Đặt vòng tránh thai là một trong những phương pháp ngăn ngừa thai kỳ an toàn và phổ biến, phù hợp với các chị em phụ nữ có nhu cầu tránh thai tạm thời với sức khỏe ổn định và không mắc các bệnh lý nghiêm trọng. Tuy vậy, rất nhiều người thắc mắc rằng 18 tuổi có đặt vòng tránh thai được không và cần lưu ý những gì khi thực hiện đặt vòng ở tuổi này. Tất cả sẽ được bài viết sau giải đáp cụ thể, bạn đọc quan tâm cùng theo dõi nhé!

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tìm hiểu chung: Đặt vòng tránh thai

Vòng tránh thai là một thiết bị y tế nhỏ gọn được đặt vào tử cung để ngăn chặn giai đoạn thai nghén ở phụ nữ. Ở nước ta, hai loại vòng tránh thai phổ biến gồm có vòng bằng đồng và vòng chứa hormone nội tiết. Cả hai loại vòng đều có hiệu quả ngừa thai cao lên đến 99% và có thời gian tác động khá dài.

Khi vòng tránh thai được đặt vào tử cung, nó sẽ phát huy tác dụng bằng cách tạo ra môi trường không thuận lợi để ngăn cản trứng và tinh trùng gặp nhau, đồng thời cản trở phôi trứng đã được thụ tinh không thể bám vào tử cung phát triển.

Một quy trình đặt vòng tránh thai thường diễn ra các bước như sau:

– Bước 1: Vòng tránh thai được gấp nhỏ và đặt vào một ống nhỏ có piston làm từ chất liệu nhựa rất nhỏ (đường kính chỉ bằng que diêm). Sau đó, ống này được đưa vào buồng tử cung thông qua đường âm đạo.

– Bước 2: Bác sĩ sẽ dùng lực nhẹ để đẩy vòng tránh thai vào tử cung. Khi đã vào bên trong tử cung, vòng tránh thai sẽ tự động mở ra trở về kích thước ban đầu.

– Bước 3: Bác sĩ rút ống nhỏ có piston ra khỏi tử cung, sau đó cắt sợi dây của vòng tránh thai (chỉ để lại khoảng 5cm bên ngoài cổ tử cung để tiện cho việc kiểm tra vị trí vòng về sau).

Đặt vòng tránh thai

Đặt vòng tránh thai

Quy trình đặt vòng tránh thai diễn ra tương đối đơn giản và nhanh chóng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng vòng tránh thai là một dụng cụ lạ từ bên ngoài xâm nhập vào tử cung, vì vậy nếu quy trình diễn ra không cẩn thận, nó có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây hại, từ đó dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như viêm nhiễm vùng chậu, viêm buồng trứng, viêm phần phụ,… thậm chí là vô sinh hoặc khó có thai.

Các chuyên gia khuyến cáo, khi chị em quyết định sử dụng vòng tránh thai thì nên lựa chọn một cơ sở y tế uy tín đầy đủ giấy phép, trang thiết bị hiện đại và đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa phụ sản kinh nghiệm để đảm bảo sức khỏe cũng như đạt hiệu quả tối đa từ vòng tránh thai.

Giải đáp: 18 tuổi có đặt vòng tránh thai được không?

Rất nhiều phụ nữ trẻ tuổi có mong muốn tránh thai đặt ra câu hỏi liệu 18 tuổi có đặt vòng tránh thai được không bởi tuy đây là một phương pháp an toàn nhưng nó có thể tiềm ẩn rủi ro cho sức khỏe sinh sản trong tương lai nếu thực hiện tại cơ sở y tế kém chất lượng hoặc có quy trình đặt vòng không đảm bảo tiêu chuẩn y tế.

Các chuyên gia cho biết, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản từ 18 đến 49 đều có thể xem xét việc sử dụng vòng tránh thai để ngăn ngừa thai kỳ. Tuy nhiên, nếu chị em rơi vào một số những trường hợp sau đây thì nên cân nhắc đến việc sử dụng phương pháp khác không sử dụng vòng tránh thai để đảm bảo an toàn sức khỏe sinh sản và hạn chế được các biến chứng nghiêm trọng:

18 tuổi có đặt vòng tránh thai được không?

18 tuổi có đặt vòng tránh thai được không?

✜ Đang mang thai hoặc nghi ngờ bản thân có thai

✜ Chưa từng sinh con hoặc có nhu cầu sinh con trong tương lai

✜ Đã mắc hoặc có nguy cơ cao mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục

✜ Có tình trạng chảy máu âm đạo bất thường (ngoài kỳ kinh nguyệt)

✜ Mắc các bệnh nghiêm trọng liên quan đến đường sinh dục (ung thư tử cung hoặc ung thư cổ tử cung)

✜ Có dị tật bẩm sinh ở tử cung hoặc từng phẫu thuật phá thai với sẹo ở tử cung.

