Trĩ là một bệnh phổ biến, tuy thường xuất hiện ở người lớn tuổi nhưng không ít trường hợp bệnh lý này xuất hiện ở cả những đối tượng trẻ. Tuy có rất nhiều cách phòng ngừa bệnh lý này hiệu quả, nhưng nhiều người vẫn chưa nắm được biện pháp phòng ngừa phù hợp với bản thân. Chính vì vậy, bài viết sau sẽ giới thiệu với bạn đọc về các bài tập co thắt hậu môn và những lợi ích của nó trong việc phòng tránh bệnh trĩ.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tìm hiểu về bệnh trĩ và nguyên nhân gây ra bệnh

Bệnh trĩ là bệnh lý phổ biến xảy ra ở khu vực hậu môn trực tràng, tuy thường xuất hiện người lớn tuổi, nhưng hiện nay bệnh lại có xu hướng trẻ hóa dần, có thể xuất hiện ở nhiều trường hợp độ tuổi khác nhau. Gây ra nhiều bất tiện và phiền toái trong cuộc sống, từ đó làm giảm chất lượng sống của người bệnh.

Tìm hiểu về bệnh trĩ - Nguyên nhân gây ra

Tìm hiểu về bệnh trĩ – Nguyên nhân gây ra

Bệnh trĩ hình thành khi các mao mạch ở khu vực hậu môn và trực tràng liên tục bị chèn ép bởi áp lực từ vùng bụng, áp lực này do nhiều nguyên nhân gây ra như là tình trạng táo bón mãn tính, thói quen ăn uống không lành mạnh, phụ nữ trong trong giai đoạn mang thai và sinh nở, tuổi tác, ít vận động trong thời gian dài, ngồi hoặc đứng liên tục,… Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm cho máu bị nghẽn và ứ đọng, dần hình thành nên những búi trĩ căng phồng và sa dần ra ngoài hậu môn.

Tình trạng búi trĩ được phân thành hai loại chính là trĩ nội và trĩ ngoại:

  • Đối với trĩ nội

Búi trĩ sẽ hình thành từ phía trên đường lược của hậu môn và trực tràng, vì nằm trong ống hậu môn nên trĩ nội thường khó quan sát và nhận biết dấu hiệu bệnh. Ngoài ra, vì khu vực này không cảm nhận đau đớn được nên người bệnh chỉ có thể nhận ra khi búi trĩ sa nghiêm trọng hoặc chảy máu trực tràng.

  • Đối với trĩ ngoại

Loại búi trĩ này nằm ngay dưới đường lược hậu môn và trực tràng, nên người bệnh có thể dễ dàng quan sát và cảm nhận búi trĩ hơn. Tuy vậy thì loại trĩ ngoại này gây ra nhiều đau đớn, khó chịu, nóng rát và chảy máu nhiều hơn vo với trĩ nội, đặc biệt là khi người bệnh ngồi xuống, cọ xát với quần áo khi di chuyển – vận động hoặc khi đi đại tiện.

Tìm hiểu thêm: 7 triệu chứng bệnh trĩ: Nhận biết sớm, điều trị hiệu quả

Triệu chứng nhận biết và biến chứng của bệnh trĩ nếu không sớm điều trị

Triệu chứng nhận biết

  • Khi mắc bệnh trĩ, người bệnh có thể nhận biết nhờ quan sát một số triệu chứng như:
  • Sưng đau, ngứa rát, nóng ran khó chịu khu vực hậu môn, nhất là khi vừa đi đại tiện.
  • Đại tiện khó khăn, phân cứng, trong phân dính lẫn máu hoặc thấy máu dính trên giấy vệ sinh khi lau chùi.
  • Cảm giác khó chịu cồm cộm ở hậu môn khi ngồi hoặc nằm, hậu môn có khối u hơi sưng hoặc xuất hiện khối thịt lồi ra
  • Tiết nhiều dịch nhầy khi đại tiện, khó tiêu, chướng bụng
Triệu chứng nhận biết và biến chứng của bệnh trĩ

Triệu chứng nhận biết và biến chứng của bệnh trĩ

Biến chứng

  • Nhiễm trùng: Bệnh trĩ nếu không được điều trị kịp thời khi lồi ra ngoài hậu môn có thể làm chảy nhiều máu dẫn đến tình trạng nhiễm trùng hậu môn và đường tiêu hóa, khiến cho triệu chứng bệnh trĩ trở nên nặng hơn.
  • Tắc nghẽn mạch máu: Tắc nghẽn mạch máu là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh trĩ, khi máu ứ đọng trong các tĩnh mạch của trĩ gây ra đau và sưng tấy vùng hậu môn. Tình trạng này cần phải được chữa trị kịp thời để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
  • Thiếu máu: Trĩ sa ra ngoài hậu môn làm người bệnh xuất huyết nghiêm trọng, máu có thể chảy thành giọt hoặc thành tia máu. Nếu tình trạng này kéo dài, người bệnh sẽ bị thiếu máu dẫn đến suy nhược cơ thể, hoa mắt chóng mặt và mệt mỏi.
  • Ung thư hậu môn: Tuy hiếm gặp nhưng bệnh trĩ cũng có thể dẫn đến ung thư hậu môn nếu không được chữa trị kịp thời và đầy đủ. Ung thư hậu môn có thể đe dọa sức khỏe người bệnh và gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

