Duỗi thẳng hai tay cao hơn đầu, thẳng hàng với phần đầu gối. Hít thở đều và thả lỏng vai xuống sàn, chú ý cảm nhận trọng lực từ vùng vai và cánh tay khi chạm xuống sàn.
  • Đây là tư thế thư giãn nhẹ nhàng nên có thể duy trì từ 30 giây đến vài phút. Khi người tập đã thấm mệt thì có thể thư giãn, hít thở đều và từ từ nâng người lên trở lại tư thế ban đầu.

Bài tập yoga xả hơi

Bài tập yoga chữa bệnh trĩ - Tư thế xả hơi

Bài tập yoga chữa bệnh trĩ – Tư thế xả hơi

  • Nằm ngửa trên thảm tập, duỗi thẳng hai chân ra và đặt hai tay song song với thân người.
  • Bắt đầu co đầu gối bên trái lên gần ngực. Ôm lấy đầu gối bằng hai tay nhưng cần nâng vùng đầu để chạm nhẹ vào chân.
  • Sau đó, từ từ hạ đầu xuống và buông tay trở về tư thế ban đầu. Tiếp tục thực hiện với phần bên phải còn lại, mỗi bên thực hiện động tác này từ 4-5 lần.

Bài tập yoga tư thế cái cày

Bài tập yoga chữa bệnh trĩ - Tư thế cái cày

Bài tập yoga chữa bệnh trĩ – Tư thế cái cày

  • Nằm sấp trên thảm tập, nâng cả hai chân qua đầu và đặt ngón chân xuống thảm tập phía trên đầu, có thể sử dụng hai bàn tay đỡ vùng hông để duy trì tư thế lâu hơn.
  • Mở đầu gối sang hai bên và áp hai đùi vào hai bên tai. Thực hiện các động tác này từ 3-5 lần sẽ giúp tăng cường lưu thông máu và cải thiện tình trạng bệnh trĩ. 
  • Động tác yoga này khá khó, vì vậy nó chỉ phù hợp với những người đã làm quen với môn yoga một thời gian và có nền tảng kỹ thuật tốt.

Bài tập yoga trồng cây chuối

Bài tập yoga chữa bệnh trĩ - Tư thế trồng cây chuối

Bài tập yoga chữa bệnh trĩ – Tư thế trồng cây chuối

  • Ngồi quỳ gối xuống thảm đặt trên sàn và cúi gập người về phía trước. Đặt hai khuỷu tay xuống sàn và đặt hai tay chéo vào nhau để tạo thành hình tam giác.
  • Tiếp theo để đỉnh đầu chạm nhẹ xuống thảm và đan hai tay vào nhau để tạo thành hình trụ vững chắc. Giữ đầu gối co lại và chụm vào nhau, từ từ đẩy hông cho đến khi hai chân duỗi thẳng lên trên.
  • Giữ nguyên tư thế cây chuối trong khoảng 10-15 giây, cùng lúc hít thở sâu và giữ cho lưng thẳng, tập trung trọng lượng vào hai khuỷu tay. Sau đó từ từ hạ người và trở về tư thế chuẩn bị ban đầu để kết thúc bài tập.
  • Đây cũng là một động tác yoga khó, vì vậy nó chỉ phù hợp với những người đã làm quen với môn yoga một thời gian và có nền tảng kỹ thuật tốt.

Tuy các bài tập yoga có thể đẩy mạnh lưu thông máu ở hậu môn, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và cải thiện các triệu chứng do bệnh trĩ gây ra, nhưng nó không thể điều trị nếu bệnh trĩ đã ở giai đoạn nghiêm trọng. 

Để đánh giá tình trạng phát triển của búi trĩ và điều trị bệnh trĩ hiệu quả, người bệnh nên đến ngay cơ sở y khoa chuyên bệnh hậu môn trực tràng tại: Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị. Với các bác sĩ nhiều kinh nghiệm tại đây, người bệnh sẽ được kiểm tra tình trạng sức khỏe, mức độ nghiêm trọng của búi trĩ để thực hiện phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả hơn.

Hy vọng bài viết “6 bài tập yoga chữa bệnh trĩ đơn giản và hiệu quả nhất ” đã mang lại nhiều thông tin hữu ích cho đông đảo bạn đọc quan tâm theo dõi xuyên suốt từ đầu chuyên mục. Nếu có băn khoăn khác hoặc cần hỗ trợ gấp xin hãy liên hệ nhanh chóng tới số: Hotline: 039 957 5631 hoặc nhấn vào ngay bảng tư vấn sau: >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để các chuyên viên y tế kinh nghiệm sẽ hỗ trợ cũng như sắp xếp lịch thăm khám cho bạn nếu cần thiết.

Có thể bạn quan tâm: Bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không? Điều trị thế nào?