✜ Đang điều trị hoặc từng có tiền sử mắc bệnh ung thư vú (việc sử dụng vòng tránh thai nội tiết trong trường hợp này là không thích hợp)

✜ Đối với trường hợp có tiền sử mang thai ngoài tử cung, có thể đặt vòng tránh thai nhưng cần theo dõi và đánh giá kỹ lưỡng trước khi sử dụng.

✜ Có tình trạng rối loạn đông máu, bệnh van tim, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, bệnh về thần kinh (gây khó khăn khi theo dõi đặt vòng), sa sinh dục độ II hoặc III,…

✜ Tiền sử bị dị ứng đồng, mắc bệnh Wilson hoặc có vấn đề bất thường trong quá trình hấp thu, chuyển hóa đồng,… không nên đặt vòng tránh thai chứa đồng.

Để xác định bản thân có phù hợp với việc sử dụng vòng tránh thai hay không cũng như xác định xem có nằm trong những trường hợp không nên sử dụng vòng tránh thai hay không, chị em phụ nữ nên trao đổi cụ thể với bác sĩ chuyên khoa, đồng thời lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để đảm bảo sức khỏe và quá trình đặt vòng diễn ra thuận lợi nhất. Nếu không phù hợp với phương pháp đặt vòng, bác sĩ có thể khuyến nghị chị em sử dụng phương pháp thay thế khác phù hợp hơn.

Một số lưu ý cần biết khi đặt vòng tránh thai lúc 18 tuổi

Những lưu ý khi đặt vòng tránh thai lúc 18 tuổi

Những lưu ý khi đặt vòng tránh thai lúc 18 tuổi

♦ Sớm điều trị triệt để các vấn đề viêm nhiễm hoặc bệnh lý phụ khoa trước khi tiến hành đặt vòng tránh thai.

♦ Lựa chọn cơ sở y tế uy tín để đặt vòng tránh thai để đảm bảo chất lượng phục vụ và quy trình thực hiện đặt vòng diễn ra an toàn hiệu quả.

♦ Tốt nhất tiến hành đặt vòng sau khi vừa sạch kinh và đã kiêng cử quan hệ tình dục trước đó. Lúc này, cổ tử cung sẽ mở ra một chút, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đặt vòng, giảm đau rát và nguy cơ chảy máu sau khi thực hiện.

♦ Sau khi đặt vòng, phụ nữ cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ về việc vận động và thời gian nghỉ ngơi phù hợp nhằm hạn chế tình trạng vòng bị lệch hoặc rơi ra khỏi vị trí đã đặt.

♦ Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và tuân thủ theo lịch tái khám đã hẹn để đảm bảo sức khỏe an toàn sau đặt vòng, từ đó tránh các biến chứng không mong muốn.

♦ Tránh quan hệ tình dục từ 7 đến 10 ngày sau khi đặt vòng để không ảnh hưởng đến vị trí vòng và giúp khu vực tử cung sớm ổn định.

♦ Nếu có bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào xảy ra, phụ nữ cần tới bệnh viện để bác sĩ kiểm tra sức khỏe, tình trạng vòng và đưa ra chỉ định can thiệp thích hợp.

♦ Hiệu quả của vòng tránh thai sẽ có giới hạn thời gian sử dụng (tùy thuộc loại vòng), vì vậy khi đến thời điểm cần tháo vòng, phụ nữ nên tiến hành thảo bỏ vòng tại cơ sở y tế đã thực hiện đặt vòng trước đó hoặc ở bệnh viện chuyên khoa. Các trường hợp phụ nữ không đảm bảo sức khỏe hoặc mắc các bệnh cấp tính, bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể về thời điểm tháo vòng phù hợp.

Trên đây là phần giải đáp cho câu hỏi: “18 tuổi có đặt vòng tránh thai được không?”, hy vọng đội ngũ Phòng khám Đa khoa Hữu Nghị Đà Nẵng của chúng tôi đã giúp bạn đọc và chị em phụ nữ quan tâm theo dõi hiểu rõ được vấn đề này.

Nếu còn bất kỳ câu hỏi thắc mắc nào quan tâm, xin bạn vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại Hotline: 039 957 5631 hoặc bảng chat online này: >>Tư Vấn Trực Tuyến<<, đội ngũ nhân viên y tế của phòng khám sẽ tư vấn miễn phí cho bạn trong thời gian ngắn nhất.