Tìm hiểu thêm: Bị lồi cục thịt ở hậu môn là bệnh gì? Nguyên nhân và chữa trị hiệu quả

Hướng dẫn bài tập co thắt hậu môn tại nhà – Lợi ích khi áp dụng bài tập

Hướng dẫn

Bài tập co thắt hậu môn tại nhà

Bài tập co thắt hậu môn tại nhà

Khi mắc bệnh trĩ, nếu thực hiện các bài tập luyện phù hợp và đúng cách sẽ giúp bệnh nhân tránh được các biến chứng xảy ra như tình trạng sa búi trĩ, búi trĩ phình to,… Đối với bài tập co thắt hậu môn, người bệnh có thể áp dụng tại nhà vì bài tập này rất đơn giản và dễ dàng thực hiện, gồm các bước sau:

Bước 1: Ngồi lên ghế có bề mặt bằng phẳng hoặc thảm trải trên mặt đất với đầu gối uốn cong và đặt chân rộng bằng vai, sau đó thả lỏng cơ thể sau đó hít một hơi thật sâu đồng thời kẹp chặt 2 bên mông và đùi giống với động tác ngăn chặn việc đại tiện.

Bước 2: Giữ nhịp độ nén cơ trên trong khoảng 5 giây và sau đó thả lỏng.

Bước 3: Giữ nguyên trạng thái và nín thở khoảng 10 giây sau đó thở ra từ từ, thả lỏng cơ hậu môn. Cần khoảng 30 giây sau để lấy lại hơi sau đó tiếp tục thực hiện bài tập thể dục này.

Bước 4: Thực hiện lại động tác này từ 10 đến 15 lần. Bài tập nên được thực hiện 3 – 4 lần một ngày để đạt hiệu quả tối ưu.

Tìm hiểu thêm: Ngứa hậu môn về đêm phải làm sao ? Nguyên nhân gây ngứa là gì?

Lợi ích

Lợi ích từ bài tập co thắt hậu môn tại nhà

Lợi ích từ bài tập co thắt hậu môn tại nhà

  • Cải thiện sức khỏe của cơ bụng và hậu môn: Bài tập co thắt hậu môn giúp tăng cường cơ bụng và cơ hậu môn, giúp tăng cường sức khỏe và sức mạnh của khu vực này.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ: Tập luyện co thắt hậu môn thường xuyên giúp tăng cường cơ bụng hậu môn, điều này có thể giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Cải thiện chức năng ruột: Bài tập co thắt hậu môn có thể cải thiện chức năng ruột, giúp tránh tình trạng táo bón và tăng cường khả năng kiểm soát đại tiện, từ đó giúp phòng tránh bệnh trĩ.
  • Giảm đau lưng: Tập luyện co thắt hậu môn có thể giúp cải thiện vấn đề về đau lưng bằng cách tăng cường sức mạnh của cơ bụng và hậu môn.
  • Tăng cường khả năng kiểm soát khả năng đại tiện: Bài tập co thắt hậu môn có thể giúp tăng cường khả năng kiểm soát đại tiện, giúp quá trình đại tiện diễn ra thuận lợi hơn.

Bài tập co thắt hậu môn là một bài tập tập trung chủ yếu vào cơ bụng, cơ thắt hậu môn, giúp tăng cường cơ bụng và giảm nguy cơ bệnh trĩ biến chứng nghiêm trọng hơn.

Lưu ý

  • Không nên hít thở hoặc dùng cơ bụng để thực hiện bài tập này.
  • Bài tập này cần có thời gian tập luyện đủ lâu để giúp cơ thắt và cơ bụng khỏe hơn. Người bệnh có thể cần tập thường xuyên, kiên trì trong vài tháng trước khi cơ thắt và cơ bụng đạt được toàn bộ sức mạnh của chúng. Tuy nhiên cần tập luyện vừa sức để tránh gây phản tác dụng.
  • Nếu người bệnh gặp bất kỳ vấn đề gì khi thực hiện bài tập, hãy dừng lại và tư vấn ý kiến ​​của bác sĩ chuyên khoa. Hãy đến ngay trung tâm y tế chuyên khoa uy tín chất lượng tại Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị để được các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn khoa hậu môn – trực tràng chẩn đoán xét nghiệm tình trạng bệnh lý hiện tại. Qua đó có được phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả cho bệnh nhân trong quá trình thăm khám bệnh tại đây.

Một số bài tập khác chữa bệnh trĩ

Bài tập đi bộ

Đó là một bài tập khá đơn giản mà bạn có thể thực hiện ở bất cứ đâu. Bài tập này không chỉ cải thiện sức khỏe hệ xương, hỗ trợ hô hấp mà còn rất tốt cho người bị bệnh trĩ.

Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, việc đi bộ phải được thực hiện đúng cách:

  • Đứng thẳng, hai tay thả lỏng, cánh tay hơi thẳng. Đi một đoạn ngắn, nhấc một chân lên, đồng thời kéo hậu môn và nhấc chân kia. Nhẹ nhàng lặp lại động tác. 
  • Bạn nên đi bộ 20 đến 30 phút mỗi ngày và cũng nên chọn trang phục thoải mái và mát mẻ để được thuận tiện hơn
Bài tập đi bộ chữa bệnh trĩ

Bài tập đi bộ chữa bệnh trĩ

Động tác yoga thân người kết hợp thở 

Là động tác giúp thư giãn, điều hòa hơi thở và máu nên giảm áp lực lên tĩnh mạch và búi trĩ. Các bước thực hiện như sau:

  • Đứng thẳng, hai tay hạ xuống, lòng bàn tay chắp lại, hai chân rộng bằng vai
  • Từ từ hạ người xuống
  • Ngậm miệng, đưa lưỡi vào trong miệng cho đến khi thấy bọt, hít sâu, kéo hậu môn ra sau vài giây
  • Thở ra, nghỉ 10 đến 15 giây, sau đó lặp lại khoảng 20-30 lần.

Bài tập tư thế con cá

Các bước thực hiện như sau: 

  • Mở thảm ra và giữ thẳng đầu gối, tay đặt dưới mông, lòng bàn tay hướng xuống
  • Hít sâu, sau đó từ từ nâng ngực và thân lên đồng thời tập trung vào tay
  • Hít vào thở ra khoảng bốn lần rồi trở lại tư thế ban đầu
  • Thực hiện liên tục tư thế này trong khoảng 20 phút, 5-7 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Bài tập tư thế con cá chữa bệnh trĩ

Bài tập tư thế con cá chữa bệnh trĩ

Bài tập tư thế trồng cây chuối 

Bài tập tư thế trồng cây chuối cũng giúp người bị bệnh trĩ cải thiện đáng kể. Cụ thể các bước thực hiện như sau:

  • Ngồi quỳ gối xuống sàn, gập người về phía trước, hai khuỷu tay chống xuống sàn còn hai bàn tay nắm lại hình tam giác 
  • Đặt đỉnh đầu xuống sàn, tập trung vào hai bàn tay đang chắp lại làm trụ, nâng cao mông và chân, tạo tư thế đứng
  • Giữ tư thế quả chuối trong khoảng 5 giây và hít thở
  • Giữ lưng thẳng và đỡ trọng lượng cơ thể trên khuỷu tay
  • Hạ người xuống và từ từ trở lại vị trí ban đầu
  • Lặp lại với các nhịp sau, tăng dần nhịp độ trong tư thế cây chuối
Bài tập trồng cây chuối chữa bệnh trĩ

Bài tập trồng cây chuối chữa bệnh trĩ

Bài tập Sarvanga Asana

Bài tập Sarvanga Asana giúp máu tập trung vùng dưới , hỗ trợ kích thích co bóp cơ bụng và nhu động ruột, là phương pháp điều trị hiệu quả. Cách thực hiện như sau:

  • Nằm ngửa trên sàn với đầu gối co áp sát ngực.
  • Hai khuỷu tay chống xuống sàn, nâng mông lên.
  • Hít sâu, đưa đầu gối về phía ngực. Đồng thời, hai khuỷu tay chống xuống sàn và đẩy mông lên.
  • Hít vào thở ra liên tục và đều đặn
  • Duỗi thẳng chân, dồn trọng lượng cơ thể xuống hai vai, hai tay đỡ eo cho thăng bằng.
  • Giữ nguyên trọng tâm trong khoảng 3-5 giây rồi tăng dần thời gian.

Các bài tập người bệnh trĩ cần tránh

Dưới đây là một số bài tập thể dục thể thao người bị bệnh trĩ cần tránh nếu không muốn căn bệnh trĩ của mình trở nên nặng hơn:

  • Đạp xe: Bài tập này tạo nhiều áp lực lên hậu môn, khiến các tĩnh mạch sưng lên khiến bệnh trĩ nặng hơn.
  • Tập tạ hoặc các bài tập tạo áp lực lên bụng dưới: Những bài tập này tạo áp lực trong bụng và có thể tăng áp lực trong hệ tiêu hóa, gây ra căng thẳng và gây rối loạn trên các đám mây trĩ.
  • Squat: Bài tập này tạo áp lực lên hậu môn làm cho bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng

Hy vọng bài viết “Lợi ích của bài tập co thắt hậu môn – đánh bay búi trĩ” đã mang lại nhiều thông tin hữu ích và thiết thực cho bạn đọc và bệnh nhân quan tâm. Nếu còn có băn khoăn, thắc mắc nào khác liên quan sức khỏe hậu môn trực tràng thì chỉ cần liên hệ nhanh đến số địa chỉ tư vấn Hotline: 039 957 5631, (Zalo: 039 666 2154) hoặc nhấp khung chat giải đáp online này >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được nhân viên y tế hỗ trợ và sắp xếp lịch thăm khám bệnh ngay.

Có thể bạn quan tâm: Chữa bệnh trĩ ở đâu tốt nhất tại Đà Nẵng